Đồng hồ Ulysse Nardin Classic Stranger 6902-125/VIV

1.752.000.000 VND 2.520.000.000 VND 1752000000
(Giá có thể thay đổi tùy thời điểm)
Đồng hồ Ulysse Nardin Classic Stranger 6902-125/VIV
Order
Trung bình
Tốt
Rất tốt
Như mới
Chưa sử dụng
Star icon Mới

Giới thiệu Đồng hồ Ulysse Nardin Classic Stranger 6902-125/VIV

Vào năm 2013, Ulysse Nardin đã giới thiệu bộ sưu tập đồng hồ Stranger rất đặc biệt. Khi âm báo điểm chuông vang lên chính là giai điệu của đoạn nhạc cổ điển nổi tiếng "Strangers in the night". Phiên bản Ulysse Nardin Stranger 6902-125/VIV trở lại vào năm 2015 nhằm tôn vinh nhà soạn nhạc nổi tiếng thời kỳ Baroque, Antonio Lucio Vivaldi và sẽ có âm báo chơi giai điệu nổi tiếng của ông.

Xem thêm
Thu gọn

Thông số kỹ thuật Đồng hồ Ulysse Nardin Classic Stranger 6902-125/VIV

Tình trạng order mới gồm hộp và giấy tờ
Thời gian order 7 - 10 ngày
Kích thước mặt, Size 45mm
Xuất xứ Ulysse Nardin - Thụy Sỹ
Ref 6902-125/VIV
Movement automatic, caliber UN-690
Chức năng giờ, phút, giây, ngày, điểm chuông bằng giai điệu
Chất liệu vàng hồng 18k
Giá hãng 105,000 $

Đánh giá Đồng hồ Ulysse Nardin Classic Stranger 6902-125/VIV

Gặp gỡ một người mới tài năng: nghệ nhân độc lập Felipe Pikullik

Gặp gỡ một người mới tài năng: nghệ nhân độc lập Felipe Pikullik

Đăng bởi Thu Huyền

Một thợ làm đồng hồ độc lập trẻ người Đức đang tạo ra những chiếc đồng hồ rất thú vị mà lại có mức giá tương đối hợp lý! 

Khi kiên trì với niềm tin ban đầu, rất có thể bạn sẽ đạt được thành tựu gì đó trong tương lai. Còn trong thế giới đồng hồ, điều này hoàn toàn có cơ sở để tin tưởng. Bạn cần tin tưởng vào khả năng của bản thân kèm một khối óc luôn tò mò để trở thành một thợ đồng hồ thực thụ. Sẽ không ai cho bạn vòng nguyệt quế ngay tức khắc, cái bạn cần bỏ ra là máu, mồ hôi và cả nước mắt. Không gì khác đó là câu chuyện về Felipe Pikullik, một thợ đồng hồ độc lập người Đức đã trải qua.

Về Felipe Pikullik

Chàng trai trẻ tuổi này đã mất một khoảng thời gian dài để tìm kiếm một chiếc đồng hồ đúng ý. Và rồi anh quyết định tự mình chế tạo một chiếc cho riêng mình. Đây chắc chắn là một suy nghĩ táo bạo. Để từ đó, Felipe Pikullik quyết định học hỏi và phát triển các kỹ năng chế tạo đồng hồ của mình. 

Felipe Pikullik là một trong những cá nhân không đi theo con đường dễ dàng nhất để đến với nghề chế tạo đồng hồ. Anh hình thành đam mê với đồng hồ từ hồi còn nhỏ, bắt đầu với việc nhìn thấy những chiếc đồng hồ trong hộc kính và xem những quyển tạp chí liên quan. Nhưng khởi đầu của Felipe Pikullik với nghề đồng hồ không mấy suôn sẻ. Anh lần đầu đăng ký vào học trường đồng hồ ở Glashütte nhưng lại không thành.

Không nản lòng trước thất bại này, Felipe Pikullik vẫn tiếp tục cho đến khi cổng trường đón chào anh. Sau năm học đầu tiên, Felipe Pikullik đã tạo ra một chiếc đồng hồ skeleton đầu tiên. Đây cũng là dòng đồng hồ chủ đạo trong công việc kinh doanh của Felipe Pikullik, nhưng đó là câu chuyện của những năm tháng phía sau. Để có kiến thức hơn trong việc chế tạo đồng hồ, Felipe Pikullik đã có một khoảng thời gian học việc với nghệ nhân độc lập Stefan Kudoke (người sáng lập thương hiệu Kudoke, có giải thưởng GPHG 2019 với chiếc Kudoke 2 và cả với Rolf Lang, nơi Felipe Pikullik học cách phát triển và hoàn thiện đồng hồ.

Bước tiếp theo để Felipe Pikullik đi trên con đường trở thành thợ đồng hồ là chịu tác động từ một người bạn. Người bạn ấy đã thách thức Felipe Pikullik tạo ra một chiếc đồng hồ có mặt số đặc biệt. Nó phải có hình đầu sư tử được chạm khắc bằng tay. Nhiều năm sau đó, Felipe Pikullik đã miệt mài làm những công việc sử dụng tay nhiều nhất có thể. Đó có thể là công việc một mình hoặc là công việc cần tới sự trợ giúp của các thợ thủ công từ những lĩnh vực khác.

Bắt đầu sản xuất đồng hồ dưới tên riêng của mình vào năm 2017, nghệ nhân Felipe Pikullik kết hợp chế tạo đồng hồ truyền thống với tính sáng tạo tích cực và các đặc điểm có một không hai. Từng chia sẻ, Felipe Pikullik làm đồng hồ vì đam mê và anh cũng cố gắng để kết nối với các nghệ nhân có cùng chí hướng để tạo ra các mặt số và bộ máy độc đáo. 

Bộ sưu tập Sternenhimmel

Hai bộ sưu tập đầu tiên của Felipe được sản xuất giới hạn với số lượng rất ít, và hiện đã được bán hết. Bộ sưu tập thứ ba của anh là Sternenhimmel, hay Starry Sky trong tiếng Anh. Không có gì ngạc nhiên khi chiếc đồng hồ theo chủ đề chiêm tinh này đưa các ngôi sao trên bầu trời đêm vào trong thiết kế. Có hai mẫu Sternenhimmel cơ bản, và từ đó Felipe Pikullik cũng chế tạo rất nhiều mẫu có các chi tiết đặt làm riêng theo ý khách hàng. Felipe Pikullik cung cấp các phiên bản đính kim cương hoặc không.

Về cơ bản, một chiếc Sternenhimmel có đường kính là 41mm và dày 10,5 mm. Khoảng cách “lug to lug” khá lớn, ở mức 50mm, vì vậy bạn bạn sẽ cảm thấy thất vọng nếu đang đi tìm một chiếc đồng hồ có kích thước trung bình. Đồng hồ có phần dáng càng nối dây cách điệu và logo khắc chữ “FP" ở núm vặn. Phía trước và sau của đồng hồ đều có kính sapphire, một cơ hội tuyệt vời để chiêm ngưỡng các chuyển động cơ khí.

Mặt số của Sternernhimmel được làm bằng đồng thau và có thể được sơn mài với nhiều màu sắc. Việc này được thực hiện bằng tay, bao gồm cả các ngôi sao, và kết quả là rất khó có khả năng hai ngôi sao trông giống nhau. Nghệ nhân Felipe cung cấp tùy chọn vạch giờ kim cương cũng như các lựa chọn đặt riêng khác như bản in cá nhân hóa, mặt số bằng đá, thang phút thủ công, v.v.

Bên trong chiếc đồng hồ này là bộ máy lên cót tay ETA 6497/6498 vốn thường đặt bên trong những chiếc đồng hồ bỏ túi kích thước lớn. Nó cho thấy một Felipe Pikullik khác biệt, không thường đi theo số đông. Anh đã loại bỏ các cầu nối và tiến hành skeleton hoá chúng kèm theo việc áp dụng những kỹ thuật hoàn thiện thủ công. Kết quả là trông nó khá ấn tượng, đặc biệt nếu đặt cạnh mức giá mà Felipe Pikullik đưa ra. Bộ máy cơ bản của Sternernhimmel có những đường cong uốn lượn trên tất cả các cầu nối, nhưng khách hàng cũng có thể yêu cầu tấm khung ba phần tư hoặc các bộ phận được khắc toàn bộ.

Điều đáng kinh ngạc nhất có lẽ là những phần trang trí mà Felipe Pikullik có thể thực hiện trong bộ máy. Đó là những phần vát, góc nhọn được thực hiện bằng tay, đánh bóng, làm mờ,... Khách hàng cũng có thể lựa chọn thay đổi bộ máy khác, phù hợp với sở thích của riêng mình, nhưng chắc chắn bạn sẽ cần chi trả thêm một số tiền chênh lệch.

Bộ sưu tập ZBM1

Với bộ sưu tập ZBM1, nghệ nhân Felipe Pikullik còn thể hiện sự sáng tạo hơn nữa. ZBM1 là viết tắt của Ziffetblatt Model 1, hoặc mặt số kiểu 1, khá dễ hiểu. ZBM1 được giới hạn ở 25 chiếc, có cùng vỏ và bộ máy cơ bản với Sternenhimmel. Mặt số của đồng hồ ZBM1 được đính đá quý ở mỗi giờ trong khi phần trung tâm được chạm khắc hoàn toàn bằng tay. 

Nghệ nhân Felipe cũng từng tạo ra một sản phẩm dành riêng cho SwissWatchGang với chỉ báo tùy chỉnh (hoặc chỉ báo giây nhỏ nếu bạn muốn). Đây là tùy chọn đối với ZBM1 vì nó được ra mắt lần đầu mà không có mặt số phụ giây nhỏ.

Về phần bộ máy, chúng ta một lần nữa nhìn thấy ETA 6497/6498, nhưng thậm chí còn được thiết kế dạng skeleton nhiều hơn. Bộ máy trong ZBM1 cơ bản có bộ cầu nối được cắt sắc nét, hiện đại hơn, với các góc vát được đánh bóng và bề mặt trên được chải xước. Mặc dù thiết kế bộ máy này chủ yếu được sử dụng trong ZBM1, nhưng nó cũng có thể được đặt trong Sternenhimmel hoặc một chiếc đồng hồ được chế tạo hoàn toàn theo yêu cầu riêng.

Chế tạo đồng hồ theo yêu cầu riêng

Felipe Pikullik cung cấp đề xuất hấp dẫn về chế tạo đồng hồ theo yêu cầu riêng của khách hàng. Lấy Sternenhimmel làm ví dụ, đó là một chiếc đồng hồ tương đối đơn giản nhưng có nhiều không gian để sáng tạo. Khách hàng có thể “vẽ” ra cấu trúc đồng hồ theo ý muốn. Dĩ nhiên, giá của những chiếc đồng hồ đó sẽ thay đổi tuỳ thuộc vào mức độ trang trí, việc đính thêm đá quý. 

Kết luận

Những ai từng trò chuyện với nghệ nhân trẻ tuổi Felipe Pikullik sẽ nhận ra, anh có một mong muốn xuyên suốt, là đem đến những chiếc đồng hồ xa xỉ với mức giá tương đối dễ tiếp cận. Với niềm đam mê với các tính năng và thiết kế chiêm tinh, Felipe Pikullik đã ra mắt mẫu đồng hồ “Moon With The Mondphase 1” với chỉ báo lịch tuần trăng là một hình cầu 3D thật đẹp mắt trong năm 2023. Nó tiêu tốn một quãng thời gian dài nghiên cứu và hoàn thành, nhưng Felipe Pikullik cho rằng, anh không thể dừng lại đam mê cho nghề thủ công.

29/03/2024
Gặp gỡ TAOS, một thương hiệu mới hoàn toàn dành riêng cho tín đồ yêu mến thứ nghệ thuật Metiers d'Art

Gặp gỡ TAOS, một thương hiệu mới hoàn toàn dành riêng cho tín đồ yêu mến thứ nghệ thuật Metiers d'Art

Đăng bởi Thu Huyền

Một thương hiệu mới đến từ xưởng chế tác Métiers d'Art nổi tiếng có trụ sở tại Geneva, TAOS và loạt sản phẩm ra mắt của họ đều khiến bất kỳ ai cũng phải thích thú.

Gia Bảo luôn cảm thấy hứng thú khi được khám phá và giới thiệu cho bạn đọc về các dự án chế tạo đồng hồ mới, đặc biệt là các mẫu đồng hồ của những thương hiệu độc lập. Được thành lập bởi nhà sản xuất mặt số nổi tiếng có trụ sở tại vùng Geneva, Atelier Olivier Vaucher và thợ đồng hồ Olivier Gaud, TAOS nổi lên như một thương hiệu chế tạo đồng hồ độc lập mới dành riêng cho khách hàng yêu thích métiers d'art và hàng thủ công nghệ thuật. Từ đó, mỗi chiếc đồng hồ của họ là độc nhất vô nhị. Và thực tế, thương hiệu TAOS cũng vừa ra mắt bộ sưu tập đầu tiên gồm 7 tác phẩm độc đáo.

Từ trái sang phải: Olivier Gaud, Olivier Vaucher, Dominique Vaucher

Trên thực tế, cái tên “Atelier Olivier Vaucher” không ngay lập tức gây được tiếng vang với đông đảo khách hàng, mà nó chỉ được biết đến với những người cùng nghề. Atelier Olivier Vaucher là một trong những đơn vị cung cấp mặt số đầy tính nghệ thuật, nổi tiếng tại vùng Geneva. Được thành lập vào năm 1978, công ty này được dẫn dắt bởi Olivier và Dominique Vaucher đứng đầu, hoạt động ngầm cho một số tên tuổi uy tín nhất trong ngành đồng hồ. Với 40 cộng tác viên, xưởng chế tác này có những tay nghề với khối kiến ​​thức chuyên môn từ hơn 15 ngành nghề và nghề thủ công riêng biệt, bao gồm tráng men, vẽ tranh thu nhỏ, chạm khắc bằng tay, đính đá quý, v.v.

TAOS là một ví dụ khá độc đáo về một thương hiệu chế tạo đồng hồ xuất phát từ một xưởng chuyên về mặt số đặc biệt và métiers d'art. Cuộc gặp gỡ giữa Olivier và Dominique Vaucher với thợ đồng hồ Olivier Gaud đã khơi dậy sự hợp tác cho liên doanh độc đáo này. Tầm nhìn của họ là sử dụng bí quyết và nguồn lực của xưởng để chế tạo một vài chiếc đồng hồ nghệ thuật đặc biệt mỗi năm. Cái tên “TAOS” được lấy cảm hứng từ một cộng đồng nhỏ ở New Mexico nổi tiếng với nghệ thuật. Nó cũng là từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là con công.

Bộ sưu tập đầu tiên bao gồm bảy chiếc đồng hồ độc đáo trong kích thước 38mm x 10 mm, bằng vàng hồng hoặc vàng trắng. Mỗi mặt số cần tới hơn 200 giờ chế tác thủ công tỉ mỉ. Tất cả đồng hồ đều được trang bị cùng một bộ máy cung cấp năng lượng, có chỉ báo giờ và phút: VOP318 tự động, hoạt động ở tần số 4Hz và có khả năng dự trữ năng lượng thoải mái trong 3 ngày. Trong khi các bộ phận của bộ máy VOP318  được trang trí thủ công tỉ mỉ tại Atelier Vaucher, với thời gian đầu tư lên tới 100 giờ làm việc cho mỗi bộ máy, thì bản thân bộ máy VOP318 lại đến từ nhà sản xuất Telos. Là nhà thiết kế và sản xuất bộ máy cao cấp, Telos được thành lập bởi Frank Orny và Johnny Girardin tại vùng La Chaux-de-Fonds, Thuỵ Sĩ.

Bộ sưu tập mở màn của thương hiệu đồng hồ TAOS:

Đồng hồ Broderie: Lấy màu trắng và vàng trắng làm chủ đạo trong thiết kế mặt số, trong đó có các sợi men được vẽ và xếp thành hoạ tiết bông hoa, tạo hiệu ứng như chúng vốn được thêu lên. Ngoài ra, mặt số có đính thêm đá quý. Giá: 150.000 CHF.

Đồng hồ Envol Bleu: Lấy tông màu xanh blue làm chủ đạo trong thiết kế. Có phần khắc thủ công đặt bên dưới lớp men kết hợp là kỹ thuật tráng men paillonné enamel, kỹ thuật phủ từng lớp men có màu sắc trong suốt lên những miếng vàng hoặc bạc rất mỏng (mỏng đến độ gió thổi nhẹ là bay), thực hiện nhiều lần. Kỹ thuật này tạo cho mặt số sự mờ ảo khi có ánh sáng (như có lớp sương mù đang lờ lững). Giá: 140.000 CHF.

Đồng hồ Envol Rouge: Lấy màu đỏ và cam làm chủ đạo trong thiết kế. Cách thực hiện giống với mẫu bên trên Envol Bleu. Giá: 140.000 CHF.

Đồng hồ Euphorie: Được thực hiện bằng kỹ thuật tráng men Paillonné và Grand Feu kết hợp, có màu đỏ, cam và đen là chủ đạo trong thiết kế. Giá 120.000 CHF.

Đồng hồ Floréal: có tông màu chủ đạo là bạc, xanh và hồng, được thực hiện bởi sự kết hợp của các kỹ thuật: tráng men email trên paillonné, men cloisonné, xà cừ được chạm khắc bằng tay, bức tranh thu nhỏ trên xà cừ và đính đá quý. Giá: 140.000 CHF

Đồng hồ Kaleidoscope: có tông màu chủ đạo là xanh lam và xanh lá. Ở trung tâm của mặt số là phần xà cừ được chạm khắc và họa tiết hoa được chạm khắc thủ công. Giá: 130.000 CHF.

Đồng hồ Ondes: có tông màu trắng chủ đạo với phần mặt số được thực hiện bởi kỹ thuật khắc xà cừ trên nhiều lớp; hoa văn lặp lại hình khắc trên bộ máy. Giá 110.000 CHF.

27/03/2024
Một chiếc Patek Philippe chronograph một nút bấm từng được đeo bởi hai người nổi tiếng Henry Segrave và Amelia Earhart sắp được bán đấu giá 

Một chiếc Patek Philippe chronograph một nút bấm từng được đeo bởi hai người nổi tiếng Henry Segrave và Amelia Earhart sắp được bán đấu giá 

Đăng bởi Thu Huyền

Trong hiện tại, những chiếc đồng hồ bấm giờ một nút bấm đã không còn được sản xuất phổ biến, thậm chí nếu đó lại là một chiếc Patek Philippe thì không còn được sản xuất nữa. Và sắp tới sẽ có một cỗ máy như vậy xuất hiện tại Monaco, trong một cuộc đấu giá!

Tập đoàn Monaco Legend Group sẽ mang tới cho các nhà sưu tập một chiếc đồng hồ trong mơ vào mùa đấu giá sắp tới. Đó là chiếc đồng hồ tuyệt vời đi kèm một câu chuyện hấp dẫn. Khi đi sâu vào tìm hiểu, bạn sẽ thấy, chiếc đồng hồ này đã ghi lại một số khoảnh khắc quan trọng nhất trong lịch sử ngành hàng không và ngành đua xe thể thao của Mỹ từ cuối những năm 1920 đến những năm 1930. Nhà đấu giá Monaco Legend, với sự dẫn dắt bởi chủ tịch bộ phận đồng hồ Davide Parmegiani, gọi đây là một trong những chiếc đồng hồ Patek Philippe cổ điển quan trọng nhất được bán đấu giá trong thời gian gần đây.

Đó là một chiếc đồng hồ Patek Philippe bấm giờ chia giây, một nút bấm được đặt hàng riêng bởi Harry Gordon Selfridge, ông trùm kinh doanh người Mỹ, người sáng lập cửa hàng bách hóa Selfridges có trụ sở tại London, trong một chuyến đi trượt tuyết ở St. Moritz vào mùa đông năm 1928/1929. Ông Selfridge đã bị thu hút bởi người anh hùng trong môn đua xe thể thao, đặc biệt là các kỷ lục về tốc độ của ông, ngài Henry O'Neal de Hane Segrave. Chiếc đồng hồ Patek Philippe này được khắc ở mặt sau để kỷ niệm tình bạn của họ.

Rõ ràng, chiếc đồng hồ mà ông trùm Selfridge đặt hàng không phải là một chiếc đồng hồ bấm giờ thông thường. Từ năm 1923 đến năm 1939, thương hiệu Patek Philippe đã sản xuất 11 chiếc đồng hồ bấm giờ chia giây một nút bấm được biết đến, hai trong số đó được Patek sản xuất cho (và có chữ ký của) Cartier. Không giống như ref. 1436 được sản xuất hàng loạt vốn có hai nút bấm, những chiếc đồng hồ một nút bấm này dường như được sản xuất hoàn toàn theo đơn đặt hàng. 

Có khoảng 140 chiếc Patek Philippe ref. 1436 split-seconds chronograph đã lộ diện (mẫu này có chung thiết kế mặt số và vỏ với mẫu đồng hồ ref. 130 bấm giờ đơn giản) được sản xuất từ ​​​​năm 1938 đến năm 1971. Trong khi đó, những chiếc Patek Philippe bấm giờ chia giây một nút bấm được đặt hàng lại là một thứ gì đó hoàn toàn khác. Đồng hồ một nút bấm tùy chỉnh sử dụng máy ébauche Victorin Piguet đặt bên trong vỏ đồng hồ hình tròn và hình đệm (cushion). Trong số này, chỉ có năm chiếc là vỏ hình đệm, hai trong số đó đang nằm trong bảo tàng Patek Philippe. Thiết kế một nút bấm khiến đồng hồ trở nên cực kỳ hiếm - và cũng chỉ Patek mới thực hiện thiết kế này trên đồng hồ bấm giờ chia giây vào cuối những năm 20. Đây có thể là thiết kế cuối cùng của thời đại.

Henry Segrave vào ngày xảy ra tai nạn thảm khốc, đeo chiếc Patek. Bức ảnh này lần đầu tiên được tìm thấy bởi @niccoloy trên Instagram 

Segrave là một cái tên huyền thoại trong lĩnh vực đua ô tô thể thao. Ông đã giành chiến thắng trong cuộc đua ô tô sức bền đầu tiên ở Anh vào năm 1921 trước khi chuyển hướng sang chạy theo các kỷ lục tốc độ trên đất liền và trên biển. Vào ngày 16 tháng 3 năm 1926, Segrave lập kỷ lục tốc độ trên đất liền ở mức 152,33 dặm/giờ, sau đó trở thành người đầu tiên phá vỡ tốc độ 200 dặm/giờ chỉ hơn một năm tại Bãi biển Daytona. Vài tháng sau khi được phong tước hiệp sĩ, Segrave đã cố gắng lập kỷ lục tốc độ trên mặt nước ở mức 98,76 mph, nhưng ở lần vượt qua thứ ba, chiếc thuyền bị rơi một cách kinh hoàng và bị kéo lên khỏi mặt nước. Segrave cố gắng duy trì để biết rằng mình đã phá kỷ lục nhưng không thể vượt qua tai nạn đó. Ông đã qua đời do xuất huyết phổi cấp tính. Theo lời kể của Selfridge trong tiểu sử của Amelia Earhart (do chồng bà là George Putnam viết năm 1939), chiếc Patek đã ở trên cổ tay Segrave khi ông qua đời và được trả lại cho Selfridge. Về sau, Selfridge cũng đeo chiếc đồng hồ này trong một khoảng thời gian.

Earhart xuất hiện trong câu chuyện này thể hiện rõ việc Selfridge có những mối quan hệ với những ai nổi tiếng nhất trong cuộc sống lúc bấy giờ. Cho những ai chưa biết, Amelia Earhart là một trong những nữ phi công đầu tiên một mình bay qua Đại Tây Dương. Amelia Earhart hình thành tình bạn thân thiết với Selfridge với minh chứng là một chiếc đồng hồ có câu chuyện riêng.

Tại một thời điểm nào đó, khi đến thăm Earhart ở Mỹ, Selfridge đã tặng Amelia Earhart chiếc đồng hồ Segrave, và đổi lại, bà đã tặng Selfridge chiếc Longines mà bà đang đeo trong hai chuyến bay xuyên Đại Tây Dương phá kỷ lục của mình. Ngoài ra Amelia Earhart đưa đề nghị rằng, bất cứ khi nào cô ấy muốn bà ấy muốn đổi lại chiếc Longines của mình, vì chiếc đồng hồ rõ ràng là rất có ý nghĩa với bà.

Về đồng hồ Patek Philippe bấm giờ chia giây một nút bấm

Thương hiệu Patek Philippe đã cố gắng mua những chiếc đồng hồ bấm giờ chia giây một nút bấm để đặt trong bảo tàng của hãng. Ví như model có số vỏ 124.824, chiếc đồng hồ đeo tay chia giây đầu tiên lộ diện trước công chúng của Patek Philippe đã được bán tại Sotheby's vào năm 2014 với giá 2.965.000 USD - thu hẹp cơ hội sở hữu những chiếc đồng hồ quan trọng này cho các nhà sưu tập. Trên thực tế, Patek Philippe cũng coi đồng hồ bấm giờ chia giây một nút bấm là nguồn cảm hứng cho nhiều mẫu đồng hồ hiện tại, ví như chức năng bấm giờ chia giây trong chiếc ref. 5959 hay vỏ cushion cho chiếc ref. 5950.

Đồng hồ Patek Philippe có số vỏ 124.824

Chiếc đồng hồ đã từng được đeo bởi ông Henry Segrave và bà Amelia Earhart được ký gửi bởi chủ sở hữu người Mỹ. Ông nội của chủ sở hữu đã mua chiếc đồng hồ này vào những năm 1960. Điểm quan trọng về chiếc đồng hồ này, đã được Dan Hodge đề cập trên blog của riêng mình 28DaysEarlier rằng, George Putnam (chồng của bà Amelia Earhart) viết trong cuốn sách xuất bản năm 1939 (và cả ông trùm Selfridge cũng tin vậy) là bà Earhart đã đeo đồng hồ Selfridge/Segrave khi mất tích vào năm 1937. Rõ ràng, nếu đúng như vậy thì chúng ta sẽ không thể nhìn thấy chiếc đồng hồ ở đây vì máy bay và thi thể của bà Amelia Earhart chưa bao giờ được tìm thấy. 

Nhưng những hình ảnh được phát hiện trong kho lưu trữ của Purdue bởi Conor O'Reilly, người thực hiện phần lịch sử của “Deep Study”, cho thấy bà Earhart đeo một chiếc đồng hồ vỏ tròn có thiết kế khác (có thể là đồng hồ bấm giờ ba kim với mặt số hai tông màu) trong một số hình ảnh cuối cùng chụp cô khi dừng chân ở Venezuela trước chuyến bay xấu số.

Chiếc đồng hồ đã trải qua hai lần phục hồi. Lần đầu tiên là ngay sau khi Segrave được kéo lên khỏi mặt nước và Selfridge đã gửi chiếc đồng hồ trở lại Patek để bảo trì và phục hồi – xét cho cùng thì đó không phải là một chiếc đồng hồ chống nước. Lần phục hồi thứ hai được Patek hoàn thành vào năm 2015, đưa chiếc đồng hồ (và mặt số) về tình trạng như bạn thấy ngày nay. Chiếc đồng hồ này là ví dụ duy nhất thuộc loại này có mặt số Breguet, thang đo tachymeter được tráng men (được chính Patek Philippe xác nhận).

Đồng hồ sẽ được bán đấu giá trong cuộc đấu giá mùa xuân của Tập đoàn Monaco Legend vào ngày 20-21 tháng 4 kèm cuốn sách tài liệu "Deep Study" của Tortella & Sons. Ước tính giá của đồng hồ nằm trong mức 500.000-1.000.000 €, một mức ước tính mang tính lôi kéo những nhà đặt thầu. Trước đây, các mẫu vỏ tròn từng được bán với giá lên tới 3.000.000 CHF. Còn mẫu Patek Philippe với một lịch sử quan trọng này, có lẽ con số còn hơn thế!

26/03/2024