Chiếc đồng hồ huyền thoại ở Praha: 600 năm lịch sử và những truyền thuyết bên lề

31/05/2023
Kiến thức

Chiếc đồng hồ huyền thoại ở Praha: 600 năm lịch sử và những truyền thuyết bên lề

Một chiếc đồng hồ đã tồn tại được 600 năm với hàng tá truyền thuyết xung quanh là một điều không thể bỏ lỡ khi đến Praha. Mỗi phút có hàng trăm người tụ tập để xem chiếc đồng hồ hoạt động, thế nhưng điều du khách cảm thấy thú vị có lẽ là những câu chuyện bên lề xung quanh chiếc đồng hồ.

Praha, thủ đô của Cộng hoà Séc là một trong những thành phố du lịch nổi tiếng nhất trên thế giới, là điểm đến của nhiều cặp đôi. Có hơn một lý do để đến Praha, một trong số đó là chiếc đồng hồ Thiên văn, hoạt động lâu đời nhất trên thế giới. Vẻ ngoài của đồng hồ có thể sẽ khiến một số người khiếp sợ, nhưng vậy là đủ, khiếp sợ còn hơn là không để lại ấn tượng nào trong mắt du khách. Thực tế, chiếc đồng hồ hoạt động hơn 600 năm nay tại Praha này hết sức hấp dẫn. Chiếc đồng hồ Thiên văn ở Quảng trường Phố cổ (hay quảng trường con gà) có quá nhiều thứ để bàn tên. Nhưng quả thực là không công bằng nếu chỉ gọi tác phẩm này là đồng hồ.

Rõ ràng không hẳn là một chiếc đồ thiên văn thông thường, tác phẩm nghệ thuật này khiến người khác mê hoặc bởi những câu chuyện bên lề. Chiếc đồng hồ này là một sản phẩm của thời Trung cổ, có từ 600 năm trước, năm 1410. Vào thời điểm này, đây là một công cụ đa năng, không chỉ báo thời gian đơn thuần. Bên cạnh giờ, chiếc tháp đồng hồ này cho biết vị trí của Mặt trăng và Mặt trời, thời điểm Mặt trời mọc và Mặt trời lặn, và các ngày lễ của lịch Cơ đốc với 12 cung hoàng đạo bên trên.

Là một tác phẩm nghệ thuật, những màu sắc được sử dụng trên tháp đồng hồ cổ đều mang ý nghĩa riêng. Phần màu xanh dương tượng trưng cho bầu trời vô tận, phần màu nâu tượng trưng cho trái đất. Đồng hồ vừa cho biết giờ Babylon, vừa cho biết giờ châu Âu cũ cùng lúc.

Nhìn từ xa, có tất cả 4 tác phẩm điêu khắc ở hai bên của chiếc đồng hồ với từng ý nghĩa khác nhau. Bức tượng người cầm gươm đại diện cho sự kiêu ngạo và phù phiếm. Bức tượng người cầm gậy và túi tiền đại diện cho lòng tham. Hình tượng bộ xương không khó đoán là đại diện cho cái chết và tượng người cầm đàn mandolin tượng trưng cho niềm vui. Mục đích của những bức tượng điêu khắc là thể hiện đặc điểm của con người, bao gồm cả mặt tiêu cực lẫn tích cực.

Không dừng lại ở xung quanh đồng hồ, bên dưới cũng có bốn bức tượng. Theo đó, người cầm sách tượng trưng cho khoa học, tổng lãnh tổng lãnh thiên thần Michael cầm thanh kiếm trên tay tượng trưng cho công lý, bức tượng cầm chiếc lông vũ trên tay tượng trưng cho triết học và bức tượng cầm kính thiên văn tượng trưng cho thiên văn học. 

Lúc này đây, bộ xương báo hiệu thời điểm của cái chế đã đến, thế nhưng các nhân vật lắc đầu thể hiện họ còn chưa sẵn sàng cho việc này. Trong khi đó, 12 vị Tông đồ đi qua hai ô cửa sổ bên trên. Các chuyển động sẽ kết thúc bằng tiếng gà gáy của con gà trống trên ô cửa sổ. Bạn có thể lưu ý, bộ xương nhấn mạnh mọi thứ chỉ là tạm thời, cái chết có thể đến bất cứ lúc nào và chúng ta nên sẵn sàng đón nhận nó, trong khi những nhân vật khác cố gắng thể hiện họ không đồng tình.

Theo truyền thuyết, Master Hanus là người đã tạo ra chiếc đồng hồ Thiên văn thay vì Mikulas của Kadan - người đã tập hợp ba chiếc đồng hồ khác nhau thành một chiếc duy nhất theo lệnh của vua Séc. Sau khi hoàn thành, Master Hanus đã bị mù theo lệnh của chính nhà vua. Lý do được cho là vì danh tiếng của chiếc đồng hồ đã lan rộng khắp châu Âu chỉ trong thời gian khác, khiến các vị lãnh chúa đều thèm khát, song đó là điều nhà vua không cho phép. Để ngăn chặn cơn thèm khát của các lãnh chúa, kết quả là người chế tạo chiếc đồng hồ đã bị hạ lệnh mù mắt. 

Cũng có tin đồn rằng người chế tạo không thể chịu được hình phạt tàn bạo này nên đã treo cổ tự tử trên tháp đồng hồ, đồng thời phá hủy, khiến nó không hoạt động nổi. Nhiều năm sau, dĩ nhiên chiếc đồng hồ đã hoạt động trở lại nhờ một người thợ đồng hồ khác sửa chữa. Tính đến thời điểm hiện đại, chiếc đồng hồ Thiên văn tại Praha là đồng hồ hoạt động lâu đời nhất trên thế giới.

Những câu chuyện xung quanh chiếc đồng hồ không dừng lại. Một trong số khác liên quan đến cái tên "Con mắt của quỷ". Truyền thuyết kể rằng khi nước Séc đối mặt với thảm họa, chiếc đồng hồ dừng lại. Vẫn có người tin vào truyền thuyết này và họ rất sợ sẽ có một ngày chiếc đồng hồ dừng lại. Những người tin vào điều này cũng tin rằng Master Hanus vốn bị mù mắt bởi một lý do có liên quan đến phù thuỷ. 

Có hai cửa sổ phía trên đồng hồ. Bên trong những cửa sổ này là 12 Tông đồ của Chúa Giêsu. Mỗi giờ rung chuông và bức tượng khung xương xoay chiếc đồng hồ cát trên tay, các cửa sổ sẽ mở ra và 12 vị Tông đồ xuất hiện theo thứ tự. Đây là thời điểm mà mọi người tụ tập đông nhất xung quanh để chiêm ngưỡng kiệt tác hơn 600 năm này hoạt động. 

Có ý kiến ​​​​khác về kiến ​​​​trúc sư của chiếc đồng hồ huyền thoại này. Đó là những câu chuyện kể không hồi kết. Rằng kiến ​​​​trúc sư không thực sự là Hanus. Trong khi các nhà nghiên cứu trong nước cho rằng Mikulas của Kadan đã làm ra chiếc đồng hồ, thì Mikulas cũng được cho là đã nguyền rủa chiếc đồng hồ.

Tin đồn đều có thể đúng, có thể sai, nhưng một điều chắc chắn đúng, Praha là một thành phố đáng phải dừng chân nếu đã đến châu Âu. Nhưng sẽ là không công bằng nếu nói Praha hấp dẫn chỉ vì chiếc đồng hồ Thiên văn hơn 600 năm tuổi. Có nhiều thứ đẹp đẽ hơn thế ở Praha, mà chỉ có đặt chân đến bạn mới cảm nhận được.

Kiến thức
Zalo