Bạn đã biết cách làm sạch đồng hồ Rolex đúng chuẩn chưa?
Được thiết kế để đeo thường xuyên hàng ngày và được chế tạo để hoạt động trong một thời gian lâu dài, so với nhiều thương hiệu khác, đồng hồ Rolex sẽ cần rất ít lần đi bảo dưỡng. Thế nhưng, bản chất vẫn là một thiết bị cơ khí, để đảm bảo sự chính xác cần thiết, người dùng vẫn nên đồng hồ Rolex bảo dưỡng khoảng 10 năm một lần (hiện tại Rolex cung cấp chương trình bảo dưỡng/bảo hành đồng hồ 5 năm với đồng hồ mới) nhưng một chiếc đồng hồ Rolex vẫn rất “lì đòn".
Khá là rõ ràng, bảo dưỡng không phải là điều mà bạn sẽ có thể tự làm, và điều đó chỉ nên được thực hiện bởi người thợ đồng hồ chuyên nghiệp. Còn với một người dùng, điều bạn có thể làm là tránh cho đồng hồ bị xước xát khi đeo cũng như tiến hành vệ sinh định kỳ bề mặt bên ngoài của chiếc đồng hồ ấy.
Khi bạn đeo đồng hồ, các hạt bụi bẩn li ti có thể mắc vào đồng hồ. Điều này không chỉ làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên và vẻ sáng bóng của chiếc đồng hồ Rolex của bạn, mà các mảnh vỡ tích tụ cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng của đồng hồ, đôi khi khiến phần vành bezel, núm vặn bị tắc lại hay các nút đồng hồ bấm không thể hoạt động được. Trong bài viết này, Gia Bảo Luxury sẽ giới thiệu cho các bạn một số mẹo về cách vệ sinh đảm bảo chiếc đồng hồ Rolex của bạn sẽ luôn trông như mới trong nhiều năm tới.
Lợi ích của việc làm sạch đồng hồ Rolex
Những chiếc đồng hồ Rolex được trang bị vỏ Oyster chống nước, điều được đảm bảo bởi hệ thống núm vặn và nút bấm (với đồng hồ chronograph) và mặt đáy có thiết kế vặn chặt. Những bộ phận này tạo ra một cấu trúc bịt kín xung quanh bộ máy bên trong, đảm bảo rằng nó luôn được bảo vệ khỏi độ ẩm và bụi bẩn. Ngoài việc tăng thêm khả năng đàn hồi và độ bền của đồng hồ khi đeo trên cổ tay và sử dụng, vỏ Oyster chống thấm nước của Rolex cũng được thiết kế đơn giản, thuận tiện cho việc vệ sinh dễ dàng. Bạn có thể thoải mái cọ rửa chiếc đồng hồ Rolex bằng xà phòng và nước mà không lo ngại tới việc ảnh hưởng tới bộ máy cơ học nằm bên trong.
Không chỉ duy trì nét thẩm mỹ trên một chiếc đồng hồ Rolex cao cấp, vệ sinh đồng hồ còn có khả năng loại bỏ các hạt hay hoá chất bị mắc lại trên một số bộ phận mà nó có khả năng gây ảnh hưởng tới các bộ phận khác nhau, giảm khả năng vận hành của bộ phận ấy.
Ví dụ, sau khi đeo đồng hồ Rolex đi tắm biển hãy đảm bảo một điều là rửa sạch đồng hồ của bạn lại với dòng nước ngọt nhằm loại bỏ muốn, hạt cát hay bất kỳ mảnh vụn nào. Các hạt cát và muối bị mắc kẹt có thể hoạt động như một chất mài mòn và việc rửa sạch đồng hồ của bạn sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của các bộ phận và độ hoàn thiện bề mặt của chúng.
Bởi vậy, chỉ những chiếc đồng hồ Rolex có bộ vỏ Oyster kháng nước (nhiều phiên bản đồng hồ vintage sản xuất từ trước không có được trang bị bộ phận này) thì mới nên đem đi rửa dưới nước hoặc ngâm dưới nước. Thêm nữa, khi đem rửa hay ngâm nước, núm điều chỉnh cần được vặn chặn vào bộ vỏ trước khi đồng hồ tiếp xúc với nước. Nếu quên việc này chắc chắn nước sẽ xâm nhập vào bên trọng và rất khó có thể đánh giá hệ quả là rất khó lường trước được.
Tuỳ thuộc vào mức độ muốn làm sạch đồng hồ, việc tháo rời dây đeo để tiếp cận chính xác tới khu vực tiếp xúc giữa càng nối dây cùng end-link cũng là điều cần thiết. Nếu như có những vị trí rất khó để tiếp xúc, có thể đưa dây đeo đồng hồ (dây kim loại) vào máy làm sạch bằng sóng âm.
Các bước tiến hành
Lau đồng hồ bằng vải mềm là một cách nhanh chóng và đơn giản để loại bỏ bụi bẩn cũng như có thể duy trì độ sáng bóng cho bề mặt đồng hồ. Miếng vải chuyên dụng làm bóng nghe tưởng chừng hấp dẫn nhưng thực tế những hoá chất có tác dụng đánh bóng thường chứa chất mài mòn, điều làm hỏng bề mặt hoàn thiện của đồng hồ. Thay vào đó, cứ sử dụng một miếng vải với chất liệu mềm mài và không thêm vào chất tẩy rửa hay chất khiến ăn mòn bề mặt là sự lựa chọn tuyệt vời. Ví dụ cho trường hợp này, người dùng có thể lấy miếng vải lau kính để lau đi bụi bẩn một cách nhẹ nhàng cho đồng hồ.
Nếu chiếc đồng hồ Rolex của bạn cần được làm sạch nhiều hơn thay vì chỉ lau đơn giản, các bước sau sẽ đưa ra quy trình cụ thể làm sạch bề ngoài cho chiếc Rolex bằng xà phòng và nước.
Bước 1: Vặn chặt núm điều chỉnh
Trừ những mẫu đồng hồ có trong bộ sưu tập Cellini, tất cả đồng hồ Rolex đều có mức kháng nước thấp nhất là 100m (tương đương 330ft). Dù vậy, khi muốn rửa đồng hồ dưới nước, bạn hãy luôn nhớ phải vặn chặt núm vặn vào sâu bộ vỏ đồng hồ để đảm bảo nước không xâm nhập vào bên trong.
Bước 2: Tạo hỗn hợp xà phòng và nước
Đổ nước ấm (không nóng) và một chấm xà phòng nhỏ (cỡ hạt đậu) vào bát. Tốt nhất bạn nên sử dụng nước rửa bát/nước rửa tay vì dung dịch tẩy rửa có hóa chất mạnh hoặc chất mài mòn có thể có nguy cơ làm hỏng đồng hồ hoặc lớp hoàn thiện bên ngoài. Nếu không có sẵn bát, bạn cũng có thể cho một ít nước rửa nhỏ trực tiếp lên bàn chải và chải liên tục tạo bọt trong khi đặt đồng hồ dưới vòi nước.
Bước 3: Chải đồng hồ bằng bàn chải mềm
Bàn chải mềm hoặc đầu bàn chải siêu mềm là sự lựa chọn đúng đắn không gây ảnh hưởng đến đồng hồ của bạn. Một chút hỗn hợp ấm bên trên sẽ giúp loại bỏ trơn tru bụi bẩn bám vào trong khi lông bàn chải sẽ tiếp cận đến những vị trí ẩn khuất bên trong.
Bước 4: Xả đồng hồ dưới nước sạch
Sau khi hoàn thành bước chải bề mặt đồng hồ, bạn hãy đem đồng hồ xả dưới dòng nước ấm. Cần lưu ý để nước lan tràn đến mọi ngóc ngách của đồng hồ. Với những model Submariner, GMT-Master, hay Sea-Dweller có sở hữu vành bezel xoay được thì cứ thoải mái xoay vành bezel ngay bên dưới dòng nước vài lần.
Bước 5: Lau kho đồng hồ bằng vải mềm
Lựa vải siêu mềm mịn microfiber cho quá trình này để làm sạch và tạo độ bóng cho bề mặt đồng hồ. Đây là một bước quan trọng để làm sạch kiêm không gây xước xát đến bề mặt tự nhiên của đồng hồ.
Một vài mẹo nhỏ có thể hữu ích
Điều đặc biệt cần lưu ý là mặc dù các hướng dẫn vệ sinh này sẽ áp dụng cho đại đa số các mẫu Rolex, nhưng với nhiều model cổ điển và đồng hồ từ bộ sưu tập Cellini, quá trình được xử lý hơi khác một chút. Đồng hồ Rolex Cellini không có vỏ Oyster chống thấm nước trong khi nhiều mẫu đồng hồ cổ điển cũ hơn có thể yêu cầu bảo dưỡng hoặc thay thế các thành phần nhất định để đảm bảo khả năng kháng nước của chúng vẫn ổn.
Đối với những chiếc đồng hồ Rolex thuộc loại này, cách tốt nhất là bạn chỉ cần lau đồng hồ bằng một miếng vải sợi nhỏ. Nếu bạn gặp khó khăn khi loại bỏ bụi bẩn bằng khăn khô, bạn có thể sử dụng khăn hơi ẩm để lau kỹ hơn; tuy nhiên, bạn nên tránh để nó ngập nước hoặc để nó tiếp xúc trực tiếp với nước.
Cuối cùng, trên những chiếc đồng hồ Rolex, mặt kính là dạng nhựa acrylic chứ không phải sapphire. Với đồng hồ có mặt acrylic bạn có thể loại bỏ các vết xước nhỏ do bất cẩn gây ra mà không cần phải thay hẳn miếng mới.
Đúng là acrylic có khả năng chống xước kém hơn so với sapphire, nhưng để phục hồi nó thì quá trình lại dễ dàng hơn. Sử dụng vải mềm cùng một số hợp chất làm bóng ví như PolyWatch có thể giải quyết được vấn đề bạn đang gặp phải. Việc bạn cần làm là chấm một chút hợp chất làm bóng lên mặt kính, sau đó dùng vải mềm chà xát khoảng 2-3 phút là xong. Lưu ý chỉ những vết xước nhẹ và nhỏ thì cách này mới có hiệu quả.
Thay cho lời kết, Gia Bảo Luxury muốn nhắn nhủ rằng: bất kỳ sửa chữa hay bảo dưỡng nằm bên trong đồng hồ chỉ nên thực hiện bởi những người thợ có chuyên môn và bạn đừng bao giờ tự thử làm điều này ở nhà. Khi gặp hỏng hóc liên quan đến bộ máy máy bên trong, liên hệ ngay tới Gia Bảo Luxury để biết hướng giải quyết nhanh chóng và chuẩn xác nhất.