Cùng có chức năng chronograph, Zenith Captain Winsor và Carl F. Bucherer Heritage Hometown có giống nhau?

Cùng có chức năng chronograph, Zenith Captain Winsor và Carl F. Bucherer Heritage Hometown có giống nhau?

14/02/2023
Kiến thức
Đồng hồ Carl F. Bucherer
Đồng hồ Zenith

Chronograph hay những chiếc đồng hồ bấm giờ là một phân loại phổ biến. Thông thường, dấu hiệu nhận biết đồng hồ chronograph đó là các mặt số phụ nhỏ trên mặt số và các nút bấm bên ngoài vỏ đồng hồ. Chronograph xuất hiện rất lâu là một phần không thể thiếu trong lịch sử ngành đồng hồ. Ở đó, mỗi một thương hiệu đồng hồ lớn hiện nay đều có cung cấp những chiếc đồng hồ chronograph của mình.

Theo cấu trúc, có hai loại đồng hồ chronograph: đồng hồ bấm giờ tích hợp và đồng hồ bấm giờ mô-đun. Đồng hồ bấm giờ tích hợp về cơ bản giống như tên gọi của nó, tính năng chronograph được tích hợp vào bộ máy cơ bản và cả hai được thiết kế để hoạt động cùng nhau.

Còn đồng hồ chronograph sử dụng mô-đun lại là một khái niệm hoàn toàn khác. Tính năng bấm giờ trên loại đồng hồ này được thực hiện bởi một bộ phận độc lập, gắn vào bộ máy cơ sở. Ví dụ các nhà sản xuất sử dụng mô-đun bấm giờ gắn vào bộ máy ETA 2892, biến nó thành một bộ máy chronograph hoàn chỉnh. Đó rõ ràng là một ý tưởng thông minh, điều được khẳng định chắc chắn bởi các nhà sản xuất lớn, kể cả Omega, Breitling, Audemars Piguet và thậm chí cả Richard Mille đều có các bộ máy chronograph dạng mô-đun. 

Nhưng liệu đồng hồ chronograph tích hợp tốt hơn hay đồng hồ chronograph mô-đun, cái nào tốt hơn? Trong bài viết này Gia Bảo đưa ra hai ví dụ cụ thể của hai loại đồng hồ chronograph kể trên. Đó là Carl F. Bucherer Heritage HometownZenith Captain Winsor.

Đồng hồ bấm giờ tích hợp

Đồng hồ bấm giờ dạng tích hợp có nhiều kiểu và kích cỡ. Trong số đó, Omega 321, Venus 178 (được sử dụng trong Breitling Navitimer đời đầu), Valjoux 72 cùng với các cấu trúc hiện đại hơn như Valjoux 7750, Rolex 4130 và Zenith El Primero là phổ biến nhất. Tất cả những bộ máy này đều là trụ cột của ngành công nghiệp đồng hồ, và hầu hết mọi người đều đánh giá những cái tên kể trên nằm trong số những bộ máy đồng hồ bấm giờ tốt nhất từng được sản xuất.

Bên trong chiếc Zenith Captain Winsor là bộ máy El Primero tích hợp huyền thoại. Xuất hiện từ năm 1969, El Primero có những đặc trưng đột phá ví như là vận hành chính xác và bền bỉ ở tần số 36,000 bph, trong khi những chiếc đồng hồ cơ thời điểm đó hầu hết chỉ gõ 18.000 nhịp/giờ.

Xuất hiện chính xác từ năm 1969, cho đến nay El Primero vẫn được coi là bộ máy chronograph tự động huyền thoại bậc nhất trong giới chế tác đồng hồ cơ bởi khả năng vận hành chính xác và bền bỉ khi có tần số hoạt động ưu việt là 36.000 bph, trong khi những chiếc đồng hồ cơ thời điểm đó hầu hết chỉ gõ 18.000 nhịp/giờ. Tiếp nối huyền thoại, El Primero là một bộ máy trụ cột, được Zenith tập trung cải tiến và sử dụng trong nhiều dòng đồng hồ khác nhau. Như với cỗ máy Captain Winsor là bộ máy El Primero 4054 (cải tiến của El Primero 400) bổ sung chức năng lịch thường niên qua các ô cửa sổ báo thứ, ngày và tháng.

Đồng hồ bấm giờ mô-đun

Có hai mô-đun đồng hồ bấm giờ chính trên thị trường hiện nay. Có mô-đun từ Dubois Depraz, có thể được gắn trên bất kỳ bộ máy cơ sở tự động nào. Thứ hai là ETA 2894-2, về cơ bản là bộ máy 2892 được ghép nối với một mô-đun bấm giờ khác. Mô-đun Dubois Depraz chủ yếu được sử dụng với calibre ETA của Omega và Breitling, và cả bên trong Audemars Piguet Royal Oak và thậm chí một số mẫu Richard Mille (số lượng rất ít). Trong chiếc Carl F. Bucherer Heritage Hometown Edition London là bộ máy CFB 1972, đã được sửa đổi từ ETA 2894-2, có thể trữ cót trong vòng 42 giờ.

Ở các bộ máy bấm giờ dạng mô-đun như ETA 2894-2, cần có sẵn một bộ máy nền hoàn chỉnh, và sau đó kèm thêm mô-đun bấm giờ bên trên, kết nối với một mặt của mặt số. Có một bánh răng gắn và bánh răng đẩy kim giây chạy (thường là gắn với bánh răng kim giây) trên bộ máy nền, điều này khác với bộ máy bấm giờ tích hợp, vốn dựa vào bánh răng thứ tư.

Vì vậy, sự khác biệt chức năng thực tế là gì?

Mặc dù cả hai đều là đồng hồ chronograph được điều khiển bởi một bánh răng, bánh răng thứ tư hoặc bánh răng chịu trách nhiệm với kim giây, nhưng thực tế chúng rất khác nhau.

Kim giờ “thông thường” của đồng hồ bấm giờ tích hợp độc lập với các bánh răng cơ chế bấm giờ, nói cách khác, kim giờ gắn vào bánh răng được dẫn động trực tiếp từ bộ máy cơ bản. Các bánh răng và bộ đếm thời gian sau đó sẽ ăn khớp thông qua bánh răng thứ tư. Bánh răng thứ tư có một trục mở rộng. Có một bánh răng khác được gắn đồng tâm và bánh răng này khớp nối với bánh răng đẩy kim giây trong cơ chế bấm giờ, thông qua một bánh răng trung gian khác, lắc qua lắc lại để bật/tắt chức năng bấm giờ. Bánh răng giây của chức năng báo giờ có một bộ phận ăn khớp với bánh răng đếm phút (sẽ nhảy cứ sau 60 giây).

Mặt khác, toàn bộ đồng hồ (cả chức năng báo giờ thông thường và chức năng bấm giờ - chronograph) chạy qua bánh răng giây được gắn qua các bánh răng phụ trong mô-đun.

Theo đó, đồng hồ bấm giờ dạng tích hợp rất ổn định khi bàn đến chỉ báo thời gian, điều mà đồng hồ mô-đun thể hiện sự thiếu sót. Khi khởi động, dừng cơ chế chronograph, trên đồng hồ dạng mô-đun, kim giây thông thường có xu hướng rung lên (giống như là bị gõ vào). Đừng lo bởi đây chỉ là triệu chứng của việc bánh răng đang chạy qua mô đun và các kim đều chạy qua nó.

Cũng đáng lưu ý là chất lượng của mô-đun đồng hồ bấm giờ không phải lúc nào cũng như mong đợi. Chúng thường không được hoàn thiện tốt như các bộ máy khác và đôi khi chúng thiếu dung sai mà người ta có thể mong đợi từ một bộ máy hiện đại. Điều này khá tốt nếu một chiếc đồng hồ có mức giá hợp lý. Nhưng với một số tiền lớn cho một chiếc đồng hồ haute horlogerie, điều chúng ta mong đợi nên nhiều hơn thế.

Sau đó, có câu hỏi riêng về dịch vụ hậu mãi. Hầu hết các nhà sản xuất đồng hồ sẽ thoải mái hơn với đồng hồ bấm giờ tích hợp, phần lớn bảo dưỡng chúng sẽ dễ dàng. Các bộ phận thường có sẵn (với các bộ máy hiện đại) nên bảo dưỡng và cả thay thế các chức năng hiếm khi gặp vấn đề. Nhưng với bộ máy bấm giờ dạng mô-đun lại khác. ETA 2894-2 rất khó bảo dưỡng, thay thế, thông thường sẽ là thay cả môđun mà không phải là một linh kiện nhỏ.

Kiến thức
Đồng hồ Carl F. Bucherer
Đồng hồ Zenith
Zalo