Đồng Hồ Grönefeld 1941 Principia White Gold Mặt Số Cream Lacquer

Giá liên hệ

Giới thiệu đồng hồ Grönefeld 1941 Principia White Gold Mặt Số Cream Lacquer

Xem thêm
Thu gọn

Thông số kỹ thuật đồng hồ Grönefeld 1941 Principia White Gold Mặt Số Cream Lacquer

Tình trạng mới 100%
Phụ kiện
Kích thước mặt, Size 39.5mm
Xuất xứ Grönefeld - Hà Lan
Movement automatic, Cal G-06
Chất liệu vàng trắng
Chức năng giờ và phút, giây
Chống nước 30m
Dự trữ 56h

Đánh giá đồng hồ Grönefeld 1941 Principia White Gold Mặt Số Cream Lacquer

Lược sử về thương hiệu đồng hồ độc lập Grönefeld

Lược sử về thương hiệu đồng hồ độc lập Grönefeld

Đăng bởi Nguyễn Hiệp

Đối với một thương hiệu đồng hồ chỉ mới có mặt trên thị trường được 15 năm, Grönefeld đã để lại dấu ấn đáng kể trong thế giới của những chiếc đồng hồ độc lập. “Anh em nghệ nhân đồng hồ đầy tính nghệ thuật” người Hà Lan - Tim và Bart Grönefeld, không chỉ tiếp nối truyền thống gia đình mà còn trở thành những bậc thầy thực sự trong lĩnh vực rộng lớn, chỉ sản xuất những sản phẩm tinh xảo với số lượng cực kỳ nhỏ. Lược sử về thương hiệu đồng hồ độc lập GrönefeldLược sử về thương hiệu đồng hồ độc lập GrönefeldLược sử về thương hiệu đồng hồ độc lập Grönefeld 

Lựa chọn quyết định

Niềm đam mê chế tạo đồng hồ của anh em nhà Grönefeld vốn được truyền lại từ chính người ông của mình: Gerhard “Johan” Grönefeld - sinh năm 1896 tại Oldenzaal, một thị trấn nhỏ ở phía đông Hà Lan, gần biên giới với Đức, nơi gia đình Grönefeld định cư ban đầu. Gerhard “Johan” Grönefeld có nhận thức và được dẫn dắt và bước vào nghề chế tạo đồng hồ vào năm 1912 từ một người chú, đã thành lập xưởng đồng hồ và cửa hàng trang sức của mình trên đường Steenstraat, gần nhà thờ Saint Plechelmus lịch sử. Công việc kinh doanh không chỉ phát đạt mà Johan còn được giao nhiệm vụ bảo trì cho chiếc đồng hồ bên trong tòa tháp của nhà thờ nổi tiếng.

Johannes “Sjef” Grönefeld (Cha của Bart và Tim) sinh năm 1941, tiếp bước người cha đi trước ông với tư cách là một thợ đồng hồ và thợ kim hoàn. Khi Johan qua đời vào năm 1974, Sjef đảm nhận vị trí danh giá trong xưởng chế tác của cha mình, còn vợ ông lại quản lý toàn bộ hoạt động bán hàng của cửa hàng. 

Hai anh em Bart và Tim lần lượt sinh năm 1969 và 1972, đã dành thời thơ ấu để tìm hiểu và khám phá về xưởng chế tác của gia đình. Và họ không thể cưỡng lại sức quyến rũ của các bộ phận như đòn bẩy pallet và các cỗ máy đếm thời gian kêu tích tắc mỗi ngày. Bart khi dưới 6 tuổi đam mê cơ khí, đã tháo dỡ những chiếc đồng hồ báo thức, để ông của anh lắp ráp lại và thổi sức sống vào chúng lại một lần nữa. Trong suốt thời niên thiếu, hai anh em đã phát triển tình yêu sâu sắc đối với công việc của gia đình, và ngay cả khi còn nhỏ, Bart và Tim đã thề một ngày nào đó sẽ luôn mang bên mình ngọn đuốc mà ông nội đã thắp lên vào năm 1912.

Lược sử về thương hiệu đồng hồ độc lập GrönefeldLược sử về thương hiệu đồng hồ độc lập GrönefeldLược sử về thương hiệu đồng hồ độc lập Grönefeld

Sau khi hoàn thành chương trình giáo dục bắt buộc, Bart theo học tại một trường kỹ thuật ở quê nhà Oldenzaal, và được lựa chọn lĩnh vực học. Được chọn lựa để trở thành thợ kim hoàn, thợ bạc, thợ chế tạo đồng hồ, hoặc một thợ sửa đồng hồ, Bart biết mình muốn gì.

Bart tiếp tục theo học ở Rotterdam với việc du nạp thêm những điều cơ bản về sửa chữa đồng hồ. Tuy nhiên, sau khi tốt nghiệp ở tuổi 19, Bart cảm thấy rằng kiến ​​thức và kinh nghiệm của mình còn thiếu, do đó, anh chưa thể đảm nhận vị trí chính thức làm việc cùng với cha mình. Anh ấy đã nhờ cha giúp tìm một công việc ở thiên đường đồng hồ - Thụy Sĩ để mở rộng tầm nhìn, và chính tại đó, gia đình đã tìm thấy cái được gọi là WOSTEP, Chương trình Giáo dục và Đào tạo Thợ đồng hồ của Thụy Sĩ. 

Lược sử về thương hiệu đồng hồ độc lập GrönefeldLược sử về thương hiệu đồng hồ độc lập Grönefeld

Ngôi trường WOSTEP nằm ở Neuchâtel, được tài trợ bởi các thương hiệu hàng đầu trong ngành đồng hồ, cung cấp chính xác kiến thức giáo dục mà Bart mong muốn. Những gì Bart được học tại quê nhà Hà Lan, chỉ bao gồm các bộ máy Seiko, Citizen và đôi khi có ETA. Khi đến với WOSTEP, Bart đã thể hiện mình là một chàng trai nhiệt huyết, ham học hỏi kiến ​​thức sâu sắc về các cấp độ cao nhất của kỹ thuật chế tạo đồng hồ, và ở đó, anh tìm thấy niềm đam mê tuyệt đối của mình khi làm việc trên những bộ máy phức tạp nhất. Đó là lúc anh nhận ra sứ mệnh của mình không phải là điều hành cửa hàng của gia đình, mà là trở thành một thợ đồng hồ cao cấp.

Khi mới 21 tuổi, Bart đã tốt nghiệp WOSTEP và đến London làm thợ đồng hồ cho hãng kim hoàn Asprey nổi tiếng. Sau một năm ở đó, anh ấy quyết định quay lại WOSTEP để hiểu thêm về các chức năng phức tạp. Nhờ các mối quan hệ trong ngành của trường, Bart sau đó đã được tuyển làm chuyên gia về đồng hồ bấm giờ, đồng hồ điểm chuông và chuyên gia grand sonnerie tại đơn vị cung cấp dịch vụ đồng hồ phức tạp cao cấp của Audemars Piguet, Renaud et Papi. Trái ngược hoàn toàn với con đường truyền thống mà hầu hết những người thợ đồng hồ trẻ tuổi đi theo - bắt đầu từ dưới đáy và leo từng bậc thang kỹ thuật - Bart được lựa chọn vì tài năng và được xếp thẳng lên bậc cao nhất của nghề thủ công phức tạp. 

Có “Tick Tock” và “Ding Dong”

Ba năm sau khi hoàn thành chương trình học tại trường kỹ thuật ở Oldenzaal và trường chuyên biệt dành cho thợ đồng hồ ở Schoonhoven, Tim cũng được Renaud et Papi tuyển về làm chuyên gia tourbillon và điều chỉnh các bộ máy đồng hồ. Làm việc cùng anh trai của mình tại công ty cấp cao, Tim đã cho thấy kỹ năng điêu luyện trong điều chỉnh các bộ máy đồng hồ, và chẳng bao lâu sau anh ấy được giao trách nhiệm đào tạo những người thợ đồng hồ khác ở đó. 

Tim cũng trở thành người đi đầu trong việc lắp ráp bộ thoát và tourbillon, và với bộ kỹ năng bổ sung trong cả việc điều chỉnh bộ máy và khả năng thính giác, hai anh em được đặt biệt danh thân mật là “Tick Tock” và “Ding Dong”. Hơn nữa, trong thời gian làm việc tại Renaud et Papi, hai anh em Bart và Tim đã trở nên cực kỳ thành thạo trong việc hoàn thiện các bộ máy đồng hồ, những kỹ năng cần thiết để hình thành thương hiệu riêng về sau.

Trong suốt tám và sáu năm tương ứng ở Thụy Sĩ, cuộc sống của Bart và Tim chỉ xoay quanh niềm đam mê đồng hồ. Ngay cả vào những ngày cuối tuần, khi không làm việc trong xưởng Renaud et Papi, Bart và Tim vẫn thường xuyên được tiếp xúc với những người bạn và những người vĩ đại trong ngành chế tạo đồng hồ hiện nay như Peter Speake-Marin, Stepan Sarpaneva, Kari Voutilainen và Stephen Forsey. Các bữa tiệc nướng có các cuộc thảo luận chuyên sâu về sản xuất đồng hồ và kỹ thuật hoàn thiện hiện đại là điều thường xảy ra. Cuối cùng, vào năm 1998, hai anh em Bart và Tim quyết định đã đến lúc trở về Hà Lan, mang theo kiến ​​thức và kỹ năng to lớn mình học được từ vùng đất thiên đường.

Trong vài năm đầu tiên điều hành cửa hàng của mình, Bart và Tim tập trung chủ yếu vào việc bảo dưỡng đồng hồ từ Breitling, IWC và các thương hiệu có vị trí tương tự trong hệ thống phân cấp của ngành. Ngoài ra, hai anh em tiếp tục công việc hỗ trợ cho các thương hiệu cao cấp hơn và tiếp tục thực hiện công việc hoàn thiện cho Renaud et Papi. 

Tuy nhiên, trong thời gian này, họ bắt đầu khao khát những ngày xưa tươi đẹp khi làm việc với những công việc phức tạp đầy thách thức nhất của ngành. Cả hai nhận ra rằng để thể hiện trọn vẹn niềm đam mê của mình đối với kỹ thuật chế tạo đồng hồ tinh xảo, họ cần phải tạo ra cơ sở sản xuất của riêng mình. Khi làm như vậy, họ sẽ chỉ có thể hình dung, sáng tạo những chiếc đồng hồ mà tác dụng kích thích đam mê đến mức tối đa. Do đó, vào năm 2004, hai anh em đã tạo những bản vẽ đầu tiên cho thiết kế đầu tay, và 4 năm sau, Bart và Tim bùng nổ trong lĩnh vực chế tạo đồng hồ độc lập với việc phát hành Grönefeld GTM-06.

Trái táo đầu tiên: Grönefeld GTM-06

Grönefeld GTM-06 chiếc đồng hồ đầu tiên của thương hiệu độc lập thể hiện sự hoàn hảo tuyệt đối về nghệ thuật chế tạo thủ công mà Bart và Tim đã theo đuổi. Đúng như biệt danh Tick Tock và Ding Dong của hai anh em, chiếc đồng hồ này không chỉ sử dụng bộ máy lên cót tay bằng bạc Đức, 385 thành phần, 41 chân kính, mà còn là một bộ máy có tourbillon một phút và một bộ điểm chuông! Lồng tourbillon của calibre G-01 có trọng lượng chỉ 0,42 gram và cơ chế điểm chuông có thể nhìn thấy rõ ràng qua mặt sau của vỏ sapphire của đồng hồ, tạo ra âm vang lớn nhất có thể. 

Với đường kính vỏ 44mm, kích thước lớn của đồng hồ không chỉ được chế tạo theo sở thích mà còn có mục đích, giúp chiếc chiêng trong bộ điểm chuông tạo ra âm thanh thuần khiết nhất. Bên cạnh đó, mặt bên trong của phần càng được tạo rãnh đặc biệt để không làm nhiễu âm thanh được phát ra. Các linh kiện của bộ máy, được thiết kế nội bộ và sản xuất với sự trợ giúp của các đối tác hàng đầu trong ngành của hai nhà sáng lập, cuối cùng sẽ được hoàn thiện và lắp ráp hoàn toàn thủ công tại xưởng Grönefeld - quy trình mà thương hiệu vẫn tuân theo cho đến ngày nay. Tổng cộng chỉ có 20 chiếc GTM-06 được sản xuất, với 10 chiếc bằng vàng hồng và 10 chiếc bằng bạch kim. Chiếc đồng hồ này đã gây được tiếng vang lớn đối với những người sành sỏi về đồng hồ phức tạp, và được bán hết nhanh chóng.

Vượt qua khó khăn

Năm 2009, sự phát triển của thương hiệu gặp phải những trở ngại do cuộc Đại suy thoái diễn ra trên toàn cầu. Gia đình Grönefeld thừa nhận rằng trong môi trường tài chính mới, người tiêu dùng đã trở nên sáng suốt hơn nhiều. Nhu cầu về các điểm bán hàng độc đáo và sự chú ý đến từng chi tiết đang tăng lên với tốc độ không thể phủ nhận. 

Bart đã có nguồn cảm hứng mới khi nhìn thấy bộ máy đồng hồ bỏ túi có cầu nối bằng thép trong bảo tàng La Chaux-de-Fonds. Những cây cầu nối của bộ máy được làm từ thép carbon, chúng bị oxy hoá theo thời gian, bởi vậy hai anh em Bart và Tim quyết định cải tiến cấu trúc của bộ máy đồng hồ, chuyển sang sử dụng thép không gỉ. Điều này khác xa với các bộ máy đồng thau trong ngành, thậm chí còn độc đáo hơn so với các bộ máy sản xuất bằng vàng hoặc bạc Đức. Mặc dù khó hoàn thành gấp bốn lần, nhưng nó sẽ là một phương tiện xứng đáng để anh em nhà Grönefeld thể hiện sự cống hiến cho nghề.

Khó khăn về tài chính của năm trước không ngăn cản hai anh em phát hành mẫu đồng hồ tiếp theo: One Hertz vào năm 2010. Bên trong đồng hồ là bộ máy calibre G-02 do cả hai tự thiết kế, có những đặc tính đầu tiên xuất hiện trong ngành. Ví dụ điển hình là sự có mặt của dead-beat seconds độc lập. Giải nghĩa cho thuật ngữ này, trong khi kim giờ và phút hoạt động ở tần số 3Hz (tạo ra 21.600 dao động mỗi giờ) thì kim giây nhảy giật lại được điều khiển bởi một bộ truyền bánh răng hoàn toàn độc lập, hoạt động ở tần số 1Hz (7.200 dao động mỗi giờ). Kéo theo điều này là cần có một hộp cót riêng biệt, ẩn bên dưới mặt số phụ có kích thước lớn, gần ¾ mặt số chính. Việc tách riêng kim giây dạng dead-beat ra khỏi chức năng hiển thị giờ theo cách này chưa từng được thực hiện trên sản xuất đồng hồ hàng loạt trước đây. 

Vỏ của One Hertz có đường kính 43mm được làm từ thép không gỉ hoặc bằng vàng. Kể từ khi ra mắt, anh em nhà Grönefeld luôn cung cấp tùy chọn thép cho tất cả các mẫu đồng hồ, khẳng định lại sự kiên trì với vật liệu này. Vào đầu năm 2012, Grönefeld One Hertz đã được cộng đồng tại TimeZone.com bình chọn là “Đồng hồ của năm 2011”, đánh bại các đối thủ huyền thoại trong giới haute horology là Patek Philippe, Vacheron Constantin và A. Lange & Söhne.

Parallax Tourbillon

Vào năm 2014, Bart và Tim đã phát hành tác phẩm tiếp theo - Parallax Tourbillon. Được phát hành với số lượng rất hạn chế trong bộ vỏ bằng vàng hồng, bạch kim và thép không gỉ 43mm, Parallax Tourbillon nổi bật với bộ máy G-03 được thiết kế in-house. Mặt số có kim giờ và phút đặt lệch tâm, thêm chỉ báo cót cùng bộ hiển thị chức năng của núm vặn. Tuy nhiên, nổi bật nhất trên mẫu đồng hồ này phải là cơ chế tourbillon.

Grönefeld Parallax Tourbillon có lồng flying tourbillon trong một phút, kim giây tách riêng kim giờ và phút, ở trung tâm. Kim giây đã được chế tạo để có thể dừng lại khi cần điều chỉnh thời gian, để cài đặt thời gian chính xác hơn. Đây là một tính năng cực kỳ hiếm đối với tourbillon.

Còn cái tên “Parallax” thì sao? Đối với những người không quen thuộc, “Parallax” (thị sai) là một ảo ảnh quang học, trong đó vị trí của một vật thể dường như thay đổi do vị trí vật lý của người xem. Với đồng hồ, điều này có thể xảy ra khi có khoảng cách lớn giữa kim và mặt số hoặc vòng đếm, khiến người đeo đọc sai thời gian. Do đó, Parallax Tourbillon có một vòng đếm được nâng lên, loại bỏ khoảng cách giữa nó và kim giây trung tâm độc đáo của tourbillon.

Parallax Tourbillon là một đại diện thể hiện kỹ năng tốt nhất của Grönefeld. Sự đầu tư của hai anh em nhà Grönefeld vào Parallax Tourbillon đã không uổng khi chiếc đồng hồ này được trao giải thưởng đồng hồ tourbillon tốt nhất tại Grand Prix d'Horlogerie de Genève, hay GPHG danh giá.

1941 Remontoire Constant Force

Vào năm 2016, Bart và Tim Grönefeld đã phát hành kiệt tác tiếp theo của thương hiệu - đồng hồ Grönefeld 1941 Remontoire Constant Force. Với mong muốn phù hợp với nhiều cổ tay hơn, đồng hồ 1941 Remontoire Constant Force có kích thước 38,5mm. Con số 1941 ứng với năm cha của hai anh em Bart và Tim được sinh ra. 

Cơ chế Remontoire xoay liên tục, hoàn thành mỗi vòng trong 8 giây được đặt tại vị trí 9 giờ trên mặt số bạc tuyệt đẹp, có tác dụng đảm bảo lực mô-men xoắn không đổi được truyền từ dây cót đến bánh xe cân bằng trong toàn bộ thời gian hoạt động.

Khi còn nhỏ, Bart và Tim thường thấy cơ chế này hoạt động, nhưng ở quy mô lớn bên trong tháp đồng hồ mà ông nội và cha của họ được giao nhiệm vụ bảo trì. Ông nội và cha thường cảnh báo cả hai anh em không được đến quá gần chúng vì có nguy cơ bị lò xo quay đập vào đầu, cơ chế này đã gieo rắc cảm giác sợ hãi cho các cậu bé trong những năm còn trẻ. 

Tuy nhiên, khi trưởng thành, anh em nhà Grönefeld đã trực tiếp đối mặt với cảm xúc sợ hãi, biến nó thành một tác phẩm nghệ thuật cơ khí đầy hấp dẫn, tiếp tục giành được một giải thưởng khác tại GPHG cho đồng hồ nam tốt nhất năm 2016. Ngoài các phiên bản tiêu chuẩn, Grönefeld cũng chọn cung cấp mặt số tùy chỉnh cho khách hàng khi đặt 1941 Remontoire Constant Force. 

Khách hàng có thể lựa chọn mặt số vân guilloché và tráng men với màu sắc yêu thích. Dịch vụ này cho phép người chơi có thể tạo ra một chiếc đồng hồ của riêng mình, mang tính cá nhân, độc nhất vô nhị.

Như đã nêu trước đó, Grönefeld đã hợp tác với một số nhà sản xuất linh kiện tốt nhất trong ngành để biến ý tưởng của chính họ và của khách hàng thành hiện thực. Đối với mặt số guilloché, hai anh em tự hào đã hợp tác với Kari Voutilainen vĩ đại để mang đến chất lượng đỉnh cao.

1941 Principia

Vào năm 2017, lần đầu tiên hai anh em nhà Grönefeld trưng bày tác phẩm tại Salon International de la Haute Horlogerie, hay SIHH. Năm 2018, họ lại làm như vậy, và cả tại Baselworld. Cuối năm đó, sản phẩm tiếp theo của thương hiệu đã được tung ra thị trường - 1941 Principia. 

Bằng cách sử dụng vỏ được thiết kế duyên dáng giống như Remontoire Constant Force, Principia đã đánh dấu một bước phát triển quan trọng đối với thương hiệu: chứa bộ máy tự động đầu tiên - của thương hiệu. Đồng hồ cũng đóng vai trò là sản phẩm có giá thành thấp nhất của Grönefeld, dù giá khởi điểm đã gần 30.000 Euro. Đồng hồ có chức năng cơ bản: kim giờ và phút ở trung tâm kèm một chỉ báo giây nhỏ ở vị trí 6 giờ.

Có sẵn bằng vàng trắng, vàng hồng và tất nhiên là thép không gỉ, 1941 Principia xuất hiện với mặt số bạc bắt mắt và lần đầu tiên có một phiên bản mặt số sơn mài kết hợp cọc số La Mã cùng logo Grönefeld nguyên bản được ông nội của họ sử dụng vào năm 1912. 

Mặc dù chức năng của 1941 Principia phù hợp hơn với việc đeo hàng ngày, nhưng tính thẩm mỹ của bộ máy tự động bên trong vẫn gây ấn tượng không kém so với những thiết kế phức tạp ra đời trước đó. Bộ máy đằng sau có những cầu nối bằng thép không gỉ giống như “đầu hồi chuông” được thấy trong kiến ​​trúc của những ngôi nhà Hà Lan cổ; chân kính được bao quanh bởi những chiếc chaton bằng vàng cùng vẻ ngoài tương phản đẹp mắt của rotor bằng vàng hồng 22 karat nguyên khối, hoàn thiện với lớp hoàn thiện mờ và các cạnh vát.

1941 Decennium Tourbillon

Sau khi phát hành bộ máy tự động đầu tiên vào năm 2018, hai anh em Grönefeld đã tiếp tục nâng cấp lên một tầm cao mới bằng việc phát hành mẫu đồng hồ Decennium Tourbillon năm 2019.

Được tạo ra để kỷ niệm 10 năm thành lập thương hiệu, vỏ bạch kim của 1941 Decennium Tourbillon chứa bộ máy tourbillon tự động đầu tiên của thương hiệu. Thật phù hợp, chiếc đồng hồ chỉ được sản xuất giới hạn mười chiếc, và giống như tất cả các chiếc Grönefeld, 1941 Decennium Tourbillon được lắp ráp và hoàn thiện hoàn toàn thủ công. 

Cam kết hoàn thiện thủ công từng sản phẩm là điều mà anh em nhà Grönefeld không hề xem nhẹ. Kể từ khi thành lập thương hiệu, tất cả các bộ máy khi rời khỏi xưởng sản xuất đều được chăm chút đồng đều về tính hoàn thiện, không phân biệt chức năng. Chúng ta sẽ thấy lớp hoàn thiện mờ mờ, chải xước, vân perlage, các góc cạnh sáng bóng, ốc vít đã được đánh bóng đen. Ngay cả bộ máy đơn giản nhất trong từng dòng sản phẩm cũng cần ít nhất bốn tuần làm việc cho công cuộc hoàn thiện, và một tuần tiếp theo để lắp ráp. 

Với số lượng nhân viên ít ỏi, Grönefeld trước năm 2021 chỉ có thể sản xuất từ ​​50 đến 70 chiếc đồng hồ mỗi năm. Tuy nhiên, vào năm 2021, do nhu cầu và mức độ phổ biến ngày càng tăng, hai anh em Grönefeld đã tăng số nhân viên của mình lên con số “khủng” 15 thành viên và chuyển đến một xưởng lớn hơn với mục tiêu sản xuất ra những chiếc đồng hồ đáng kinh ngạc hơn cho những người sành sỏi về đồng hồ. 

Grönefeld 1941 Grönograaf 

Năm 2022, Grönefeld khiến giới chế tác kinh ngạc với một chiếc đồng hồ tuyệt đẹp - Grönefeld 1941 Grönograaf. Là một kiệt tác từ kỹ thuật kỳ diệu bên trong, Grönefeld 1941 Grönograaf  có vẻ ngoài tuyệt vời. 

Grönograaf giống một cách chơi chữ thú vị, kết hợp họ của hai nhà sáng lập thương hiệu từ tiếng Hà Lan cùng chức năng, có nghĩa là đồng hồ bấm giờ (chronograaf).

Có vỏ đặc trưng của dòng 1941, Grönefeld 1941 Grönograaf có đường kính 40mm và chỉ mỏng 11,3mm. Mặt số thể hiện tinh thần bất đối xứng quen thuộc, có 3 mặt số phụ: góc 1 giờ là hiển thị giờ, ở góc 9 giờ là giây độc lập và góc 6 giờ là bộ đếm 30 phút kèm chỉ báo năng lượng ở góc 11 giờ. Nhưng điểm khác biệt nhất là “bộ điều chỉnh ly tâm” ở vị trí 4 giờ, giúp ngăn chặn lực dư thừa khi đặt lại đồng hồ chronograph (năng lượng khiến kim giây bị rung lắc khi bật ngược về vị trí 0h trên đồng hồ chronograph thường thấy). 

Bên trong chiếc Grönefeld 1941 Grönograaf là bộ máy lên cót tay G-04 có 408 linh kiện. Chỉ có 25 chiếc Grönefeld 1941 Grönograaf bằng tantalin được sản xuất, và đã được bán hết với giá 165.000€. Phiên bản thép không gỉ được giới hạn ở 188 chiếc và có giá 155.000€. 

Với những mẫu đồng hồ đang được sản xuất, cùng đón nhận nhiệt tình của thị trường dành cho Grönograaf ngày một gia tăng, vài năm tới chắc chắn danh tiếng Bart và Tim ngày một tăng lên, và sẽ ngày càng có thêm các mẫu đồng hồ Grönefeld đặc biệt xuất xưởng.

Gia Bảo đã từng ghé thăm và kết nối với Grönefeld:

30/05/2024