Đồng hồ Breguet Classique 3357BB/12/986

Giá liên hệ

Giới thiệu Đồng hồ Breguet Classique 3357BB/12/986

Đồng hồ Breguet Classique 3357BB/12/986Đồng hồ Breguet Classique 3357BB/12/986Đồng hồ Breguet Classique 3357BB/12/986Đồng hồ Breguet Classique 3357BB/12/986Đồng hồ Breguet Classique 3357BB/12/986Đồng hồ Breguet Classique 3357BB/12/986Đồng hồ Breguet Classique 3357BB/12/986

Xem thêm
Thu gọn

Thông số kỹ thuật Đồng hồ Breguet Classique 3357BB/12/986

Tình trạng đã qua sử dụng, độ mới cao
Phụ kiện không
Kích thước mặt, Size 35mm
Xuất xứ Breguet - Thụy Sĩ
Ref 3357BB/12/986
Movement hand-wound, Cal 558T
Chất liệu vàng trắng 18k
Chức năng giờ, phút, lồng tourbillon
Chống nước 30m
Dự trữ 50h

Đánh giá Đồng hồ Breguet Classique 3357BB/12/986

Một ngày thực tập tại “Atelier” cùng thương hiệu đồng hồ Kudoke

Một ngày thực tập tại “Atelier” cùng thương hiệu đồng hồ Kudoke

Đăng bởi Nguyễn Hiệp

Sẽ thật dễ dàng nếu có ý tưởng cho một bài viết, thế nhưng cho tới lúc ngồi trên chuyến tàu tới Dresden tôi vẫn chưa biết mình nên bắt đầu từ đâu.  

Trống rỗng

Trong chuyến công tác tới Châu Âu hồi đầu tháng 9 bên cạnh việc tham gia sự kiện Geneva Watch Days, lịch trình của tôi có bao gồm một chuyến thăm quan đến xưởng chế tác của nghệ nhân người Đức đã đạt giải GPHG - Ngài Stefan Kudoke. Hạ cánh sau chuyến bay dài 12 tiếng từ thủ đô Hà Nội, thành phố Frankfurt chào đón tôi bằng cơn mưa nhẹ và thời tiết đậm chất thu rất dễ chịu. Tôi di chuyển ra Ga Trung Tâm thành phố để đi tàu tới Dresden, như thường lệ tôi tự thưởng cho mình ly double espresso quen thuộc và bài hát yêu thích của The Beatles - Norwegian Wood. 

Trên chuyến tàu di chuyển tới Dresden, đầu óc tôi vẫn là một tờ giấy trắng. Thành thực mà nói, thật khác với mọi khi, tôi vẫn chưa biết mình sẽ đặt những câu hỏi nào hay chủ đề chính là gì khi gặp lại ngài Stefan Kudoke. Những suy nghĩ vẩn vơ không hồi kết khiến tôi ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Trong giấc mơ, hình ảnh của ngài Günter Blümlein tái sinh thương hiệu A Lange & Söhne - thương hiệu được xem là danh giá nhất tại Đức trong thời điểm hiện tại hiện lên rất rõ ràng và chân thực như tôi đang tham dự sự kiện năm 1994 tại Lâu đài Dresden. Và tôi đã biết địa điểm cần đến trước khi gặp gỡ thương hiệu Kudoke đó chính là “Royal Palace” (Residenzschloss) hay Lâu đài Dresden / Cung điện Hoàng gia. 

Ngài Günter Blümlein tái sinh thương hiệu A Lange & Söhne tại Lâu đài Dresden / Cung điện Hoàng gia năm 1994. 

Dresden chiều hôm đó mưa nặng hạt nhưng không cản bước tôi đến Lâu đài Dresden - Cung điện hoành tráng được xây dựng và hiện nay là bảo tàng với những khán phòng rộng lớn, chứa đựng nhiều hiện vật. Có rất nhiều thứ tuyệt vời được làm từ ngà voi, bạc, vàng, hổ phách và đá quý,... Nhưng thứ thu hút sự chú ý của tôi lại là những bộ giáp, những món vũ khí hàng trăm năm tuổi được chạm khắc và hoàn thiện vô cùng tinh xảo được trưng bày ở những vị trí trang trọng. 

Tôi tự hỏi tại sao những món đồ chỉ phục vụ cho một số mục đích cụ thể lại được làm cầu kỳ và tốn công sức đến như vậy?

Hình ảnh từ chính tác giả

À, không phải đồng hồ cũng chỉ là công cụ để đo đếm thời gian thôi sao? Có những chiếc đồng hồ cổ điển hàng chục năm, thậm chí hàng trăm năm trở thành trân bảo, được người ta cất giữ cẩn thận từ đời này qua đời khác. Vậy điều gì khiến cho một cỗ máy đếm thời gian của nghệ nhân Abraham Louis Breguet, hay của nghệ nhân George Daniels đến bây giờ vẫn còn hấp dẫn, mang vẻ đẹp sống mãi với thời gian như vậy? Làm sao để những chiếc đồng hồ được trân trọng sau nhiều năm, để nhiều thế hệ sau phải trầm trồ như tôi đang lúc này đây. Tôi chợt mỉm cười.

Độ hoàn thiện - đó là câu trả lời cho chủ đề buổi gặp gỡ với thương hiệu Kudoke

Ngày nay, những người thợ đồng hồ cũng rất biết cách đưa linh hồn vào trong một tác phẩm của họ. Có những người lựa chọn cách thức tạo ra một mặt số đồng hồ của riêng họ, có người bắt đầu với chế tạo bộ máy hay làm mới lại bộ vỏ đồng hồ cổ điển theo cách hiện đại. Và có người như ngài Stefan Kudoke, tạo ra điểm nhấn cho tác phẩm bằng việc áp dụng những kỹ thuật hoàn thiện mà mình thành thạo nhất ở cả mặt số và bộ máy. Thương hiệu Kudoke có hai tác phẩm nổi bật với kiểu dáng cổ điển: Kudoke 1Kudoke 2. Cả hai mẫu đều đánh dấu sự khác biệt rõ rệt so với những chiếc đồng hồ trước đó của thương hiệu Kudoke cả về thiết kế, độ hoàn thiện và giá cả. Chiếc đồng hồ Kudoke 2 có một năm ra mắt đáng nhớ khi chiến thắng hạng mục Petite Aiguille - hạng mục dành cho đồng hồ có giá dưới 10.000 CHF - tại Grand Prix d'Horlogerie de Genève (GPHG) 2019. 

Mặc dù Ngài Stefan Kudoke không giống như nhiều đồng nghiệp của mình, không xuất thân từ một gia đình có truyền thống lâu đời về chế tạo đồng hồ nhưng ông đã dành gần như toàn bộ sự nghiệp chuyên môn của mình cho hoạt động chế tạo đồng hồ. Sau khi hoàn thành chương trình học việc một cách xuất sắc ở tuổi 21, ngài Stefan bắt đầu làm việc cho nhà máy sản xuất đồng hồ Glashütte Original nổi tiếng ở Glashütte. Chỉ một năm sau, ông đã nhận được Chứng chỉ Thợ thủ công bậc thầy. Sau khi “đi thật xa để trở về”, cụ thể là làm việc với tư cách là nghệ nhân chế tác của thương hiệu Breguet, BlancpainOmega, ngài Stefan Kudoke quyết định thực hiện ước mơ ấp ủ từ lâu. Nghệ nhân Stefan và bà Ev Kudoke bắt đầu cuộc hành trình chế tác đồng hồ của cả hai.

Tôi đến với xưởng đồng hồ của nghệ nhân Stefan vào sáng hôm sau buổi tham quan cung điện hoàng gia. Đó thực sự là một xưởng chế tạo đồng hồ rất xinh đẹp, ngăn nắp, gọn gàng được đặt trong ngôi làng Weifa yên bình chỉ có khoảng 700 dân cư. Hôm nay là ngày thứ 3 Weifa có mưa phùn, thời tiết mát mẻ trong lành và vô cùng sảng khoái. Trụ sở của Kudoke được trang bị đầy đủ máy móc và công cụ cần thiết để hoàn thành một chiếc đồng hồ hoàn chỉnh. Những nghệ nhân ở đây chào đón tôi bằng rất nhiều nụ cười thân thiện và trừu mến.  

Ngài Stefan và bà Ev Kudoke là những người giản dị, khiêm tốn và hòa nhã. Cả hai đưa tôi tham quan "Altelier" và thậm chí tôi còn thử sức vào các công đoạn hoàn thiện những chi tiết trên cỗ máy đồng hồ. Thế nhưng, chế tác đồng hồ cũng giống với câu nói “Nấu ăn thì dễ, nhưng nấu ra những món ngon lại không phải chuyện đơn giản". Và tôi đã có một ngày đáng nhớ khi làm "thực tập viên" tại xưởng chế tác của nghệ nhân Stefan Kudoke. Có nhiều kỹ thuật phức tạp để hoàn thiện chiếc đồng hồ Kudoke, tuy nhiên tôi đã lựa chọn ba phương pháp mà tôi yêu thích và thường xuyên viết bài về những phương pháp hoàn thiện này, đó là: chạm khắc (Engraving), hoàn thiện bề mặt của bánh xe cóc (Ratchet Wheel) và vát cạnh đánh bóng (Anglage). 

Chạm khắc

Ngày nay, dòng sản phẩm của Kudoke về cơ bản bao gồm hai bộ sưu tập: dòng HANDwerk và dòng KUNStwerk. Đúng như tên gọi (ít nhất là đối với những người thành thạo tiếng Đức), HANDwerk sẽ thể hiện rất rõ về chuyên môn chế tạo đồng hồ của Kudoke, gồm những chiếc Kudoke 1, Kudoke 2 và Kudoke 3. Lấy cảm hứng từ những chiếc đồng hồ bỏ túi lịch sử của Anh, bộ máy “Kaliber 1” mới là tâm điểm để ngài Stefan sáng tạo. Mặt khác, bộ sưu tập KUNSTwerk tập trung vào yếu tố chạm khắc và skeleton. KUNSTwerk  là bộ sưu tập có trước, và nó thể hiện rất rõ niềm đam mê chạm khắc của ngài Stefan. Với HANDwerk, cụ thể là bộ máy Kaliber 1, ngài Stefan đã tiết chế yếu tố được chạm khắc, khiến nó cân bằng hơn trong những tác phẩm đếm thời gian của mình. Ví dụ với chiếc Kudoke 2 đạt giải GPHG năm 2019, phần đĩa báo giờ sáng/ tối có hai nửa mặt trăng/mặt trời được ông thể hiện rất đẹp mắt và nổi bật hẳn so với phần diện tích đơn giản còn lại của mặt số.

Trong khi mặt đáy đồng hồ là lớp hoàn thiện mờ bao quanh cầu máy, cầu cân bằng được khắc thủ công, và phần bánh cóc (Ratchet Wheel) được làm vân xoáy ốc - một phong cách rất Anh quốc, thay vì bộ máy của vùng Saxon như chúng ta đã biết.

Bước 1: Phác thảo hình khắc bằng bút

Bước tiếp theo: Dùng dùi tạo ra hình khắc mong muốn

Hình ảnh chi tiết sau hoàn thiện

Trải nghiệm công đoạn chạm khắc

Tự tay hoàn thiện bánh cóc (ratchet wheel)

Bánh cóc là bộ phận trên cùng của hộp cót, được bắt vít vào trục của hộp cót. Khi đồng hồ được lên cót, bánh cóc sẽ quay và cuộn chặt dây cót. Nhiệm vụ của bánh cóc là truyền năng lượng sang cuộn dây cót. Và tiếng lạch cạch bạn nghe thấy khi lên cót cho đồng hồ (qua núm vặn) là tiếng mà bánh cóc tạo ra.

Đây là hai hình ảnh bánh cóc do ngài Stefan Kudoke thực hiện và do tôi thực hiện. Các bạn có đoán đâu là tác phẩm của ngài Stefan không?

Ngài Stefan Kudoke sẽ làm mọi công đoạn để tạo ra một bánh cóc hoàn chỉnh: từ bánh xe mới được cắt và xẻ cho đến quá trình hoàn thiện bề mặt bằng vân xoáy ốc hai tầng. Như hình ảnh được nghệ nhân Stefan vẽ ở bảng trắng phía sau, chúng ta cần đưa dụng cụ vào sát phần trụ của bánh xe để làm vân xoắn ốc lần thứ nhất, sau đó từ phần rìa của bánh cóc chúng ta tạo ra đường xoắn ốc tầng số 2. Về lý thuyết rất đơn giản, nhưng thực hiện thì "dễ vô cùng". Ngoài tay nghề thì tâm trạng của nghệ nhân cộng với may mắn sẽ tạo ra được những chi tiết với độ hoàn thiện cao như những bức hình quý vị chiêm ngưỡng dưới đây. Quá trình này không giống những thương hiệu truyền thống sản xuất công nghiệp, chi tiết bánh cóc đa phần được đưa vào máy hoàn thiện chải xước tia mặt trời (Sunburst) với số lượng hàng trăm thậm chí hàng ngàn trong thời gian ngắn. 

Vát cạnh (Anglage) 

Cũng trong nỗ lực tạo ra dấu ấn riêng trong ngành chế tạo đồng hồ của ngài Stefan là tạo ra càng nhiều chi tiết thủ công nhất. Người nghệ nhân sẽ dành ra hàng giờ để vát cạnh cho các chi tiết máy. Vát cạnh hay chúng ta có thể tìm kiếm dễ dàng hơn với thuật ngữ “anglage". Trong ngành đồng hồ, anglage mô tả một góc vát nghiêng hay kỹ thuật vát nghiêng. Chắc chắn rồi, cắt góc bằng tay là một kỹ thuật mất nhiều công sức. Ban đầu, người thợ đồng hồ sử dụng máy vát cạnh thông thường để dũa sau đó đem linh kiện đi đánh bóng thủ công. Đây là công việc cần trau dồi những kĩ năng qua nhiều năm tháng, và theo như nghệ nhân Stefan Kudoke có chia sẻ chúng ta cũng cần may mắn để những chi tiết được hoàn thiện một cách xuất sắc. Quý bạn đọc có nhận ra đâu là tác phẩm của tôi hoàn thiện không? 

Nghe mô tả có vẻ đơn giản, nhưng với một người thợ đồng hồ, việc vát cạnh cần đảm bảo: các mép vát đều, có độ rộng bằng nhau với hai cạnh chạy song song bất kể chiều dài. Đường viền càng kéo dài, thì càng khó đối với người thợ đồng hồ để duy trì độ đều đặn. Không chỉ đường vát bao quanh linh kiện đều nhau, mà nó còn phải đều với linh kiện, bộ phận kế bên. Bạn hãy tin rằng, không phải vô tình mà những đường vát này xuất hiện bên trong một chiếc đồng hồ, mà nó còn thể hiện kỹ năng riêng của người thợ đồng hồ.

Trải nghiệm hoạt động "vát cạnh"

Tổng kết: Khác với những thương hiệu sản xuất công nghiệp, yếu tố máy móc và quy trình tạo nên gần hết một chiếc đồng hồ hoàn chỉnh thì còn đâu đó những thương hiệu đồng hồ độc lập có số lượng sản xuất dưới 200 chiếc đồng hồ/ năm với tính chất thủ công cao, yếu tố con người được đặt lên hàng đầu như thương hiệu Kudoke. Tôi đã học được rất nhiều kiến thức về đồng hồ cũng như những triết lý về sản phẩm từ nghệ nhân Stefan và phu nhân Ev Kudoke, rất mong sẽ sớm quay lại Weifa một ngày nắng đẹp.

Dưới đây là hình ảnh đồng hồ Kudoke 2, mời quý bạn đọc cùng chiêm ngưỡng:  

***

One day internship at 'Atelier' with the Kudoke brand

It would be easy to have an idea for an article, but until I sat on the train to Dresden, I still did not know where to start.

Empty

During a business trip to Europe in early September, in addition to participating in the Geneva Watch Days event, my schedule included a visit to the workshop of GPHG award- German winning artisan - Mr. Stefan Kudoke. Landed after a 12-hour flight from the capital Hanoi, Frankfurt welcomed me with light rain and a pleasant autumn weather. I moved to the City Central Station to take the train to Dresden. As usual, I rewarded myself with a familiar double espresso and my favorite song by The Beatles - Norwegian Wood.

On the train to Dresden, my mind was still a blank paper. Honestly, unlike usual, I still do not know what questions I would have asked or what the main topics when I met Mr. Stefan Kudoke again. These endless thoughts made me fall asleep without even realizing it. In the dream, the image of Mr. Günter Blümlein rebirthing the A Lange & Söhne brand - the brand considered the most prestigious in Germany at the present time appeared clearly and realistically as I attended the event in the year 1994 at Dresden Castle. And I knew the place to go before meeting the Kudoke brand was "Royal Palace" (Residenzschloss) or Dresden Castle / Royal Palace.

Mr. Günter Blümlein reborn the A Lange & Söhne brand at Dresden Castle/Royal Palace in 1994

Although, Dresden that afternoon was raining heavily, it did not stop me from going to Dresden Castle - a majestic palace and now a museum with large auditoriums, containing many artifacts. There are many wonderful things that made from ivory, silver, gold, amber and precious stones, etc. But what attracted my attention were the armor, the hundreds year old-carved weapons, extremely sophisticated engraving and finishing, are displayed in solemn positions.

I wonder why items that only served a specific purpose are made so elaborately and with so much effort?

Images from the author himself

Well, are not watches just the tools to measure time? There are some classic watches that have been around for decades, even hundreds of years, and have become treasures, carefully kept by people from generation to generation. So what makes a timepiece made by artist Abraham Louis Breguet, or by artist George Daniels, still so attractive and with such timeless beauty? How can watches be appreciated after many years, so that many generations will come and admire them like I am right now. I suddenly smiled.

Perfection - that is the answer to the topic of the meeting with the Kudoke brand

Nowadays, watchmakers also know how to put soul into their work. There are those who choose to create their own watch dial, while others start by creating a movement or renovating a classic watch case in a modern way. And there are people like Mr. Stefan Kudoke, who creates a highlight for the work by applying the finishing techniques that he is most proficient in on both the dial and the movement. The Kudoke brand has two outstanding works with classic designs: Kudoke 1 and Kudoke 2. Both models marked a clear difference from previous watches of the Kudoke brand in both design and quality, finish and price. The Kudoke 2 watch had a memorable launching year when it won the Petite Aiguille category - the category for watches priced under 10,000 CHF - at the Grand Prix d'Horlogerie de Genève (GPHG) 2019.

Although Sir Stefan Kudoke, unlike many of his colleagues, does not come from a family with a long tradition of watchmaking, he has devoted almost his entire professional career to watchmaking .After completing his apprenticeship at age 21, Mr. Stefan began working for the famous Glashütte Original watch factory in Glashütte. Just a year later, he received his Master Craftsman Certificate. After "going far to return", specifically working as a craftsman for the Breguet, Blancpain and Omega brands, Mr. Stefan Kudoke decided to realize his long-cherished dream. Artist Stefan and Mrs. Ev Kudoke began their watchmaking journey.

I went to artist Stefan's watch workshop in the morning after the tour of the royal palace. It was truly a beautiful, neat and tidy watch factory located in the peaceful village of Weifa with only about 700 inhabitants. Today is the third day Weifa has had drizzle, the weather was cool, fresh and extremely refreshing. Kudoke's headquarters is fully equipped with the machineries and necessary tools to complete a watch. The artisans here welcomed me with many friendly and affectionate smiles.

Sir Stefan and Mrs. Ev Kudoke are simple, humble and gentle people. They both took me to visit "Altelier", and I even tried my hand at completing the details on the watch movement. However, watchmaking is similar to the sentence "Cooking is easy, but making delicious dishes is not simple". And I had a memorable day as an "intern" at the factory. There are many complex techniques for finishing a Kudoke watch, I chose three methods that I love and regularly write about the finishing methods: Engraving, Ratchet wheel, and Anglage.

Engraving

Today, Kudoke's product line essentially consists of two collections: the HANDwerk line and the KUNStwerk line. As the name suggested (at least for those fluent in German), HANDwerk will clearly showcase Kudoke's watchmaking expertise, including the Kudoke 1, Kudoke 2 and Kudoke 3. Inspired by Historical British pocket watches, the “Kaliber 1” movement is the focus of Mr. Stefan's creativity. On the other hand, the KUNSTwerk collection focuses on carved and skeleton elements. KUNSTwerk is the collection that came first, it clearly shows Mr. Stefan's passion for engraving. With the HANDwerk, specifically the Kaliber 1 movement, Mr. Stefan has moderated the engraved element, making it more balanced in his timekeeping works. For example, with the Kudoke 2, which won the GPHG award in 2019, the morning/evening hour part with two halves of the moon/sun was displayed beautifully and stood out compared to the remaining simple area of the dial.

While the bottom of the watch is a matte finish surrounding the movement bridge, the balance bridge is hand-engraved, and the Ratchet Wheel is spiral-patterned - a very British style, instead of a German movement from Saxon region as we know it.

Step 1: Sketch the engraving with a pen

Next step: Use an awl to create the desired engraving

Detailed images after completion

Experience the carving process

Finishing the ratchet wheel yourself

The ratchet wheel is the top part of the barrel, screwed to the shaft of the barrel. When the watch is wound, the ratchet wheel rotates and tightly winds the mainspring. The task of the ratchet wheel is to transfer energy to the mainspring. And the rattling sound you hear when winding the watch (through the crown) is the sound the ratchet wheel makes.

Here are two ratchet images by Mr. Stefan Kudoke and by me. Can you guess which one is Mr. Stefan's work?

Mr. Stefan Kudoke did every steps to create a complete ratchet wheel: from the newly cut and sawed wheel to the two-layer spiral surface finishing process. As the image drawn by artist Stefan on the whiteboard behind, we need to bring the tool close to the cylinder of the wheel to make the spiral pattern for the first time, then from the edge of the ratchet we create the spiral line floor number 2. In theory it is very simple, but in practice it is extremely hard. In addition to craftsmanship, the artist's mood combined with luck will create details with high perfection like the pictures you can have a look below. This process is not like traditional industrial production brands, most of the ratchet parts are put into the sunburst finishing machine in quantities of hundreds or even thousands in a short time.


Anglage

Also Mr. Stefan's effort to create his own mark in the watchmaking industry is to create as many handmade details as possible. The artisan will spend hours chamfering the machine parts. Chamfering or we can find it more easily with the term “anglage". In the watch industry, anglage describes a beveled angle or beveling technique. Sure, cutting corners by hand takes a lot of effort. Initially, the watchmaker used a regular beveling machine to file and then polished the components by hand. This is a job that requires honing skills over many years, and according to the art of Stefan Kudoke shared that we also need luck so that the details are completed excellently. Readers, do you recognize where my work is completed?

It sounds like a simple description, but for a watchmaker, chamfering needs to be ensured: the beveled edges are even, of equal width with the two edges running parallel regardless of length. The longer the bezel extends, the more difficult it is for the watchmaker to maintain regularity. Not only must the beveled line around the component be even, but it must also be even with adjacent components and parts. Believe that it is not by accident that these beveled lines appear inside a watch, but it also shows the watchmaker's own skills.

My experience

In summary, unlike industrial production brands, where machinery and processes make up most of a completed watches, there are still independent watch brands with a production volume of less than 200 watches a year with high craftsmanship, human factors are given top priority like the Kudoke brand. I have learned a lot of knowledge about watches as well as product philosophies from artisan Stefan and his wife Ev Kudoke. I hope to return to Weifa soon on a beautiful sunny day.

Below is the pictures of the Kudoke 2 watch, viewers are invited to admire it:

07/05/2024
Là một thợ đồng hồ độc lập, Romain Gauthier có những ý tưởng riêng của mình

Là một thợ đồng hồ độc lập, Romain Gauthier có những ý tưởng riêng của mình

Đăng bởi Thu Huyền

Nhà sản xuất đồng hồ độc lập Romain Gauthier có cách kết hợp tuyệt vời giữa công nghệ và thiết kế để tạo ra những chiếc đồng hồ vừa là tác phẩm nghệ thuật vừa là thiết bị đếm thời gian chính xác. Trong 18 năm qua kể từ khi Romain Gauthier thành lập thương hiệu cùng tên của mình vào năm 2005, ông đã chế tạo các bộ phận trong bộ máy của riêng mình, phát triển không dưới bốn bộ máy nội bộ và ông cũng duy trì sản xuất thủ công, chỉ khoảng 60 chiếc đồng hồ mỗi năm - biến Romain Gauthier trở thành một trong những thương hiệu đồng hồ độc quyền nhất trên thế giới.  

Romain Gauthier đang thực hiện kỹ thuật anglage (vát cạnh bằng tay) tại xưởng chế tác của ông ở Vallée de Joux, trung tâm chế tạo đồng hồ nổi tiếng của Thụy Sĩ. Đây cũng là nơi sinh ra và lớn lên, nơi sự nghiệp của người nghệ nhân - Romain Gauthier bắt đầu.

Mặc dù có cả cha và mẹ đều là người trong ngành, nhưng ban đầu Romain Gauthier không quan tâm đến chế tạo đồng hồ. Trong cuộc phỏng vấn, Romain Gauthier đã chia sẻ “Tôi không muốn làm điều tương tự như những người khác” hay “Khi bạn là một doanh nhân, bạn có mong muốn trở nên khác biệt và bạn sẽ tìm ra con đường riêng cho mình.”

Tuy nhiên, cơ khí là một trong những đam mê của Romain Gauthier, bao gồm cả âm nhạc. Sáng tạo đầu tiên của người đàn ông này là một chiếc loa có âm siêu trầm, mà theo Romain Gauthier “Tôi không thể tìm thấy một chiếc mà tôi thích và đủ khả năng chi trả, vì vậy tôi đã tự chế tạo”. Chiếc loa ấy đến nay vẫn được Romain Gauthier sử dụng. 

Nhưng điều khác biệt nhất của Romain Gauthier với những người thợ đồng hồ khác là ông đã lấy bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh vào năm 2002 tại Trường Kinh doanh Lausanne, bằng cấp mà Romain Gauthier đã hoàn thành khi còn làm việc cho một nhà sản xuất phụ tùng đồng hồ địa phương. Luận án tốt nghiệp của ông Gauthier là một kế hoạch kinh doanh cho thương hiệu riêng của ông mà ông sẽ bắt đầu thực hiện ba năm sau đó.

Trọng tâm của Romain Gauthier là tạo ra những chiếc đồng hồ chất lượng hàng đầu với số lượng rất hạn chế, định hướng mà ông luôn duy trì khi doanh nghiệp phát triển. Ngày nay, thương hiệu Romain Gauthier chỉ sản xuất khoảng 60 chiếc đồng hồ mỗi năm.

Chiếc đồng hồ đầu tiên

Ngài Romain Gauthier giới thiệu chiếc đồng hồ đầu tiên tại hội chợ đồng hồ Baselworld 2007. Prestige HM 41mm lộ diện với bộ máy in-house của chính ông. Mẫu đồng hồ này có núm vặn đặt ở phía sau của đồng hồ, thay vì vị trí truyền thống chúng ta hay gặp trong khi đó mặt số lại có tính truyền thống hơn một chút là chỉ báo thời gian được đặt lệch tâm và có thêm trang trí bằng vân guilloche.

Romain Gauthier Insight Micro-Rotor, được tạo ra với số lượng giới hạn 10 chiếc, có vỏ bằng bạch kim và mặt số tráng men màu trắng 

Romain Gauthier yêu thích dành thời gian trong công đoạn hoàn thiện những chi tiết trong một chiếc đồng hồ. Ví như những cây cầu đều được ông vát bằng tay. Điều này cần tới 20 giờ làm việc. Hay những con vít nhỏ trên đồng hồ đều có gắn phù hiệu có thiết kế riêng, chính là dấu ấn của riêng ông Gauthier. Quan tâm đến từng chi tiết nhỏ, thổi hồn vào những cơ chế máy móc vốn vô tri là  điều khiến ông trở nên nổi tiếng trong ngành. William Asprey, chủ tịch của nhà bán lẻ William & Son ở London, cửa hàng duy nhất ở Anh có bán sản phẩm của ông Gauthier, đã ca ngợi thương hiệu bởi “sự hoàn thiện phi thường” và “những món đồ quý hiếm đã thu hút khách hàng của chúng tôi”.

Không dừng ở đó, ngài Romain Gauthier còn cung cấp các linh kiện chất lượng cao cho nhiều đơn vị khác, bao gồm cả Chanel. Được biết mối quan hệ đó xảy ra vào năm 2011 và cả hai bên liên quan đều từ chối công khai chi tiết. (Công chúng biết về quan hệ giữa Romain Gauthier và Chanel tại  Baselworld 2016, trong buổi giới thiệu cỗ máy Monsieur của Chanel - chiếc đồng hồ dành cho nam đầu tiên có bộ máy nội bộ).

Thành công lớn

Chiếc đồng hồ thứ ba của ông Gauthier, Logical One, đã giành được giải thưởng Grand Prix d'Horlogerie de Genève năm 2013. Với mẫu đồng hồ này, ngài Romain Gauthier đã giải quyết được trong những thách thức trong ngành đồng hồ là truyền năng lượng ổn định, không bị biến thiên bằng cách sử dụng cơ chế chain-and-fusée vốn đã rất phức tạp. Ngài Gauthier tiếp tục cải tiến lại cơ chế để có thể tìm thấy độ ổn định và nhất quán tốt nhất. Logical One được cung cấp với chất liệu bạch kim và vàng hồng với mức giá 139.000 CHF, nhưng 20 chiếc giới hạn cũng đã được bán hết từ lâu.

Thành công lớn từ việc đạt được nhiều thành tựu chế tạo đồng hồ không khiến ông Romain Gauthier quên đi tầm quan trọng của tấm bằng MBA. Ông cho rằng, nó thật sự cần thiết với mỗi người thợ đồng hồ trong giới chế tạo độc lập. “Thách thức lớn nhất đối với một thương hiệu là phải chuyên nghiệp. Các công ty lớn thành công vì họ quan tâm đến mọi vấn đề - không chỉ phát triển và sản xuất đồng hồ mà còn quảng bá, giao tiếp, đi khắp thế giới và gặp gỡ khách hàng. Tôi đã phải học cách cân bằng niềm đam mê của mình với công việc kinh doanh.”

Sky Sit, người đã thành lập Skolorr vào mùa hè năm 2017, một trang web chỉ bán đồng hồ do các công ty độc lập sản xuất (không có Romain Gauthier) cho biết, sự quan tâm đến những chiếc đồng hồ như vậy đang tăng lên, do hai yếu tố chính.

Một là hướng tới chất lượng, được thúc đẩy bởi sự suy thoái gần đây của ngành tạo ra tình trạng dư thừa hàng hóa và dẫn đến việc giảm giá mạnh đối với mặt hàng của một số thương hiệu lớn. Bà Sit nói: “Khi mọi người thấy đồng hồ giảm giá từ 30 đến 50%, họ bắt đầu đặt câu hỏi về giá trị của những mặt hàng chủ đạo”. “Đó là một khoảnh khắc rõ ràng: Đồng hồ của các hãng độc lập, với tính độc quyền và sản xuất ở quy mô nhỏ hơn, có giá trị nội tại cao hơn”. (Các công ty độc lập thường sản xuất từ ​​30 đến 300 sản phẩm mỗi năm, so với hàng trăm nghìn sản phẩm được sản xuất bởi các thương hiệu lớn nhất.)

Và người mua thuộc thế hệ Millennial là yếu tố khác. Bà Sit nói: “Họ muốn thứ gì đó mà không phải ai cũng có và mang tính cá nhân hơn. “Đó là tâm lý muốn nổi bật. Phương tiện truyền thông xã hội là tất cả.”

Ngành công nghiệp chế tạo đồng hồ đã ý thức được điều đó. Các cuộc triển lãm đồng hồ lớn như Watches & Wonders hay Geneve Watch Days trong năm nay đều có các gian hàng của các thợ đồng hồ độc lập. Fabienne Lupo, giám đốc điều hành SIHH đã từng tiết lộ: “đối với các thương hiệu quy mô còn nhỏ, hội chợ là cách tốt hơn để tìm thấy khách hàng mục tiêu.”

Công đoạn hoàn thiện thủ công một cây cầu trong chiếc đồng hồ Romain Gauthier Logical One. Công đoạn cho mỗi cây cầu có thể cần tới 20 giờ làm việc.

Chiếc đồng hồ dành cho phụ nữ đầu tiên: Insight Micro-Rotor Lady

Về cơ bản, Insight Micro-Rotor Lady được chỉnh lý từ bộ sưu tập Micro-Rotor mà Romain Gauthier tung ra tại sự kiện Baselworld năm 2017. Tuy nhiên, cách Romain Gauthier lồng ghép ngọc trai và kim cương lấp lánh vào thiết kế đã khiến vẻ đẹp của chiếc đồng hồ trở nên thăng hoa.

Đồng hồ Insight Micro-Rotor Lady bằng vàng hồng 18k 5N có vỏ 39,5mm – kích thước đủ rộng để thể hiện bộ máy phức tạp nhưng không quá lớn đối với cổ tay nữ tính. Đồng hồ hiển thị giờ và phút trên mặt số phụ bằng xà cừ óng ánh ở vị trí 12 giờ và kim giây trên mặt số phụ nhỏ hơn bên dưới. Bánh xe cân bằng được chạm khắc trang nhã và hoàn thiện đẹp mắt xuất hiện bên dưới hai mặt số phụ này ở vị trí 6 giờ. Một tấm xà cừ đóng vai trò như một mặt số giả phía sau bánh xe cân bằng và logo Romain Gauthier bằng vàng được gắn ở vị trí 4 giờ. Ngay cả logo, chữ số và kim của R. Gauthier cũng có màu vàng hồng phù hợp.

Chiếc đồng hồ Insight Micro-Rotor Lady có giá 83.000 CHF và được sản xuất với số lượng giới hạn 10 chiếc trên mỗi mặt số. Ông Gauthier gọi nó là “chiếc đồng hồ hàng ngày sang trọng hoàn hảo” vì nó không cần lên dây cót. “Bạn chỉ cần đeo và tận hưởng nó, đồng thời ngắm nhìn những thứ đẹp đẽ trên cổ tay mình.”

Ông Gauthier cho biết thương hiệu của ông quá nhỏ để có thể tạo ra một chiếc đồng hồ chỉ dành cho phụ nữ (khi năng lực sản xuất của ông tại thời điểm đó là từ 80-100 chiếc mỗi năm). 

Bên cạnh đó, giống nhiều người thợ độc lập, ngài Romain Gauthier nỗ lực để hướng tới sự độc lập, mà theo ông “Độc lập có nghĩa là kiểm soát hoạt động kinh doanh của bạn và rủi ro  từ bên trong. Suy nghĩ của tôi là luôn đi theo con đường nhỏ chứ không phải đường cao tốc.”

Chiếc đồng hồ thể thao đầu tiên: Continuum

Năm 2021, thương hiệu Romain Gauthier tung ra chiếc đồng hồ hoàn toàn mới: có vỏ và bộ máy hoàn toàn mới. Continuum mới đi theo một con đường mới nhưng xuyên suốt vẫn là một sản phẩm của Romain Gauthier. Đó là một sản phẩm mang vẻ ngoài trẻ trung, thể thao và hiện đại hơn, cả về mặt vận hành và bộ máy bên trong.

Đồng hồ sở hữu vỏ và vành bezel bằng titan cấp 5 với những rãnh dọc trên dây đeo, rất hiện đại. Sự hoàn thiện là thứ mà ngài Romain Gauthier không bao giờ xem nhẹ trên những tác phẩm mang tên mình, và nó là thứ khiến cho cái tên Romain Gauthier được xem là đỉnh cao trong giới đồng hồ độc lập. Đồng hồ Romain Gauthier Continuum có các bề mặt được đánh bóng và chải xước xen kẽ. Đặc biệt, vành bezel có thiết kế chưa từng thấy trước đây và được gia công thành hình tròn trước khi tạo ra sáu mặt bằng cách cắt vào cạnh vát. Các mặt được đánh bóng trong khi mặt trên và các cạnh của khung bezel được hoàn thiện bằng phương pháp chải xước.

Lật đồng hồ lên sẽ thấy bộ máy hoàn toàn mới được tạo ra cho Romain Gauthier Continuum. Bộ máy được phát triển nội bộ này là loại lên cót tay, có cấu trúc hiện đại hơn nhiều so với các bộ máy trước đây của thương hiệu. Nó có các tấm và cầu nối giống như ngón tay được làm bằng titan cấp 5, và có cấu trúc nằm ngang.

Mỗi cây cầu được hoàn thiện với các góc vát (không được đánh bóng mà được phun cát) và đường viền nổi lên xung quanh mép ngoài. Bên trong đường viền này, những người thợ thủ công đã sử dụng một kỹ thuật đặc biệt để tạo ra hiệu ứng hiện đại.

06/05/2024
Kari Voutilainen - Bậc thầy đồng hồ đến từ phương Bắc

Kari Voutilainen - Bậc thầy đồng hồ đến từ phương Bắc

Đăng bởi Thu Huyền

Kari Voutilainen là một bậc thầy chế tạo đồng hồ độc lập với khối óc và kinh nghiệm đáng nể. Vào năm 2021, Kari Voutilainen khai trương một xưởng chế tác mới, làm hàng xóm cùng các công ty sản xuất đồng hồ nổi tiếng khác như Parmigiani, Chopard và Vaucher tại ngôi làng Fleurier, ở độ cao gần 1.000 mét, cách không xa vùng ranh giới với bang Neuchâtel. 

Đôi khi, bạn sẽ nghe ai đó ví von thế này Voutilainen là Lionel Messi của ngành chế tạo đồng hồ chất lượng. Thành tích của Voutilainen có thể kể đến là không ít hơn tám giải thưởng tại Geneva Watchmaking Grand Prix, một trong những lễ trao giải uy tín nhất trong ngành. Còn về sản phẩm, những chiếc đồng hồ của Kari Voutilainen được các nhà sưu tập giàu có trên khắp thế giới săn lùng, đáng chú ý nhất là ở Hoa Kỳ và với mức giá cao ngất ngưởng. Những chiếc đồng hồ “cấp nhập cảnh” của thương hiệu sẽ cần ít nhất 75.000 CHF chưa bao gồm thuế và danh sách chờ đợi không ngừng tăng lên.

Và dưới đây là câu chuyện về Kari Voutilainen:

Từ Lapland đến Thụy Sĩ

Không có gì được sắp đặt trước về sự nghiệp chế tạo đồng hồ của Voutilainen. Sinh năm 1962, chàng trai trẻ Kari đã trải qua 20 năm đầu đời ở Kemi, một cảng nhỏ và thị trấn công nghiệp ở Lapland, Phần Lan, nơi nhà nhà, người người tập trung vào ngành công nghiệp gỗ. Ngay từ rất sớm, chàng trai trẻ đã nhận ra rằng mình sẽ không ngồi trên ghế nhà trường quá lâu. Kari Voutilainen từng chia sẻ: “Tôi thích mày mò và chạm khắc các mẩu gỗ hơn là dành thời gian chúi mũi vào sách vở”.

Khi kết thúc thời gian đi học bắt buộc, Kari Voutilainen đã hoàn thành khóa thực tập hai ngày tại một cửa hàng sửa chữa đồng hồ do một người bạn của cha mình điều hành. Kari Voutilainen nhớ lại: “Đó là lúc tôi thực sự mở mang tầm mắt”, “Vào thời điểm đó, tôi hiểu làm thế nào mọi người có thể đi theo một đạo nào đó”.

Kari Voutilainen đã thuyết phục cha mình đăng ký cho anh vào trường dạy chế tạo đồng hồ Tapiola danh tiếng gần Helsinki. Vào buổi tối, sau giờ học, Voutilainen mày mò với những chiếc đồng hồ cũ để tiếp thu bí quyết sửa chữa các bộ phận bị mòn và sau đó chàng trai trẻ đã tìm được công việc đầu tiên tại một cửa hàng sửa chữa đồng hồ ở Ylitornio, một thị trấn nhỏ ở biên giới Thụy Điển. Khát khao học hỏi không ngừng đã khiến Voutilainen bay đến Thụy Sĩ, miền đất hứa của ngành chế tạo đồng hồ cơ khí tinh xảo.

Giấc mơ độc lập

Năm 1989, lần đầu tiên Voutilainen đặt vali xuống Neuchâtel, để tham gia một khóa học tại trung tâm phát triển và chế tạo đồng hồ Thụy Sĩ, WOSTEP. “Đó là nơi duy nhất trên thế giới cung cấp các khóa học về đồng hồ phức tạp”, Voutilainen giải thích. Chế tạo đồng hồ cơ đang dần lấy lại vị trí danh dự ban đầu sau sự phát triển ồ ạt của công nghệ quartz vào những năm 1970.

Có hai cuộc gặp gỡ sau đó đã thay đổi vận mệnh của Voutilainen. Đầu tiên là với Michel Parmigiani, người đã thuê Voutilainen vào làm trong xưởng của mình để khôi phục lại những chiếc đồng hồ tuyệt đẹp trước khi thành lập thương hiệu đồng hồ riêng. Voutilainen đã ở lại Parmigiani trong gần 10 năm. Chính tại đó, ông đã gặp người sau này trở thành cố vấn của mình, Charles Meylan, người đã truyền cho ông tất cả những bí quyết chế tạo đồng hồ tinh xảo. “Ông ấy là người đã khuyến khích tôi chế tạo chiếc đồng hồ bỏ túi đầu tiên ngoài giờ làm việc, vào ban đêm trong căn hộ của mình,” Voutilainen nhớ lại.

Năm 2002, sau ba năm làm việc tại WOSTEP, nhưng lần này là để dạy các khóa học về đồng hồ phức tạp, Voutilainen bắt đầu trở thành một thợ đồng hồ độc lập, giấc mơ cả đời của anh. Ba năm sau, Kari Voutilainen đã gây chấn động tại Hội chợ Đồng hồ Basel bằng cách giới thiệu chiếc đồng hồ đầu tiên mang tên ông. Đó là chiếc đồng hồ điểm chuông theo số phút tròn chục, mà không phải các mốc cách đều 15 phút như thường gặp.

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và có thời gian dành cho gia đình, Voutilainen đã thuê thêm những người thợ đồng hồ và nhân viên có chuyên môn để hỗ trợ, cho đến khi ông thành lập công ty sản xuất của riêng mình, có khả năng sản xuất gần như tất cả các bộ phận của đồng hồ một cách chỉn chu.

Tự chủ sản xuất

Kể từ khi trở thành đồng sở hữu của hai công ty sản xuất mặt số và vỏ đồng hồ, Voutilainen đã tự tạo cho mình thứ tài sản mà không một thợ đồng hồ bậc thầy nào khác có được: sự độc lập gần như hoàn toàn với các nhà cung cấp của mình. Ông giải thích: “Ngày nay, chúng tôi tự làm mọi thứ ngoại trừ ba thành phần của bộ máy đồng hồ: dây cót, dây tóc và những viên đá trong đồng hồ. “Sự đa dạng hóa này là chìa khóa thành công của chúng tôi. Ví dụ, trong thời kỳ đại dịch, chúng tôi đã thoát khỏi các vấn đề về nguồn cung vốn ảnh hưởng đến gần như toàn bộ ngành.”

Và đối với các phụ kiện đi kèm đồng hồ, Kari Voutilainen không ngại nhập khẩu chúng từ Châu Á. Anh ấy đặt hàng những chiếc dây đeo từ một thợ thủ công địa phương, người làm việc cho các thương hiệu đồ da lớn nhất hành tinh. Những chiếc hộp gỗ đựng các tác phẩm nghệ thuật của anh ấy được làm bởi một người thợ mộc từ một thung lũng nhỏ. Ví như, Setsu-Getsu-Ka, một trong những chiếc đồng hồ của Kari Voutilainen được tạo ra với sự hợp tác của nghệ sĩ Nhật Bản Tatsuo Kitamura PD.

Động lực và nhân cách tốt

Hiệu quả kỹ thuật, độ chính xác, sự tỉnh táo và kỹ thuật hoàn thiện thủ công cực kỳ tỉ mỉ là những đặc điểm nổi bật của Voutilainen. Tuy nhiên, bạn không cần phải có năng khiếu mới có thể làm việc cùng người đàn ông này bởi, quan điểm của Kari Voutilainen là: “Khi tôi thuê một nhân viên mới, trước hết tôi sẽ kiểm tra động lực và nhân cách của họ,” bởi vì “Mọi thứ khác bạn có thể học.”

Voutilainen dựa vào đội ngũ nhân viên rất trẻ, hầu hết sống ở Val-de-Travers hoặc nước láng giềng, Pháp. Ông nói: “Họ chưa phát triển những thói xấu và chưa học cách làm việc trong hầm, như thường thấy trong ngành công nghiệp đồng hồ”. Nhưng bất chấp quan điểm của mình về đào tạo chế tạo đồng hồ hiện tại và quá trình công nghiệp hóa quá mức của ngành, Voutilainen vẫn lạc quan về tương lai của nghề thủ công chế tạo đồng hồ.

Từ Singapore đến Val-de-Travers

Việc chuyển giao kiến ​​thức và bảo tồn di sản chế tạo đồng hồ đặc biệt quan trọng đối với Kari Voutilainen. “Tôi không có gì phải che giấu, tôi làm việc trên tinh thần hoàn toàn cởi mở với các đội nhóm sản xuất khác cũng như khách hàng của mình. Đã có đủ bí mật trong các nghĩa trang rồi”, người thợ đồng hồ Phần Lan chia sẻ một cách thoải mái.

Tại xưởng sản xuất Voutilainen, nơi sản xuất 60 đến 70 chiếc đồng hồ mỗi năm, từng giọt mồ hôi đều được dành cho việc sáng tạo và nâng cao tay nghề thủ công. Kari Voutilainen không công khai về tài chính nên khó nắm bắt được doanh thu và lợi nhuận của thương hiệu một cách chính xác. Một phần ba số đồng hồ được xuất khẩu sang Hoa Kỳ, phần còn lại được bán ở Châu Âu và Châu Á. 

Không giống như hầu hết các thương hiệu đồng hồ, bộ phận tiếp thị và truyền thông chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong nguồn tài chính của công ty Kari Voutilainen và vì lý do chính đáng: nhiệm vụ này là trách nhiệm duy nhất của ông chủ! Kari Voutilainen giải thích: “Tôi tiếp khách hàng, tôi lo việc bán hàng và tôi đích thân đến các gian hàng triển lãm”.

Mối liên hệ được cá nhân hóa như vậy thể hiện một lợi thế lớn so với các thương hiệu đồng hồ lớn. Voutilainen nói: “Tôi đã từng chào đón một khách hàng từ Singapore. Nam khách hàng bị ấn tượng bởi sự yên tĩnh và kỳ diệu trong xưởng chế tác của tôi. Bạn có thể tưởng tượng nơi đây hoàn toàn tương phản với một người sống quanh năm được bao quanh bởi các tòa nhà và bê tông! Chúng tôi có thể bán một câu chuyện độc đáo, một cuộc gặp gỡ, những lâu dài đầy ắp các câu chuyện. Đây là sức mạnh to lớn của chúng tôi.”

Một vài mẫu đồng hồ Kari Voutilainen đáng chú ý

Observatoire

Được sản xuất lần đầu tiên vào năm 2007, Observatoire là một câu chuyện giữa Voutilainen và một vị khách hàng. Một nhà sưu tập đã mang một chiếc hộp có chứa các bộ máy Peseux cũ đến gặp Voutilainen và đề nghị Voutilainen sử dụng chúng làm nền cho một chiếc đồng hồ. 

Những bộ máy Peseux này được mang đến là dạng máy ébauches, sản xuất trong thế kỷ trước. Ban đầu, chúng được tạo ra dành cho các cuộc thi đếm thời gian chính xác được tổ chức bởi Đài thiên văn Geneva và Neuchâtel. Rất ít trong số các calibre này còn tồn tại cho đến ngày nay, vì vậy đây là một cơ hội thú vị để Voutilainen có thể khôi phục, sửa đổi và đặt chúng dưới tên của chính mình. 

Voutilainen đã tháo rời, làm sạch, sửa lại những bộ máy này và bổ sung thêm bộ thoát do chính ông thiết kế. Bộ thoát có kiểu dáng Breguet và dây tóc đường cong bên trong dạng Grosmann. Sau đó, Kari Voutilainen tiếp tục hoàn thiện các chi tiết máy theo tiêu chuẩn cực kỳ cao như các sản phẩm khác của thương hiệu. Trong thời gian gần đây, rất ít thợ đồng hồ tận tâm hoặc đủ kỹ năng để can thiệp vào công nghệ bộ thoát, với George Daniels và Roger Smith là hai ví dụ đáng chú ý khác.

Observatoire đã đánh dấu ​​​​sự phát triển thú vị của thương hiệu những năm qua, vì trong khi Voutilainen đã thiết lập một ngôn ngữ thiết kế độc đáo hiện gây được tiếng vang trong tất cả các bộ sưu tập của mình, thì những chiếc Observatoire sớm nhất lại mang đến một cảm giác hoàn toàn khác. Đồng hồ có càng thẳng và kim dáng kiếm, được cho là tiện dụng so với những tác phẩm phức tạp hơn mà ông sản xuất sau này.

Có tin rằng chỉ có khoảng 50 chiếc Observatoire từng được chế tạo, mỗi chiếc là duy nhất, theo nghĩa là tất cả chúng đều kết hợp các chi tiết đặc biệt khác nhau. Điều này xuất phát từ việc Voutilainen sẵn sàng tùy chỉnh và điều chỉnh từng tác phẩm theo sở thích của khách hàng.

Đồng hồ Chronograph

Mặc dù Observatoire có thể là một trong những mẫu dễ nhận biết nhất của Voutilainen, nhưng đó không phải là bước đột phá đầu tiên của Voutilainen trong lĩnh vực chế tạo đồng hồ độc lập. Chiếc đồng hồ bấm giờ kiệt tác đầu tiên được Voutilainen giới thiệu vào năm 2004, có chứa bộ máy in-house hoàn toàn đầu tiên của ông. Cảm ứng của bộ máy này đến từ chiếc Valjoux 23 với cỗ máy Patek Philippe tương ứng. Không khó để hiểu bởi trước đó Kari Voutilainen được biết đến với vai trò người đã khôi phục lại những chiếc đồng hồ bấm giờ chia giây cổ điển của Patek Philippe.

Chiếc đồng hồ này có mặt số báo thời gian chuyển xuống vị trí 6 giờ còn phía trên dành cho chức năng chronograph chia giây. Bố cục mặt số phân cục để làm nổi bật chức năng. Với bộ đếm 30 phút và giây chạy trong các mặt số phụ riêng biệt, mặt số bất đối xứng này được hoàn thiện một cách cổ điển theo phong cách mà chúng ta mong đợi từ Finn, với họa tiết guilloché tương phản mang lại độ rõ nét tuyệt vời. Những mẫu này chỉ được sản xuất giới hạn trong 11 mẫu. 

Vài năm sau, Kari Voutilainen giới thiệu loạt sản phẩm thứ hai, bổ sung thêm các yếu tố phức tạp vào cỗ máy Masterpiece Chronograph của mình. Sự khởi đầu của sê-ri Masterpiece Chronograph II này là công sức một nhóm gồm sáu người đam mê đến từ Bắc California, họ đã đặt hàng sáu trong số mười chiếc đồng hồ của sê-ri này vào tháng 2 năm 2010. Trong suốt ba năm, họ đã tích cực tham gia vào việc tùy chỉnh từng chiếc đồng hồ. Tổng cộng có mười chiếc được sản xuất, với năm chiếc bằng vàng trắng, hai chiếc bằng bạch kim, hai chiếc bằng vàng hồng và một chiếc bằng thép không gỉ. Quá trình sáng tạo này đã được ghi lại rõ ràng bởi một số nhà sưu tập, những người đầu tiên đặt mua những chiếc đồng hồ này, bao gồm cả Gary Getz.

Ý tưởng đằng sau tác phẩm này là sử dụng đồng hồ bấm giờ ban đầu, đồng thời thêm một ngày lớn và lịch tuần trăng, cùng với một số sửa đổi bổ sung về mặt thẩm mỹ. 

Mất ba năm để hoàn thành đợt sản phẩm được sản xuất giới hạn này, từ cuộc gặp đầu tiên của nhóm sưu tập trong bữa tối, cho đến khi những chiếc đồng hồ được bàn giao. Điều này có vẻ như là một thời gian dài để chờ đợi một chiếc đồng hồ ra đời, nhưng nó nói lên sự tôn trọng mà các nhà sưu tập dành cho Voutilainen và quy trình của anh ấy.

Điểm chuông

Đồng hồ điểm chuông thật sự rất nổi bật trong số những sáng tạo của Voutilainen, có lẽ là một trong những chiếc đồng hồ ấn tượng nhất về mặt kỹ thuật của ông. Được hoàn thành vào năm 1996, nó có trước khi thương hiệu Voutilainen được thành lập, do đó thiếu đi tên thương hiệu trên mặt số. 

Chuyện kể rằng một khách hàng đã tìm đến Voutilainen với bộ máy có các chi tiết bị hỏng bên trong chiếc hộp, và yêu cầu tạo ra một chiếc đồng hồ điểm chuông kín đáo, không không thu hút quá nhiều sự chú ý về mặt thị giác.

Về căn bản, đó là một bộ máy LeCoultre ébauche cổ điển. Voutilainen đã làm bộ vỏ bằng vàng, núm điều chỉnh củ hành, mặt số sơn mài đi kèm các kim và chữ số Breguet. Con mắt tinh tường sẽ nhận thấy sự thiếu đi rõ rệt của thanh gạt cho chức năng điểm chuông. Thật vậy, để làm cho chiếc đồng hồ này trở nên kín đáo nhất có thể, Voutilainen đã cố gắng tích hợp thanh trượt vào khung bezel có rãnh. Điều này có nghĩa là các rãnh được cắt trên gờ không chỉ mang tính thẩm mỹ mà còn đảm nhiệm chức năng.

Kể từ đó, Voutilainen đã tạo ra nhiều bộ điểm chuông theo các mốc 15 phút truyền thống hơn nhưng có thanh trượt ở cạnh bên của vỏ. Như thường lệ, Voutilainen kết hợp chức năng này với các chức năng khác bao gồm giờ GMT, lịch vạn niên hay chỉ báo năng lượng trên mặt số.

Tourbillon

Xử lý sự phức tạp của tourbillon đã trở thành một loại thách thức đối với nhiều nhà sản xuất đồng hồ độc lập đang tìm cách tạo dựng tên tuổi cho mình, với một ví dụ đáng chú ý là François-Paul Journe, người đã bắt đầu thương hiệu của mình bằng cách tạo ra 20 chiếc Tourbillon Souscription. Vẻ ngoài hấp dẫn của bộ máy phức tạp, quá khứ huyền thoại và kỹ năng cần thiết để lắp ráp một bộ máy theo các phương pháp truyền thống hơn đều góp phần tạo thành công cho đồng hồ và cả thương hiệu này.

Chiếc đồng hồ đầu tiên của Voutilainen là một chiếc tourbillon một phút với hộp cót đôi và bộ dự trữ năng lượng, được ông hoàn thành vào năm 1994. Trong suốt sự nghiệp của mình, nhà chế tác đồng hồ đã sản xuất nhiều chiếc tourbillon, ở cả dạng đồng hồ đeo tay và đồng hồ bỏ túi, với hầu hết trong số đó là những sáng tạo độc đáo cho khách hàng. 

Mãi đến năm 2014, gần 20 năm sau khi hoàn thành chiếc đồng hồ đầu tiên của mình, ông mới giới thiệu tourbillon được sản xuất hàng loạt đầu tiên của mình, Tourbillon-6. 

Vingt-8

Vingt-8 được cho là đã trở thành xương sống trong danh mục sản phẩm của Voutilainen. Với những mẫu Vingt-8 đầu tiên rời xưởng vào năm 2011, Calibre 28 được phát triển hoàn toàn trong nhà và được điều chỉnh bởi bộ thoát bánh xe đôi đã trở thành thương hiệu của nhà sản xuất đồng hồ Phần Lan. 

Mặc dù đã được sản xuất trong hơn một thập kỷ, nhưng Vingt-8 đã chứng kiến ​​nhiều phiên bản khác nhau, có cả các phiên bản dành cho nữ, hay các phiên bản nghịch đảo có bộ máy được lật ngược. Hay Voutilainen còn tích hợp các chức năng phức tạp vào bộ máy Calibre 28. Là mẫu đơn giản nhất trong số các mẫu của anh ấy, Vingt-8 đã trở thành bức tranh cho những thử nghiệm vô tận khi nói đến thiết kế mặt số. Bằng cách thử nghiệm với kiểu chữ số và màu sắc của guilloché, cũng như đưa vào các vật liệu bổ sung như men, bộ sưu tập Vingt-8 tiếp tục tạo ra sự đa dạng phong phú.

06/05/2024