Cận cảnh đồng hồ Patek Philippe 5004 Perpetual Calendar Chronograph  

19/01/2024
chronograph
Kiến thức
lịch vạn niên
Review
Đồng hồ Patek Philippe

Cận cảnh đồng hồ Patek Philippe 5004 Perpetual Calendar Chronograph  

Được giới thiệu vào năm 1996, Patek Philippe 5004 Perpetual Calendar Chronograph là một chiếc đồng hồ đeo tay đặc biệt phức tạp. Bàn đến độ phức tạp của mẫu này thì có tin rằng, nhà sản xuất hàng đầu trong giới mỗi năm cũng chỉ có thể cung cấp 12 chiếc Patek Philippe 5004 hàng năm trong suốt quá trình 15 năm sản xuất. Vào năm 2011, thương hiệu đã thông báo sẽ phát hành một lô đồng hồ Patek Philippe 5004 bằng thép không gỉ cuối cùng để kết thúc loạt đồng hồ này, và sẽ giới thiệu mẫu đồng hồ mới thay thế, có bộ máy in-house. Như vậy, tính cả mẫu Patek Philippe 5004 độc bản dành cho sự kiện Only Watch 2013, chỉ có khoảng 250 chiếc Patek Philippe 5004 được tạo ra trong suốt ngần ấy năm.

Hiện tại, về mặt thẩm mỹ, Patek Philippe 5004 vẫn được xem là một thiết kế đồng hồ phức tạp đẹp mắt và là một trong những chiếc Patek đương đại đáng sưu tầm nhất. Có thể khẳng định, ngay cả khi không hề quá hiếm, một chiếc đồng hồ Patek Philippe vẫn luôn là một chiếc đồng hồ hoàn hảo. Mẫu đồng hồ có trong bài viết này là một chiếc Patek Philippe 5004G bằng vàng trắng, có mặt số màu đen. Trong số tất cả các mẫu kim loại quý được sản xuất, phiên bản Patek Philippe 5004 vàng vàng là loại phổ biến nhất, tiếp theo là vàng hồng, bạch kim và vàng trắng, hiếm nhất với 50 chiếc đồng hồ cuối dòng được sản xuất bằng thép không gỉ.

Xuất thân từ một dòng đồng hồ bấm giờ lịch vạn niên ấn tượng, mẫu 5004 còn được gọi là phiên bản hiện đại của chiếc 2499 trong khi lại giống với mẫu 3970 về mặt cấu trúc vỏ và khả năng lên tay. Trên thực tế, Patek Philippe 5004 là một thiết kế phức tạp hơn cả, có lịch vạn niên, có chức năng chronograph, nhưng đó lại là Split Seconds Chronograph, hay còn được biết đến với thuật ngữ rattrapante, phức tạp hơn ref. 3970, 2499 hay cả ref. 1518.

Đồng hồ có chức năng Split Seconds Chronograph về cơ bản sẽ tặng bạn hai bộ bấm giờ trên cùng một bộ máy. Ví dụ: nếu bạn đang trong một cuộc đua xe theo từng vòng, khi bạn kích hoạt đồng hồ, cả hai kim chronograph sẽ bắt đầu cùng lúc, và khi bạn nhấn vào nút bấm, một kim sẽ dừng lại trong khi kim còn lại vẫn sẽ tiếp tục chạy. Như vậy bạn có thể theo dõi thời gian di chuyển của một vật sau một vòng trong khi vẫn tiếp tục tính toán thời gian di chuyển của vật đó sau hai vòng. 

Nó rất hữu ích, nhưng đồng thời với đó, xây dựng bộ máy cơ học cho một chiếc đồng hồ Split Seconds Chronograph luôn là một thách thức với bất kỳ nhà sản xuất đồng hồ nào. Thêm vào đó, Patek Philippe 5004 còn có chức năng lịch vạn niên và lịch tuần trăng cho biết ngày, thức, tháng, năm nhuận và lịch tuần trăng. Vào năm 1996, Patek Philippe đã tạo ra một chiếc đồng hồ như vậy, gói gọn nó trong bộ vỏ 37mm. Mà trên thực tế, các đường nét của vỏ cũng như cấu trúc trên mặt số khiến Patek Philippe 5004 không bị lỗi thời trong thời điểm hiện tại.

Là một người say mê những chiếc đồng hồ Perpetual Calendar Chronograph của Patek Philippe, bạn sẽ thấy mặt số của chiếc ref. 5004 cũng chịu ảnh hưởng nhiều từ tiền nhân: ref. 1518 với bố cục gồm ba mặt số phụ được đặt ở vị trí 3, 6 và 9 giờ và các ô cửa sổ báo lịch. Các cọc số trên chiếc đồng hồ này là dạng que có một đầu nhọn. Mà theo đơn vị đấu giá Phillips, chiếc ref. 5004G-015 này mới là mẫu thứ 9 có cọc số baton lộ diện rộng rãi trên thị trường chung.

Một trong những tác phẩm kinh điển vĩ đại của lịch sử Patek Philippe hiện đại, ref. 5004 được sản xuất từ ​​​​năm 1994 đến năm 2011. Đây là chiếc đồng hồ đeo tay bấm giờ lịch vạn niên đầu tiên được Patek Philippe sản xuất hàng loạt với tính năng chronograph chia giây. Cùng với model 5070 và 5970, đây là mẫu Patek Philippe cuối cùng sử dụng bộ máy dựa vào “Nouvelle Lemania”. Cụ thể từ một bộ máy của nhà sản xuất Lemania, Patek Philippe đã phát triển CHR 27-70 Q phù hợp với vỏ đồng hồ ref. 5004.

Đó là một công đoạn phát triển không mấy dễ dàng, mà theo chủ tịch của thương hiệu lúc đó, ngài Philippe Stern chia sẻ rằng "Vấn đề là Lemania 2310 hay CH 27 chưa bao giờ được thiết kế để trở thành đồng hồ bấm giờ chia giây. Chúng tôi gặp phải hai thách thức lớn. Đầu tiên là bánh răng gắn với tất cả các kim - giờ, phút, giây bấm giờ và chia giây – đều được chế tạo trong thời gian lâu hơn. Ngay cả một sai sót nhỏ nhất cũng có thể dễ dàng làm cong bánh răng này. Và điều thứ hai là CH 27 sẽ gặp phải hiện tượng nhiễu rattrapante mỗi khi chức năng chia giây được kích hoạt." Vấn đề này cuối cùng đã được giải quyết bằng cách đưa vào một bộ cách ly, giúp nâng con lăn rattrapante ra khỏi cam hình tim và chỉ kết nối cả hai khi chức năng chia giây được giải phóng. Cuối cùng CHR 27-70 Q xuất hiện với khả năng dự trữ năng lượng trong 60 giờ và khả năng bấm giờ nhịp nhàng.

Được nhiều người coi là một trong những mẫu đương đại đáng mơ ước nhất của Patek Philippe, sự kết hợp giữa ánh sáng tinh tế của vàng trắng, độ hiếm và sự hoàn thiện khiến đây trở thành một sản phẩm đặc biệt dành cho những nhà sưu tập sành điệu.

chronograph
Kiến thức
lịch vạn niên
Review
Đồng hồ Patek Philippe
Zalo