3 Mẫu đồng hồ Royal Oak Selfwinding Flying Tourbillon mới nhất 2020

27/11/2020
Kiến thức
Tin tức

3 Mẫu đồng hồ Royal Oak Selfwinding Flying Tourbillon mới nhất 2020

Bộ máy có lồng tourbillon đầu tiên xuất hiện trên dòng đồng hồ Royal Oak vào năm 1997 đúng nhân dịp kỷ niệm 25 năm của dòng đồng hồ này, nhưng model có chứa bộ máy tự động lên cót kèm flying-tourbillon phải mãi về sau mới xuất hiện. Thực tế, vừa mới đây, thương hiệu Audemars Piguet đã công bố dòng đồng hồ Royal Oak Selfwinding Flying Tourbillon 41mm, tương tự kích thước trên thiết kế của năm 1997 nhưng có trang bị bộ máy tự động đi kèm cơ chế flying tourbillon độc đáo.

Tổng quan về đồng hồ Royal Oak Selfwinding Flying Tourbillon 

Nhà sản xuất Audemars Piguet ra mắt công chúng bởi ba phiên bản của đồng hồ Royal Oak Selfwinding Flying Tourbillon 41mm mới ra trong các chất liệu: vàng hồng, titanium và thép không gỉ và dĩ nhiên vẫn giữ nguyên dáng bezel hình bát giác biểu tượng và nổi bật đi kèm dây đeo tích hợp hoàn mỹ của dòng Royal Oak.

Khác biệt với phiên bản Royal Oak Selfwinding Flying Tourbillon mới trong chất liệu vàng hồng và thép, phiên bản titanium được đánh giá là nổi bật hơn, không phải chỉ vì chất liệu cấu thành mà còn vì mặt số hiện lên với phong cách khác biệt, hoàn thiện dạng hạt cát mịn mà không phải có vân tapisserie guilloche truyền thống.

Royal Oak Selfwinding Flying Tourbillon 

Cung cấp năng lượng cho đồng hồ Royal Oak Selfwinding Flying Tourbillon 2020 là bộ máy mới của hãng, lần đầu xuất hiện trong bộ sưu tập Royal Oak - cal. 2950. Trong số các thương hiệu trong ngành, Audemars Piguet luôn thể hiện mình là nhà sản xuất tiên phong trong việc chế tạo những chiếc đồng hồ đeo tay có cơ chế tourbillon. Audemars Piguet đã giới thiệu chiếc đồng hồ tourbillon tự động đầu tiên của mình vào năm 1986, dĩ nhiên đó là một chiếc đồng hồ đeo tay.

Cảm nhận cá nhân về đồng hồ Royal Oak Selfwinding Flying Tourbillon 

Riêng bản thân Royal Oak đã là một cái tên quyến rũ đối với nhiều người mới chơi lẫn người có đam mê đồng hồ cơ học. Có những người theo đuổi thiết kế đơn giản, ba kim một lịch, những chiếc Royal Oak Jumbo, nhưng một số khác lại chết mê chết mệt vẻ đẹp cơ khí, vẻ đẹp phức tạp của một chiếc đồng hồ. Trong số ba phiên bản của chiếc Royal Oak Selfwinding Flying Tourbillon 41 mới ra, model có bộ vỏ titanium và mặt số trơn nhẵn, hiện đại để lại trong tôi nhiều suy nghĩ nhất.

Quan trọng không kém, nhà sản xuất đã sử dụng một bộ máy mới bên trong dòng đồng hồ Royal Oak Selfwinding Flying Tourbillon của năm 2020. Cal. 2950 đã có mặt trên Royal Oak. Đây không phải bộ máy mới nhất, nó chỉ là khá mới bởi đã trình diện trong dòng CODE 11.59 vào năm ngoái.

đồng hồ Royal Oak Selfwinding Flying Tourbillon 

Là một bộ máy tự động, và được nâng cấp trên dòng Royal Oak tourbillon vốn chỉ có máy cót tay, cal. 2950 hiện lên hấp dẫn từ nét đẹp thẩm mỹ đến kỹ thuật bên trong, điều mà bất kỳ người đam mê đồng hồ nào cũng bị cuốn hút.

Dĩ nhiên, sự nổi tiếng của thương hiệu Audemars Piguet đi kèm cái tên Royal Oak với hình bát giác biểu tượng sẽ dẫn đến vấn đề là thiết kế mới ra có mức giá “khá chát", cỡ ngoài 142.000 USD cho phiên bản thép hoặc titanium. So sánh với các model từ nhà sản xuất khác, Royal Oak Selfwinding Flying Tourbillon sẽ gặp phải đối thủ trực diện là chiếc Vacheron Constantin Overseas Tourbillon trong mức giá hãng là 103.000 USD với phiên bản thép không gỉ.

Như vậy, về cơ bản, Royal Oak Selfwinding Flying Tourbillon 41mm là một chiếc đồng hồ đeo tay đáng để đầu tư, có tính biểu tượng cao mà lại sở hữu bộ máy được sản xuất in-house hoàn thiện đẹp mắt. Trong số ba phiên bản mới ra, phiên bản titanium có sức hấp dẫn nhất và mức giá cũng dễ chấp nhận nhất, sở hữu chất liệu vỏ mới cùng thiết kế mặt số phong cách lạ mắt. 

đồng hồ Royal Oak Selfwinding Flying Tourbillon 

Chi tiết hơn về mặt số đồng hồ

Không được sử dụng nhiều bởi Audemar Piguet, titanium chỉ xuất hiện nhiều trên dòng đồng hồ Royal Oak Offshore. Titanium mang đến vẻ thể thao cho một chiếc đồng hồ mà vẫn không làm mất đi vẻ sang trọng nếu được hoàn thiện đúng cách, tương như như thép. Royal Oak là chiếc đồng hồ biểu tượng thuộc phân khúc đồng hồ thể thao không gỉ. Xuất hiện từ năm 1972, đồng hồ Royal Oak thép là chiếc đồng hồ có giá cao trong làng chế tác, thậm chí ngang ngửa với một cỗ máy dresswatch bằng vàng khối.

Điều gì khiến một chiếc đồng hồ thép bỗng dưng có giá cao như vậy? Audemars Piguet đã khai thác triệt để vẻ đẹp của thép không gỉ. Không chỉ là kim loại bình thường, chắc chắn, siêu cứng, thương hiệu Audemars Piguet đã chứng minh thép còn có thể đẹp không thua kém kim loại quý. Cụ thể, nhà sản xuất tiến hành xử lý hoàn thiện bộ vỏ cho chiếc đồng hồ Royal Oak với những kỹ thuật khó khăn nhất: chải xước, vát cạnh, đánh bóng trên từng mặt cắt của bộ vỏ lẫn dây đeo đã làm nên giá trị riêng cho Royal Oak.

Phiên bản Royal Oak Selfwinding Flying Tourbillon 41mm có mã hiệu là 26530TI.OO.1220TI.01 sở hữu mặt số hạt, phủ mờ, không được trang trí quá mức nhưng từng chi tiết đều đẹp, ăn khớp với lồng tourbillon chuyển động không ngừng bên dưới. Trong khi đó, hai phiên bản thép và vàng hồng sở hữu mặt số mang tính quen thuộc hơn trong màu xanh blue và xám khói chuyển sắc. Vẫn là vân Tapisserie, nhưng với dòng đồng hồ tourbillon, Audemars Piguet đã nâng cấp hơn với tên gọi mới là Evolutive Tapisserie.

Ở cả ba phiên bản, logo đồng hồ đều được đính nổi tại góc 12 giờ, và đây cũng là lần đầu tiên xuất hiện trên dòng Royal Oak. Được giới thiệu lần đầu trên đồng hồ CODE 11.59 tên logo đều là bằng vàng 24k và được đính nổi trên mặt số theo cách thức truyền thống, chúng được cố định bằng những chốt xuyên qua lỗ nhỏ trên mặt số. Nhưng logo đồng hồ lại được thực hiện bằng phương pháp hiện đại hơn: mạ nhiều lớp vàng theo khuôn sẵn có cho nó dày hơn. Giống với logo đồng hồ, bộ kim và các cọc chỉ giờ trên đồng hồ Royal Oak Selfwinding Flying Tourbillon 41mm 2020 đều làm từ vàng khối, nhưng lần này là vàng 18k. 

Chi tiết hơn về bộ máy Cal. 2950

Trong số những bộ máy được Audemars Piguet tung ra trong năm 2019, cal. 2950 là một bộ máy tự động và dành riêng cho dòng đồng hồ thể thao, đặc biệt là so với bộ máy lên cót tay trên những chiếc Royal Oak tourbillon có từ trước.

Với cal. 2950, sự có mặt của lồng flying-tourbillon đem lại nhiều ưu điểm, nó khác với các bộ máy tourbillon còn lại của AP. Nhìn lồng tourbillon như đang lơ lửng và thực tế là nó được chống đỡ ở mặt dưới mà không cần thêm cầu nối nào tại mặt trước đồng hồ. Được vận hành bởi bánh răng cuối cùng trong chuỗi bánh răng, lồng tourbillon chuyển động trong khi năng lượng vẫn truyền tới bộ thoát, bánh xe cân bằng bình thường. Vận hành với tần số 3Hz, bộ máy AP cal. 2950 có thể trữ cót trong khoảng 65 giờ.

Kiến thức
Tin tức
Zalo