Chuyên đề: Kinh nghiệm chế tạo đồng hồ Bespoke có một không hai khi liên hệ với thương hiệu Andersen Genève (Phần 2)
Tìm hiểu về đồng hồ Andersen Genève Retrograde World Time bespoke
Kể từ khi ngài Svend thành thập thương hiệu Andersen Genève, đồng hồ custom đã trở thành dòng sản phẩm cốt lõi của công ty. Tài liệu bán hàng của ngài Svend gồm một tờ rơi mời khách hàng tự mình phát triển sản phẩm riêng một cách rất truyền thống. “90% nguồn cảm hứng của tôi đến từ chính những câu hỏi của người khác”, Ngài Svend đã chia sẻ trong quyển sách mang tên “The Hands of Time” phát hành nhân dịp kỷ niệm 25 năm của tổ chức AHCI là. “Tôi chưa từng từ chối, thay vào đó, tôi luôn suy nghĩ về điều đó”.
Kết quả là, catalogue của thương hiệu Andersen Genève chứa đựng đa dạng mẫu đồng hồ khác nhau mà không có tên trên mặt số, sẽ rất khó với những người mới có thể nhận ra đó là một tác phẩm của ngài Svend. Cách thể hiện này của thương hiệu Andersen Genève là đi ngược với xu hướng của nhiều nhà sản xuất đồng hồ độc lập khác, họ cố gắng tạo ra những thiết kế dễ nhận diện, mang dấu ấn riêng, và điều họ tập trung vào là tên thương hiệu phải thật nổi bật.
Ngài Svend tôn trọng khách hàng và luôn cố gắng để khách hàng được tự đưa ra ý tưởng, điều khiến chiếc đồng hồ sắp được làm trở nên độc đáo. Đặc biệt nhấn mạnh về sự sáng tạo và gu của những nhà sưu tầm đến từ Ý, ngài Svend chia sẻ họ chính là những khách hàng lớn nhất mà ông có được trong giai đoạn giữa thập niên 1980 và 1990. Nhiều người trong số họ đã nhìn nhận những tờ rơi gợi ý làm đồng hồ custom từ Svend đồng ý để người thợ tuyệt vời này ngồi xuống đó và thuyết phục họ về công đoạn tạo ra một chiếc đồng hồ mang dấu ấn cá nhân có ý nghĩa như nào.
Tờ rơi quảng cáo gợi ý làm đồng hồ của Andersen Geneve
Với tôi, Svend Andersen là người tôi tin tưởng, sẵn lòng cho một chiếc đồng hồ world time có một không hai. Khi gặp ngài Svend tại xưởng sản xuất của ông và thảo luận về chiếc đồng hồ đeo tay tôi muốn có, ngài Svend đã cho tôi xem một bản ghi đặt trên bàn để so sánh về những chiếc đồng hồ của nhà sưu tầm người ý trong thập niên 1980. Khi đó tôi đang sở hữu một chiếc đồng hồ Audemars Piguet Royal Oak Offshore nhưng có vẻ chiếc đồng hồ vẫn nhỏ hơn so với hy vọng của mình.
Nên, tôi đặt ra tiêu chí đầu tiên là: chiếc đồng hồ world time dạng custom cần tới bộ vỏ lớn, lớn hơn so với những chiếc đồng hồ mà ngài Svend đang cung cấp trên thị trường, đường kính tối thiểu phải là 42mm. Điều thứ hai, mặt số đồng hồ cần được làm từ vàng xanh với hệ vân guilloché - đặc trưng khiến nhiều người trầm trồ về đồng hồ của hãng.
Không chỉ vậy, ngài Svend muốn phát triển hơn nữa mong muốn của tôi bằng cách lấy ra một khay gồm những chiếc đồng hồ chưa hoàn thiện và hy vọng tôi sẽ nghĩ ra một điều gì đó, hoặc một chi tiết nào đó có thể truyền cảm hứng cho tôi.
Cuối cùng, tôi đã biết mình muốn gì. Một chiếc đồng hồ world time kèm bộ hiển thị thời gian kiểu regulator, nó sẽ rất bắt mắt bởi chưa hề có một chiếc đồng hồ world time có cách sắp xếp như vậy.
Công cuộc làm mới thiết kế
Tôi không có ý tưởng gì để hiện thực hóa mong muốn về một mặt số đồng hồ world time khác thường như trên. Còn ngài Svend lại giải quyết vấn đề ấy một cách thực dễ dàng: tìm đến nghệ sĩ đồ họa có kinh nghiệm lâu năm: François Martinoli. François Martinoli đã cung cấp những bản render cơ bản, đơn sắc để tôi hiểu hơn về chiếc đồng hồ. Mặc dù đơn giản, nhưng những bản vẽ cũng rất hữu ích cho phép tôi có thêm ý tưởng với mặt số đồng hồ. Ví dụ, thay vì chia tên thành phố (cho chức năng world time) thành ba dòng, chiếc đồng hồ của tôi chỉ có 2 dòng, như vậy có thể gia tăng diện tích thể hiện các mặt số phụ chỉ báo giờ và giây trên mặt số đồng hồ, đảm bảo tỷ lệ phân chia được đẹp mắt hơn.
Nếu khách hàng có thêm yêu cầu về dựng hình ảnh 3D để thêm ý tưởng cho thiết kế, ngài Svend nói rằng mình có thể cung cấp bản render chân thực hơn. Và dĩ nhiên, những bản render này được tiến hành bởi nhà nhà thiết kế chuyên nghiệp bên ngoài - những người có kinh nghiệm. Đi kèm với đó, bạn cần trả thêm khoảng 10.000 Franc (khoảng 260 triệu) cho yêu cầu này.
Bản render cơ bản được thực hiện bởi François Martinoli thể hiện sự phân bố khác nhau của tên thành phố cũng như kích thước khác nhau của mặt số phụ
Một bản render 3D của chiếc đồng hồ Andersen Tempus Terrae World Time được tạo ra cho sự kiện Only Watch 2017
Bởi chiếc đồng hồ world time cơ bản của ngài Louis Cottier có khá nhiều yếu tố quan trọng: như là đĩa đồng tâm cho thang đo 24h cùng với những thành phố cơ bản, do đó rất ít trường hợp thay đổi mặt số đồng hồ, ít nhất là thay đổi tại khu vực hiển thị giờ thế giới.
Lợi ích của việc sử dụng mô đun trong bộ máy đồng hồ là máy nền sẽ được tách biệt hoàn toàn khỏi các tính năng phức tạp, cho phép điều chỉnh, xử lý tính năng thoải mái mà không gây ảnh hưởng tới tính năng chính: worldtime. Khách hàng, như tôi có thể thoải mái sắp đặt vị trí cho chức năng chỉ báo giờ cũng như trang trí mặt số. Ngài Svend để tôi thoải mái lựa chọn các loại vân guilloché khác nhau và loại được lựa chọn có tên gọi là pannier (đĩa bên phải).
Trong lúc suy nghĩ về mặt số đồng hồ, tôi đã từng nảy lên nghi ngờ với mặt số dạng regulator. Tôi e sợ rằng khu vực trung tâm sẽ khá rối mắt và như vậy nó không phù hợp với phần còn lại của mặt số. Khá nhanh chóng, ngài Svend đã đề nghị về bộ hiển thị giờ dạng retrograde thì sao nhỉ?
Có vẻ, phong cách kết hợp này khá vừa ý của tôi, nó đã cải thiện tỉ lệ trên mặt số đồng hồ. Những bản vẽ mô phỏng thực sự cần thiết trong việc tạo ra một chiếc đồng hồ.
Cơ chế retrograde là một sáng tạo của người thợ chế tác đồng hồ vĩ đại George Daniels. Ông đã nhấn mạnh về tầm quan trọng của tỉ lệ trong một chiếc đồng hồ, nó là yếu tố quyết định vẻ đẹp thanh lịch của một cỗ máy đếm thời gian. Từ năm 1969 tới năm 1973, George Daniels đã tạo ra 8 chiếc đồng hồ có chức năng báo giờ dạng retrograde (mẫu hình bên trái). Khác với chiếc đồng hồ của ngài George Daniels, chiếc đồng hồ đeo tay bespoke có chức năng world time của tôi sở hữu vòng cung báo ngày dạng retrograde ở 120 độ.
Công cuộc xây dựng mô đun cho chiếc đồng hồ bespoke của tôi
Khá may mắn, không gian bên trong bộ vỏ đủ để làm một mô đun phù hợp với thiết kế phần mặt số. Về cơ bản, mặt số có thêm một khoảng không gian giữa thành vỏ và bộ máy nền, cho phép đặt mô đun bên trên máy nền. Do đó, ngài Svend đã tạo nên một mô đun có hai thành phần.
Cơ chế báo ngày retrograde nằm tại trung tâm của mô đun, gồm có một lò xo điều tiết nhỏ, được thiết kế dạng cuộn để bảo vệ kim khỏi bị sốc quá mức. Mô đun nằm trước đĩa 24 giờ và các thành phố khi chưa được lắp đặt (bên ảnh trái) và đã được lắp đặt (ảnh bên phải)
Cái mà tôi nhận ra khi hòa mình vào quá trình chế tạo một chiếc đồng hồ bespoke đó là cách sắp xếp tại cơ sở chế tác cho phép ngài Svend sản xuất từng chi tiết đồng hồ một cách rất nghệ thuật. Chỉ có nguyên liệu thô cho dây tóc hay ball bearing là phải mua từ bên ngoài, còn các linh kiện khác của mô đun đều được sản xuất bên trong cơ sở sản xuất, làm thủ công và được hoàn thiện đẹp mắt.
Quá trình chế tạo linh kiện mô đun diễn ra nhanh chóng đến kinh ngạc. Những người thợ đồng hồ có trong xưởng của ngài Svend đều thuộc dạng dày dặn kinh nghiệm, và họ chỉ cần tính toán trên những bánh răng cơ bản rồi chuyển hẳn sang công đoạn xử lý. Với những nguyên liệu thô, chỉ cần vài phút để cắt thành hình cơ bản.
Trên thực tế, những nghệ nhân trong xưởng chế tác của ngài Svend đều là những chuyên gia, họ đều sở hữu “giác quan riêng” đối với vật liệu. Họ cảm nhận được lượng/diện tích vật liệu cần thiết nhất để giảm thiểu sự lãng phí trong việc chế tác đồng hồ. Stephen Forsey là một người rất thành công trong việc này.
Lối sản xuất và xây dựng này là nền tảng trong xưởng chế tác của ngài Svend. Những chiếc đồng hồ automaton nổi tiếng, nhất là dòng đồng hồ Erotic linh hoạt là những ví dụ tuyệt vời về việc tính toán từng chi tiết, bộ phận.
Thông thường, khách hàng mà có yêu cầu về một chiếc đồng hồ dạng automaton đều cần tới một bản vẽ chi tiết, mô phỏng hình ảnh có thể dịch chuyển trên chiếc đồng hồ. Ví dụ, một cảnh thông thường cần tới 10 đến 16 bộ phận cùng chuyển động, chúng sẽ di chuyển ở tốc độ và biên độ khác nhau nhưng chúng phải ăn khớp với nhau. Vì mỗi khung cảnh đều mang tính độc nhất, nên các chi tiết bên chúng cũng mang tính độc nhất. Kết quả là: tất các các linh kiện tạo nên chiếc đồng hồ (cụ thể là linh kiện liên quan đến các chi tiết có thể chuyển động) bao gồm các bánh răng nhỏ, đòn bẩy chỉ được sử dụng duy nhất một lần.
Bởi lẽ đó, thông thường, sẽ có nhiều bản thử nghiệm hay bản làm sai của các linh kiện, nhưng với những người thợ thủ công dày dặn kinh nghiệm trong xưởng sản xuất Andersen Geneve, tỷ lệ “lỗi” là rất nhỏ. Cùng với đó, các chi tiết đều được thực hiện thủ công nên thường là đơn giản về mặt kỹ thuật, đảm bảo vấn đề là dễ dàng sửa chữa trong tương lai, chúng sẽ có thể được làm lại bởi một người thợ thủ công lành nghề.
Thực hiện thủ công
Ngày nay, những chiếc đồng hồ dạng “hand-made” vẫn gồm những linh kiện được chế tạo trong dây chuyền tự động, cụ thể là quá trình phay máy hay tiện bằng máy công nghiệp được kiểm soát bởi máy tính. Điều này đảm bảo khả năng thay đổi các linh kiện mà còn giảm thiểu thời gian sản xuất.
Trước khi một máy CNC có thể hoạt động hiệu quả, cần tới bản vẽ chi tiết cho từng chi tiết có trong bộ máy đồng hồ. Việc chuyển hóa thành bản vẽ thường được thực hiện bởi người có chuyên môn trong việc sử dụng phần mềm máy tính, bao gồm cả những công cụ kỹ thuật. Bạn biết tại sao tôi nói đến điều này không? Bởi những điều kể trên đều mất thời gian, và nó dẫn tới việc sản xuất sẽ tốn kém. Nó phù hợp với sản xuất công nghiệp, chứ không phải với những chiếc đồng hồ đơn lẻ.
Ngài Svend gần như có thể sản xuất được tất cả các chi tiết có trong một chiếc đồng hồ với những máy móc siêu nhỏ của mình
Với những chi tiết máy cần tới tính chính xác, ngài Svend cần tới một vài người hỗ trợ đáng tin cậu điều khiển máy móc, họ đều là những người có tay nghề, đôi tay của họ có thể thay thế cho quá trình lập trình từ máy móc
Thực khó để tìm được những người xử lý có đủ năng lực kể trên, thậm chí là trong ngành công nghiệp đồng hồ, nơi yếu tố thủ công là điều rất đáng trân trọng. Bạn có nhớ tới chiếc đồng hồ Hand Made 1 đến từ thương hiệu Greubel Forsey? Họ đã khẳng định rằng, sai số của các linh kiện trong chiếc đồng hồ đó rơi vào khoảng 2 micromet mặc dù chúng được xử lý kiểu thủ công. Và những kỹ năng điều khiển máy bằng tay như vậy sẽ không được dạy trong trường học.
Svend Andersen và đội ngũ của mình lại thường xuyên ứng dụng kỹ thuật chế tác như vậy trong những sản phẩm của mình, từ rất lâu. Họ có đủ công cụ để thực hiện điều đó, có những máy móc đã quá cũ, còn hơn một thế kỷ. Xưởng chế tác của thương hiệu Andersen Geneve có cả máy tiện kiểu đối mặt, hay còn gọi là máy sử burin - được điều khiển bằng tay bởi một ròng rọc và tay cầm.
Không chỉ là một giá đỡ kiểu cổ cho việc chụp ảnh, máy tiện kiểu đối mặt này còn được sử dụng trong các nhiệm vụ cụ thể. Máy móc có trong xưởng sản xuất của ngài Svend chủ yếu gồm có những trang thiết bị đạt chuẩn công nghiệp trong thế kỷ 20.
Máy hữu ích nhất để sản xuất các bộ phận một lần là máy phay công cụ đa năng (trái), trong khi bánh răng được sản xuất trên máy tiện Schaublin (phải), một cảnh quen thuộc trong các xưởng chế tác đồng hồ
Ngài Svend Andersen mua hầu hết máy móc trong xưởng chế tác trong giai đoạn Khủng hoảng đồng hồ Quartz diễn ra vào thập niên 1970, khi mà phần lớn các thương hiệu quyết định chấm dứt sản xuất sản xuất đồng hồ cơ hoặc là cắt giảm sản xuất. Mặc dù có vô vàn các loại máy móc, phần lớn công đoạn chế tác đồng hồ phụ thuộc vào hai loại máy là: máy phay đa năng và máy tiện cơ bản.
Svend Andersen là một người thợ chế tác tài năng, ông là người nắm rõ cách sử dụng từng loại công cụ chế tác, từ chiếc máy cơ khí nhỏ bé nhất cho tới tới việc xử lý vật liệu thô. Bởi lẽ đó, ngài Svend không cần tìm tới những nguồn cung cấp bên ngoài, tránh gặp phải những vấn đề liên quan đến chất lượng sản xuất. Rồi khi kết nối với các nghệ nhân có chuyên môn theo chiều dọc lại là một phương thức hiệu quả trong việc tiết kiệm chi phí sản xuất, điều có lợi cho cả công ty lẫn khách hàng của thương hiệu Andersen Geneve. Bạn có thể thấy rõ trong giá thành của từng chiếc đồng hồ mà thương hiệu Andersen Geneve bán ra.
Xưởng chế tác của thương hiệu Andersen Geneve có thể tự mình tạo ra những linh kiện của bộ máy đồng hồ, ông tự cứt những mảnh kim loại trên máy phay rồi tự mình trang trí chúng bằng đường vát bóng và tạo vân dọc
Nhưng hiện nay, xưởng chế tác của ngài Svend được trợ giúp từ rất nhiều người tài năng, nhiều trong số họ là những người còn rất trẻ, và ông sẵn lòng chia sẻ kinh nghiệm, giúp họ phát triển khả năng.
Cùng với phương pháp sản xuất đồng hồ của riêng mình, phương pháp giảng dạy kỹ năng chế tác của ngài Svend hướng đến sự độc lập trong tư duy, trong chế tác. Ông không ngại dặn dò những người theo học về việc “thử" và “gặp lỗi”. Ngài Svend tin rằng, cách tốt nhất để trở thành một người thợ chế tác giỏi là học tập, cho nên ông tập trung vào mặt kiến thức kỹ thuật, rồi sau đó, để cho người thợ học viên tự mình tiến hành nghiền ngẫm xử lý. Không có cầm tay chỉ việc, ngài Svend muốn thợ học viên tự tìm cách.
Đến cuối cùng, chỉ những người thợ học viên nhiệt thành, năng động và có kỹ năng mới ở lại lâu dài trong xưởng chế tác của ngài Svend. Nhưng hơn cả, điều làm ngài Svend tự hào nhất chính là thấy những học viên trẻ tuổi mà mình hướng dẫn từng bước trở nên độc lập trong quá trình họ làm việc.
Cùng lúc đó, ngài Svend thấu hiểu rằng, bất kỳ người thợ chế tác tài năng nào cũng muốn bứt phá, vượt qua ranh giới của chính mình. Đến cuối cùng, những người học viên ưu tú nhất rồi cũng sẽ rời khỏi ông, theo đuổi con đường của riêng mình.
Gaël Petermann đã làm việc tại xưởng sản xuất của ngài Svend trước khi rời khỏi và tự thành lập thương hiệu của riêng mình. Trên ảnh là anh đang làm việc trên máy tiện và tính toán bên ảnh phải
Nếu có cơ hội đến thăm quan xưởng sản xuất của ngài Svend, chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy kinh ngạc. Không thiếu hình ảnh người thợ chế tác đang làm việc tập trung trên băng ghế ngồi, lập tức di chuyển đến chỗ máy tiện, tiến hành sản xuất những chi tiết nhỏ, rồi lại quay về vị trí cũ.
Ở cấp độ thực tế, nhiều người cùng thời với ngài Svend không dành quá nhiều thời gian cho công đoạn chế tác đồng hồ bespoke. Thực sự việc chế tạo đồng hồ bespoke, hay tiến hành tùy biến đồng hồ thường tiêu tốn nhiều năm nếu chỉ có một người xử lý. Còn với chiếc đồng hồ Andersen Geneve có chức năng world time mà tôi biết chỉ cần tới 8 tháng rưỡi từ lúc thông báo đến khi vận chuyển đến nơi.
Một cảnh được chụp trong xưởng chế tác của ngài Svend: Sau khi xử lý bánh răng nhỏ (pinion) trên máy tiện, người thợ chế tác giờ làm nóng chi tiết này trên một ngọn lửa trước khi lắp đặt chúng vào trong bộ máy đồng hồ
Công đoạn xử lý bộ máy nền tảng
Với tất cả những chiếc đồng hồ thành công ở nhiều mức độ phức tạp khác nhau, ngài Svend chưa từng thể hiện tham vọng muốn chế tạo một bộ máy nền của riêng mình bởi hai lý do chính: đảm bảo sự linh hoạt và chi phí sản xuất. Bởi ngay cả một thương hiệu lớn, có chuyên môn nếu muốn tự mình sản xuất một bộ máy dù là đơn giản vẫn rất tốn kém.
Mong muốn của khách hàng được đặt lên hàng đầu trong mọi thiết kế đồng hồ của thương hiệu Andersen Geneve, và các bộ máy tại thương hiệu cũng rất đa dạng về mặt tính năng. Ví dụ, một chiếc đồng hồ đơn giản, thanh lịch cần đến một bộ máy mỏng, nhưng một chiếc đồng hồ phức tạp hơn cần đến bộ máy khỏe hơn. Những mẫu đồng hồ mà thương hiệu Andersen Geneve cung cấp rất đa dạng, không chỉ có một loại chức năng.
Nhà sản xuất đồng hồ độc lập người Áo Richard Habring đã cung cấp chi tiết về giá thành để tạo nên một bộ máy in-house trong buổi trò chuyện tại Horological Society, New York. Anh đã chỉ ra khoản đầu tư không hề nhỏ của thương hiệu Habring² trong công cuộc phát triển bộ máy mang tên A11.
Mặc dù bộ máy A11 bắt đầu với cấu trúc có sẵn Valjoux ETA 7750, quá trình phát triển cũng tốn khoảng 2.500 giờ. Lý do mà thương hiệu Habring² lựa chọn máy 7750 chính là khả năng dễ dàng thêm vào những modun tính năng khác vào. Nhưng cuối cùng, chi phí sản xuất vẫn dội lên và đạt 500.000 Euro - gồm có chi phí sắp xếp, chi phí sản xuất quy mô nhỏ cho việc sản xuất những chi tiết khác.
Nắm được tính chất của chế tạo đồng hồ dạng tùy biến cũng như số lượng đồng hồ có thể tạo ra, chi phi từ việc quảng cáo đến đầu tư sản xuất bộ mới cho số lượng ít đồng hồ sẽ dẫn tới giá thành cao ngất ngưởng. Ngài Svend cũng muốn tránh các vấn đề phát sinh khi cố gắng nghiên cứu tạo ra bộ máy mới.
Với lý do đó, ngài Svend quyết định phụ thuộc vào những bộ máy đã có sẵn trên thị trường, đặc biệt là những bộ máy cổ được sản xuất từ nửa sau của thế kỷ 20. Ngài Svend đặc biệt yêu thích bộ máy đồng hồ do công ty A. Schild (AS) bởi chất lượng cao và vận hành mạnh mẽ.
Bộ máy trong từng chiếc đồng hồ có chức năng như nào sẽ phụ thuộc vào yêu cầu của khách hàng, nhưng chúng cũng có nguyên tắc tại thương hiệu Andersen Geneve. Như với chiếc worldtime bespoke, yếu tố chính là mặt số phụ góc 6 giờ cùng với việc sở hữu đường kính lớn để duy trì khoảng cách phù hợp giữ ổ trục trung tâm và ổ trục của mặt số phụ tính giây.
AS 1130 là một trong số nhiều bộ máy được nhiều nhà sản xuất mua lại và tuỳ chỉnh bởi khả năng vận hành bền bỉ và ổn định
Bởi nguồn gốc liên quan đến quân sự, bộ máy AS 1130 không có trang trí gì thêm, bởi lẽ đó, nó cần được thay đổi để trở nên hấp dẫn hơn. Nếu muốn thêm vân sọc Geneva trên cầu nối, cần ít nhất là 800 franc Thuỵ Sĩ - ngài Svend đã tìm được một chuyên gia có thể sử dụng công cụ chế tác cổ điển cho bộ máy này. Với việc vát bóng những cầu nối, trách nhiệm là thuộc về Gaël Petermann. Mới đây thôi, Gaël Petermann đã đến với xưởng chế tác của thương hiệu Andersen Geneve sau khi làm việc tại A. Lange & Söhne - tại đây, anh đã thu về được kinh nghiệm tuyệt vời với phương pháp anglage.
Việc có một bộ máy được trang trí đẹp hay không lại do sở thích của khách hàng. Không chỉ là sở thích, đây thực sự là quyết định mang tính kinh tế với một chiếc đồng hồ bespoke như ở Andersen Geneve. Thực tế, với ngài Svend, ông không thích việc “tô vẽ" thêm trên bộ máy nền tảng, bởi ông tin rằng, điều đó chỉ làm tăng chi phí sản xuất lên mà thôi. Nhưng chắc chắn, về cơ bản, đó luôn là một bộ máy ổn định và đáng tin cậy.
Để tránh nhìn bộ máy có vẻ lạc lõng trong bộ vỏ đồng hồ, ngài Svend đã thêm vào một vòng đệm bằng vàng xanh để lấp đầy khoảng trống giữa bộ máy nền và môđun. Lớp đệm bằng vàng xanh được khắc tay và trang trí xoáy tròn.
Công đoạn chế tạo bộ vỏ đồng hồ
Với chiếc đồng hồ world time bespoke, ngài Sven Andersen tự mình lên kế hoạch cho một thiết kế vỏ có tên gọi là “Empire”, mang phong cách cổ điển nhưng vẫn đủ linh hoạt để chứa đựng bộ máy bên trong dày hơn.
Trong số những chi tiết kinh điển có trong bộ vỏ kiểu cách Empire thì cạnh bên dạng fluted (khía đồng xu) là nổi bật nhất. Vâng, nhiều người sẽ nghĩ yếu tố này chỉ nên xuất hiện cho trên những chiếc đồng hồ của thế hệ đi trước. Tôi đặt làm chiếc đồng hồ world time bespoke cũng nghi ngờ cho quyết định của mình khi nhìn vào bộ vỏ thành quả, nhưng ngài Svend lại khẳng định, đừng lăn tăn, bộ vỏ chỉ đơn thuần là lớp ôm lấy phần trung tâm. Người ta sẽ tập trung vào mặt số có vân guilloché bằng vàng xanh kìa.
Bộ vỏ trên chiếc đồng hồ của tôi được làm bởi Jean-Pierre Scherrer, người cũng đã xử lý bộ vỏ dạng Empire trên chiếc Andersen Genève Montre a Tact for Only Watch 2019. Jean-Pierre Scherrer và Jean-Pierre Hagmann là hai người chế tạo bộ vỏ thành thục.
Cả hai là những nhà chế tạo vỏ đồng hồ tuyệt vời nhất trong thế hệ của mình, nhưng cách thức tiếp cận của họ lại không giống nhau. Quý ông Scherrer thích làm việc với máy tiện, còn quý ông Hagmann lại đặc biệt giỏi trong việc xử lý những bộ vỏ phức tạp yêu cầu công đoạn hàn nối các chi tiết vỏ lại với nhau.
Như nhiều người làm vỏ đồng hồ chuyên nghiệp, quý ông Scherrer không cần nhiều máy móc phức tạp. Ông chưa từng dùng máy cắt CNC công nghiệp, mà xử lý phần lớn bộ vỏ đồng hồ trong dòng world time bằng máy tiện
Bộ vỏ đồng hồ trống được hoàn thiện - sản phẩm của ngài Scherrer
Chiếc đồng hồ hoàn thiện
Tôi đã có được chiếc đồng hồ độc nhất của mình một cách đơn giản hơn rất nhiều khi biết đến thương hiệu Andersen Geneve. Thế nhưng, tôi cũng thừa nhận, mình của lúc đó còn thiếu kiến thức nên đã đưa ra vài quyết định ngớ ngẩn, ví như mong muốn có một chiếc đồng hồ cỡ lớn. Sự thiếu hụt kiến thức về vật liệu, về chất lượng cũng như kỹ thuật trang trí cũng cũng khiến tôi tiếc nuối. Hay khả năng tưởng tượng về thành quả cuối cùng còn hạn chế cũng khiến tôi không thể khám phá thêm nhiều điều thú vị hơn.
Ví dụ khi nghĩ lại về chiếc đồng hồ world time bespoke của mình, tôi hi vọng mặt số sẽ được làm nhiều hơn thế. Phần trung tâm mặt số bằng vàng xanh, đĩa thành phố và nửa cung của thang đo 24 giờ với màu trắng sẽ tăng sự thanh lịch cho chiếc đồng hồ. Nhưng tôi không chú trọng vào kiểu chữ và cách sắp xếp tên của các thành phố, cũng như các khoảng trống trắng giữa chúng.
Bạn biết không, để làm được điều này, cần tới kinh nghiệm của nhà sưu tầm. Họ xác định được chính xác điều họ muốn, và khi đó sẽ dễ dàng xin tư vấn thêm từ người thợ chế tác. Nhưng, bởi vấn đề ở đây là những người thợ rất nhạy cảm với những lời chỉ trích nên họ rất thận trọng khi đưa ra lời khuyên, kết quả là khách hàng sẽ khó có thể trau dồi thêm.
Tôi đã có kinh nghiệm khi làm việc với những người thợ chế tác trong những quá trình tương tự. Khi đề xuất ý tưởng làm một chiếc đồng hồ world time với Svend Andersen, tôi khẳng định đó không phải mệnh lệnh để tuân theo, mà đó là cơ hội để cả hai trao đổi ý tưởng, và lúc đó, người thợ đồng hồ sẽ cởi mở hơn khi cung cấp ý tưởng mới.
Điểm đặc biệt là, chiếc đồng hồ Andersen Geneve Retrograde World Time của tôi có mức giá dưới 50.000 franc (khoảng 1,3 tỷ đồng) và tôi sẵn sàng quay trở lại gặp ngài Svend Andersen trong lần tiếp sau.