Đồng Hồ Vacheron Constantin Overseas Chronograph 49150

Đã bán
Đồng Hồ Vacheron Constantin Overseas Chronograph 49150
Đồng Hồ Vacheron Constantin Overseas Chronograph 49150
Đồng Hồ Vacheron Constantin Overseas Chronograph 49150
Đồng Hồ Vacheron Constantin Overseas Chronograph 49150
Đồng Hồ Vacheron Constantin Overseas Chronograph 49150
Đồng Hồ Vacheron Constantin Overseas Chronograph 49150
Order
Trung bình
Tốt
Rất tốt
Star icon Như mới
Chưa sử dụng
Mới

Giới thiệu Đồng Hồ Vacheron Constantin Overseas Chronograph 49150

Vacheron Constantin là một tên tuổi lừng lẫy trong ngành công nghiệp chế tác đồng hồ, là một cái tên mà bạn không thể không nhắc đến nếu bạn là một người đam mê đồng hồ. Từ lúc mới được thành lập vào năm 1755 tại Geneva- Thuỵ Sĩ, thương hiệu này đã cùng với Patek Philippe, Audemars Piguet và Breguet đã tạo nên “ tứ trụ” trong làng đồng hồ siêu kinh điển trên thế giới trong vòng 3 thế kỉ qua.

Mang dấu xác nhận Hallmark của Geneva, đồng hồ Overseas Chronograph được biết đến là thành viên mới nhất của bộ sưu tập Overseas. Không để cho những người yêu đồng hồ thất vọng, Vacheron Constantin đã giới thiệu Caliber 1137, là thiết bị chronograph tự động đầu tiên của Vacheron và có lẽ nó là những gì mà các nhà sưu tập chờ đợi nhất.

Xem thêm
Thu gọn

Thông số kỹ thuật Đồng Hồ Vacheron Constantin Overseas Chronograph 49150

Tình trạng đã qua sử dụng, đồng hồ còn rất mới, phụ kiện đầy đủ hộp, sổ và thẻ
Kích thước mặt, Size 42mm
Xuất xứ Vacheron Constantin - Thụy Sĩ
Movement automatic, cal.1137, tần số dao động 21.600vph
Chất liệu thép không gỉ cao cấp, vòng bezel và núm vàng, dây cao su
Chức năng giờ, phút, giây, ngày, chronograph
Giá hãng 45.000 $

Đánh giá Đồng Hồ Vacheron Constantin Overseas Chronograph 49150

So sánh những huyền thoại đồng hồ Chronograph - Phần 1: Patek Philippe 5170G-010

So sánh những huyền thoại đồng hồ Chronograph - Phần 1: Patek Philippe 5170G-010

Đăng bởi Admin

Cho dù công nghệ có tiến bộ đến đâu chăng nữa, những chiếc đồng hồ Chronograph lên cót tay, được hoàn thiện thủ công vẫn có sự hấp dẫn riêng. Với bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu tới các bạn ba mẫu đồng hồ đến từ ba cái tên đứng đầu: A. Lange & Söhne, Vacheron ConstantinPatek Philippe. Những chiếc đồng hồ này sẽ được so sánh theo những hạng mục: thiết kế, hoàn thiện, cảm nhận lên tay và khả năng sưu tầm.

Có một điều chúng ta cần để ý, đó là ở đây không có lựa chọn sai. Cả ba mẫu đồng hồ đều rất đẹp, có mức giá ngang ngang nhau và đều là các mẫu Chronograph lên cót tay, với bộ máy được sản xuất in-house và hoàn thiện thủ công. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ phân tích kỹ về điểm mạnh và điểm yếu của từng chiếc đồng hồ.

Lịch sử của những chiếc Chronograph lên cót tay In-house

Điều đầu tiên chúng ta cần hiểu về những chiếc Chronograph là chúng rất khó đạt sự hoàn hảo. Mặc dù có nhiều thương hiệu lớn cho ra đời những chiếc Chronograph tuyệt phẩm, nhưng phần lớn số còn lại vẫn chỉ dùng chung một loại máy cơ bản. 

Nếu đi sâu hơn: phải tới năm 2005, Patek Philippe mới lần đầu giới thiệu bộ máy Chronograph lên cót tay của họ (27-252 PS bên trong chiếc 5959P và 5950A). Patek Philippe không có một chiếc Chronograph lên cót tay nào có mức giá dưới 100,000 USD cho tới khi chiếc 5170J được giới thiệu.

Đồng hồ Patek Philippe

Đồng hồ Patek Philippe 1463 sử dụng máy Ebauche của Valjoux

Cả Patek Philippe và Vacheron Constantin đều không sản xuất máy Chronograph lên cót tay trong thời gian hơn 150 năm. Breguet thì mua lại bộ máy khi tập đoàn Swatch thâu tóm thương hiệu Lemania, trong khi đó Audemars Piguet đến ngày nay vẫn chưa có một bộ máy nào như vậy. Vì thế, bạn cũng có thể hiểu được sự đặc biệt của những mẫu đồng hồ này.

Những thương hiệu cực lớn như Patek hay VC không đầu tư vào máy Chronograph lên cót tay cho tới đầu thế kỷ 21 vì một lý do - thị trường đồng hồ thay đổi. Vào khoảng 60 năm trước, việc kết hợp giữa các thương hiệu là hết sức bình thường, và thậm chí trở thành một yêu cầu tất yếu. Vậy tại sao phải đầu tư thật nhiều tiền vào một tính năng phức tạp, với thị trường nhỏ bé (không thật sự nhiều người cần sử dụng tính năng Chronograph) khi chúng ta có thể mua lại máy của một bên khác như Valjoux hay Lemania? Chiếc Rolex Daytona đầu tiên và chiếc Heuer Carrera đầu tiên không chỉ sử dụng chung máy Valjoux 72, mà còn có bộ vỏ, kim và mặt số khá giống nhau. Và các thương hiệu đồng hồ lúc đó đang phải chật vật xoay sở để tồn tại, có thể là bằng việc kinh doanh cả những ngành khác. Thập niên 60 là thời kỳ như vậy, nên việc không đầu tư vào máy Chronograph cũng rất dễ hiểu.

Đồng hồ Patek Philippe

Đồng hồ Patek Philippe

Trong thế giới đồng hồ rộng lớn với muôn vàn tính năng, nhưng máy Chronograph lên cót tay chỉ chiếm một phần rất nhỏ, có thể đếm trên đầu bàn tay. Cùng một bộ máy Caliber 2310 của Lemania, nhưng được dùng trên những chiếc Omega Speedmaster 2915 ra đời năm 1957, hay những chiếc Patek philippe 3970 ra đời những năm 80, rồi những chiếc Roger Dubuis Chronograph ở thập niên 90, và còn cả những chiếc Breguet Chronograph lên cót tay ở thời điểm hiện tại. 

Lemania nay được sở hữu bởi Breguet, và dòng máy Chronograph 2310/2320 đã có tuổi đời gần 80 năm. Tuy nhiên, đến giờ những bộ máy đó vẫn hoạt động hiệu quả, vậy tại sao phải sửa hay thay đổi gì? Đó là lời nói của người Thụy Sĩ, nhưng người Đức lại nghĩ khác.

Đồng hồ Patek Philippe

Tại Baselworld 1999, một thương hiệu đồng hồ Đức nhỏ bé (thậm chí phải chia sẻ gian hàng với ông lớn IWC) đã giới thiệu một chiếc đồng hồ mang tính cách mạng. Theo tôi, thậm chí chiếc đồng hồ này còn thay đổi cả ngành công nghiệp chế tác đồng hồ hiện đại. Chiếc đồng hồ đó mang tên Datograph, và thương hiệu “nhỏ bé” kia là A. Lange & Sohne.

Đồng hồ Patek Philippe

Bộ máy Datograph đã được phát triển ngay từ khi A. Lange & Sohne bắt đầu hồi sinh vào năm 1994. Họ đã làm chấn động cả giới đồng hồ Thụy Sĩ với các thiết kế như Lange 1 hay Pour Le Merite Tourbillon, và mẫu Datograph với vỏ Platinum nguyên khối thật sự lại là một quả bom.

Tất cả đều cực kỳ ấn tượng, từ chiều sâu, các góc cạnh, thiết kế và cả cầu nối được chạm trổ thủ công. Đây là bộ máy mới hoàn toàn, và là bộ máy Chronograph lên cót tay đầu tiên nhắm tới phân khúc siêu cao cấp. Nên nhớ rằng chiếc Datograph chỉ ra đời 1 năm sau khi Patek giới thiệu mẫu 5070 - chiếc Chronograph đầu tiên của họ sau hơn 35 năm, và sử dụng bộ máy đã 56 năm tuổi. Dù được hoàn thiện cực kỳ tinh xảo, nhưng chiếc 5070 đó về cơ bản vẫn sử dụng chung máy với một chiếc Speedmaster có giá khoảng 1,500 USD.

Mẫu Datograph như một lời thách thức, và tất nhiên các thương hiệu Thụy Sĩ phải tìm câu trả lời. Phải mất một vài năm, nhưng cuối cùng Patek cũng có lời đáp trả với chiếc 5950A. Vacheron mất nhiều thời gian hơn một chút, nhưng cũng ra mắt bộ máy Caliber 3300 để ngang tầm với hai đối thủ. 

Và chính ba cái tên này đã đưa chúng ta tới bài viết hôm nay. Hãy cùng tìm hiểu ba mẫu đồng hồ và ba bộ máy Chronograph lên cót tay cao cấp này.

Đồng hồ Vacheron

Đồng hồ Alange

Đồng hồ Patek Philippe 5170G

Đồng hồ Patek Philippe 5170G

Cảm nhận đầu tiên

Khi làm bài so sánh ba mẫu đồng hồ này, quy tắc “Thử trước khi mua” thật sự phù hợp. Trên giấy tờ, chiếc Patek Philippe 5170G giống với hai đối thủ còn lại - là một chiếc đồng hồ đẹp mắt với bộ máy In-house. Tuy nhiên, khi đeo lên cổ tay, bạn thấy chiếc Patek có ít tính năng hơn một chút so với hai chiếc kia, nhưng bù lại là độ thoải mái khi đeo.

Đồng hồ Patek Philippe 5170G

Chiếc Lange sở hữu tính năng Flyback Chronograph với lịch ngày lớn, Vacheron Constantin là một mẫu Mono-Pusher Chronograph. Nhưng Patek Philippe bù lại bằng bộ vỏ mảnh mai hơn (hai chiếc còn lại dày hơn khoảng 2mm) - đây là sự khác biệt lớn về độ dày, và cũng là điểm cộng dành cho chiếc Patek Philippe 5170G.

Đồng hồ Patek Philippe 5170G

Chiếc Patek Philippe 5170 đầu tiên được giới thiệu vào năm 2010, trong lớp vỏ vàng vàng. Thiết kế mới này có nhiều thay đổi từ người tiền nhiệm 5070, bao gồm kích thước nhỏ hơn (39.4mm so với 42mm), mặt số được sửa lại và quan trọng nhất là bộ máy In-house. Vào năm 2013, chiếc đồng hồ chúng ta đang nói tới xuất hiện, mang mã hiệu 5170G với bộ vỏ vàng trắng.

Mặt số

Đồng hồ Patek Philippe 5170G

Trước khi đeo thử chiếc đồng hồ một tuần, tôi đã có những ngần ngại vì thiết kế mặt số của chiếc Patek khá rối rắm và khó đọc nếu chỉ lướt nhanh qua. Tuy nhiên, sau một tuần thì điều này đã thay đổi. Mặt số rất dễ nhìn trong nhiều điều kiện ánh sáng, và còn có sự nhã nhặn đặc biệt khác với hai thiết kế Chronograph còn lại.

Nói vậy, nhưng tôi vẫn tin rằng Patek Philippe có thể làm tốt hơn nữa. Một phiên bản khác của mẫu đồng hồ này ra đời vào năm 2015 với mã hiệu 5170G-010. Phiên bản này sở hữu mặt số đen, loại bỏ thang Pulsometer giúp bố cục trở nên thoáng đãng hơn, mặt số phụ lớn hơn… Đây là một sự cải tiến cần thiết và khiến nhiều người hài lòng.

Đồng hồ Patek Philippe 5170

Mặt số đồng hồ thật sự đẹp hơn khi không có thang Pulsometer, vì tính năng này thật sự không hữu ích. Trước hết, chúng ta phải biết Pulsometer là gì đã. Đây là một cơ chế giúp đo nhịp tim, và nếu bạn không phải bác sĩ thì tính năng này khá vô dụng. Còn nếu bạn thực sự là một bác sĩ, chắc chắn bạn sẽ có thiết bị chuyên dụng khác để đo nhịp tim, nên độ vô dụng vẫn giữ nguyên.

Đồng hồ Patek Philippe 5170G

Tất nhiên, vẫn có nhiều người thích thang Pulsometer vì nó đem lại một cảm giác cổ điển trên mặt số. Tuy nhiên, nếu nhìn vào phiên bản không có thang Pulsometer (5170G-010) thì bạn sẽ thấy được sự khác biệt đáng kể.

Đồng hồ Patek Philippe 5170G

Tiếp đến, chúng ta sẽ cùng nói về bộ kim. Trên mặt số của chiếc 5170G có 6 cây kim: giờ/phút/giây đếm thời gian và phút/giây đếm Chronograph. Kim đếm thời gian thì có màu nhạt hơn một chút so với kim Chronograph, nhưng khác biệt không quá rõ ràng trong một số điều kiện ánh sáng.

Nhiều người kêu ca rằng hai cây kim giờ/phút được thiết kế quá đơn điệu, nhưng tôi lại thích điều này vì nó tạo cảm giác đây là một thiết bị đếm thời gian chuyên dụng. Tuy nhiên, điểm trừ của chúng là cây kim phút hơi thiếu độ dài, đặc biệt là khi mặt số phụ đã chèn lên một số chi tiết của thang đếm phút.

Bộ máy

Đồng hồ Patek Philippe 5170G

Quay chiếc đồng hồ lại, bạn có thể thấy bộ máy In-house với mã hiệu Caliber 29-535 PS qua mặt đáy Sapphire. Đây là một bộ máy tuyệt đẹp với cấu trúc nhiều tầng lớp tạo nên chiều sâu ấn tượng, cùng những góc cạnh được đánh bóng. Tuy đẹp là như vậy, nhưng tôi vẫn phải đánh giá cao chiếc Datograph hơn. Nếu như bạn nhìn vào bộ máy của Datograph mà không bị ngợp, chắc hẳn bạn không phải là một người yêu thích bộ máy cơ học.

Đồng hồ Patek Philippe 5170G

Đồng hồ Patek Philippe 5170G

Bên cạnh vẻ đẹp bên ngoài, bộ máy của Patek còn sở hữu rất nhiều cơ chế kỹ thuật ấn tượng. Với bánh xe cột Column Wheel, việc vận hành Chronograph trở nên cực kỳ trơn tru. Độ nảy của nút bấm Chronograph, độ căng khi lên cót, tất cả đều đem lại trải nghiệm tuyệt vời đúng với một chiếc đồng hồ 81,000 USD.

Chiếc đồng hồ vận hành ở tần số 4Hz và có thời lượng cót 65 giờ, điều này có nghĩa là bạn có thể đổi đồng hồ vào ngày cuối tuần mà không cần quá quan tâm về việc lên dây cót. Kim phút Chronograph được thiết kế nhảy từng phút cũng là một cơ chế ấn tượng và giúp người dùng dễ quan sát, tăng độ chính xác khi sử dụng.

Đồng hồ Patek Philippe 5170G

Tôi sẽ dành phần phân tích và so sánh bộ máy của ba chiếc đồng hồ ở dưới, khi chúng ta hiểu rõ về cả ba thiết kế. Tuy nhiên, thứ dễ nhận thấy nhất chính là bộ máy của Patek Philippe có vẻ ngoài đơn giản và đúng bản chất Chronograph nhất. Vacheron Constantin sẽ có một vài điểm mới mẻ với người dùng, còn chiếc A. Lange & Sohne thì quá ấn tượng và choáng ngợp, nhưng lại đi kèm một cái giá. 

Bộ vỏ

Đồng hồ Patek Philippe 5170G

Bộ vỏ đồng hồ là chi tiết khiến mẫu Patek thật sự nổi bật, cụ thể hơn là kích thước vỏ. Chiếc Patek 5170G không chỉ có có đường kính nhỏ hơn 1.5 tới 2.5mm so với hai thiết kế còn lại, mà còn mỏng hơn từ 1.9 tới 2.5mm. Điều này có nghĩa là chiếc Patek mỏng hơn chiếc Lange tới gần 20% - một con số đáng kể.

Chiếc Patek khi lên tay cũng rất vừa vặn, có thể trượt vào tay áo sơ mi một cách dễ dàng. Đây là một thiết kế tập trung vào tính thoải mái, có thể đeo hàng ngày.

Đồng hồ Patek Philippe 5170G

Mặt đáy đồng hồ được cố định bằng cách vặn ren - và một vài người cho rằng thiết kế này không thanh lịch bằng mặt đáy bình thường được cố định bởi đinh ốc. Ở tầm giá này, chúng ta hoàn toàn có thể săm soi từng chi tiết nhỏ, nhưng đối với tôi thì vấn đề này không quá quan trọng.

Đồng hồ Patek Philippe 5170G

Chiếc Patek Philippe 5170G đi kèm với khóa hoa thị bằng vàng trắng, thay vì khóa cài đơn giản. Nghe thì không quá đặc biệt, nhưng bạn phải hiểu rằng chỉ bộ khóa này cũng có mức giá gần 4 ngàn USD - và đây là một điểm cộng rất lớn.

Đồng hồ Patek Philippe 5170G

Về hai chiếc đồng hồ đến từ thương hiệu A. Lange & Söhne và Vacheron Constantin, Gia Bảo sẽ phân tích trong phần tiếp theo.

22/04/2024
So sánh những huyền thoại đồng hồ Chronograph - Phần 2: A. Lange & Söhne Datograph Up/Down và Vacheron Constantin Harmony Chronograph

So sánh những huyền thoại đồng hồ Chronograph - Phần 2: A. Lange & Söhne Datograph Up/Down và Vacheron Constantin Harmony Chronograph

Đăng bởi Thu Huyền

A. Lange & Söhne Datograph Up/Down

Những chiếc đồng hồ Chronograph với bộ máy lên cót tay chính là nơi những thương hiệu đồng hồ thể hiện mình: chúng không chỉ đòi hỏi rất nhiều kỹ năng trong việc thiết kế bộ máy, mà còn cần đầu tư nhiều vào sản xuất. Ba chiếc đồng hồ trong bài viết này không chỉ là lời khẳng định đối với người mê đồng hồ, mà còn với cả những thương hiệu đối thủ trong ngành sản xuất.

Chiếc A. Lange & Sohne Datograph là mẫu đồng hồ có tuổi đời cao nhất trong ba chiếc đồng hồ chúng ta đang nói tới. Khi được giới thiệu vào năm 1999, thiết kế này đã làm chấn động cả thế giới đồng hồ. Tới năm 2012, mẫu Datograph được cải tiến thêm với nhiều thay đổi nhỏ. Trong đó, đáng chú ý nhất là bộ hiển thị thời lượng cót được thiết kế kín đáo, và làm cho chiếc Datograph thành một phần của dòng Up/Down (Auf/Ab).

So sánh những huyền thoại đồng hồ Chronograph - Phần 2: A. Lange & Söhne Datograph Up/Down và Vacheron Constantin Harmony Chronograph

Một sự thay đổi khác là kích thước, với đường kính được tăng từ 39mm lên 41mm. Về bộ máy, A. Lange & Sohne cũng tinh chỉnh lại về thời lượng cót (từ 36 giờ lên 60 giờ) cùng với bánh xe cân bằng và dây tóc mới.

Ấn tượng đầu tiên

So sánh những huyền thoại đồng hồ Chronograph - Phần 2: A. Lange & Söhne Datograph Up/Down và Vacheron Constantin Harmony Chronograph

Dễ nhận thấy rằng chiếc Datograph lớn hơn so với chiếc Patek 5170, và trọng lượng cũng ấn tượng hơn nhiều. Chiếc đồng hồ này cho chúng ta thấy rõ thiết kế của người Đức: chắc chắn và là một cỗ máy chính xác (cho dù vẫn sở hữu sự sang trọng cần có).

Bộ vỏ

So sánh những huyền thoại đồng hồ Chronograph - Phần 2: A. Lange & Söhne Datograph Up/Down và Vacheron Constantin Harmony Chronograph

Bộ vỏ của chiếc Datograph Auf/Ab không có nhiều thay đổi so với thiết kế nguyên bản. Trên thực tế, đây là chi tiết ít được thay đổi nhất trên chiếc đồng hồ. Đường kính đồng hồ nhỏ hơn mẫu Vacheron Harmony 1mm (41mm so với 42mm), nhưng độ dày thì chiếc Datograph lại là thiết kế dày nhất trong cả ba, với 13.1mm.

Về cơ bản, độ dày không phải là yếu tố quá quan trọng trên chiếc đồng hồ đeo tay, nhưng tỉ lệ giữa độ dày và đường kính thì ngược lại. Mẫu Datograph nguyên bản dày 12.5mm, như vậy thiết kế mới cũng không có quá nhiều khác biệt. Tuy nhiên, với 2mm đường kính thay đổi, chiếc Datograph Auf/Ab có tỉ lệ hài hòa, cân đối hơn hẳn so với người tiền nhiệm.

Mặt số

So sánh những huyền thoại đồng hồ Chronograph - Phần 2: A. Lange & Söhne Datograph Up/Down và Vacheron Constantin Harmony Chronograph

Mặt số của chiếc Datograph Auf/Ab thật sự hoàn hảo về mặt kỹ thuật, và đây là điều quen thuộc với A. Lange & Sohne. Như đã nói ở trên, phiên bản Datograph cũ và mới có một vài điểm khác biệt cần lưu ý. Đầu tiên, phiên bản Datograph Auf/Ab mới có kích thước lớn hơn, do đó mặt số cũng rộng rãi hơn. Điều này được thể hiện rõ qua tỷ lệ giữa các mặt số phụ, và việc loại bỏ chữ số La Mã II, VI và X.

So sánh những huyền thoại đồng hồ Chronograph - Phần 2: A. Lange & Söhne Datograph Up/Down và Vacheron Constantin Harmony Chronograph

Điểm thứ hai là bộ hiển thị thời lượng cót được thêm vào, cũng một phần nhờ kích thước mặt số rộng rãi hơn. Thiết kế này rõ ràng hơn, hấp dẫn hơn nhưng lại mất đi những nét đặc biệt, truyền thống của một mẫu đồng hồ từ Đức.

So sánh những huyền thoại đồng hồ Chronograph - Phần 2: A. Lange & Söhne Datograph Up/Down và Vacheron Constantin Harmony Chronograph

Có một điều cần chú ý là cả hai chiếc Vacheron Harmony và Patek Philippe 5170 đều có thang Pulsometer, nhưng chiếc Lange Datograph lại có thang Tachymeter. Về mặt thiết kế, cả Pulsometer và Tachymeter đều gợi lại vẻ cổ điển của những thiết kế từ Thế kỷ trước. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, thang Pulsometer không có nhiều ý nghĩa về mặt ứng dụng, và việc đo vận tốc của Tachymeter cũng như vậy.

Bộ máy

So sánh những huyền thoại đồng hồ Chronograph - Phần 2: A. Lange & Söhne Datograph Up/Down và Vacheron Constantin Harmony Chronograph

Có thể nói rằng bộ máy Caliber L951.6 chính là lý do khiến người chơi mua chiếc Datograph. Tất nhiên, chiếc đồng hồ này còn có nhiều chi tiết khác cũng được hoàn thiện tinh xảo, nhưng bộ máy mới là thứ ăn tiền. Có thể đùa rằng Caliber L951.6 chính là kết quả của việc lãnh đạo A. Lange & Sohne nói với thợ chế tác và hoàn thiện rằng:”Các anh chỉ cần làm cho bộ máy đẹp nhất có thể, tốn bao nhiêu thời gian cũng được, và chúng tôi sẽ đặt mức giá đồng hồ tương xứng với bộ máy”.

Về cơ bản, không có một mẫu đồng hồ sản xuất đại trà nào có thể sánh được với Datograph về độ hoàn thiện máy - cho dù đó là những thương hiệu danh tiếng bậc nhất như Patek Philippe hay Vacheron Constantin. Nếu chúng ta mở rộng khái niệm “sản xuất đại trà” tới những cái tên như Greubel Forsey (“đại trà” với hơn 100 chiếc đồng hồ mỗi năm), may ra Datograph với có được một đối thủ xứng tầm.

So sánh những huyền thoại đồng hồ Chronograph - Phần 2: A. Lange & Söhne Datograph Up/Down và Vacheron Constantin Harmony Chronograph

Tôi nói điều này không có ý hạ thấp Patek hay Vacheron, vì cả hai mẫu đồng hồ kia đều có những thứ mà Lange Datograph không có được. Ví dụ như chiếc Vacheron Constantin có đặc tính kỹ thuật hiện đại hơn hẳn so với Datograph, hay Patek Philippe thì có thiết kế máy cổ điển và truyền thống.

So sánh những huyền thoại đồng hồ Chronograph - Phần 2: A. Lange & Söhne Datograph Up/Down và Vacheron Constantin Harmony Chronograph

So sánh những huyền thoại đồng hồ Chronograph - Phần 2: A. Lange & Söhne Datograph Up/Down và Vacheron Constantin Harmony Chronograph

Về mặt thẩm mỹ, có lẽ chỉ những cái tên như Greubel Forsey, Philippe Dufour hay dòng Eichi cao cấp của Seiko. Ở tầm này, chúng ta không còn nói về đẹp hay xấu nữa, mà chỉ là thiết kế nào sử dụng thêm phương pháp hoàn thiện phức tạp mà thôi.

So sánh những huyền thoại đồng hồ Chronograph - Phần 2: A. Lange & Söhne Datograph Up/Down và Vacheron Constantin Harmony Chronograph

Vacheron Constantin Harmony Chronograph

So sánh những huyền thoại đồng hồ Chronograph - Phần 2: A. Lange & Söhne Datograph Up/Down và Vacheron Constantin Harmony Chronograph

Ấn tượng đầu tiên

Có một điểm đặc biệt về Vacheron Constantin, đó là họ có một vẻ gì đó rất trầm, mặc dù đã hoạt động liên tục hơn 200 năm. Họ không có những thiết kế kinh điển như Patek Philippe, và cũng không có bộ máy ấn tượng như A. Lange & Sohne. Tuy nhiên, mỗi chiếc đồng hồ của Vacheron Constantin đều là một cỗ máy thời gian hoàn hảo.

So sánh những huyền thoại đồng hồ Chronograph - Phần 2: A. Lange & Söhne Datograph Up/Down và Vacheron Constantin Harmony Chronograph

Có rất nhiều người đã phải đợi mẫu Harmony Chronograph với bộ máy Caliber 3300 từ rất lâu. Vì thế, chúng ta hoàn toàn có quyền mong đợi một thiết kế đáng kinh ngạc, một thiết kế bất hủ. Tuy nhiên, thứ chúng ta nhận được chưa chắc đã đúng với thứ chúng ta mong đợi. Điều này không có nghĩa là chiếc Vacheron Constantin Harmony Chronograph đáng thất vọng, chỉ là người dùng đã đặt hy vọng quá cao mà thôi.

Bộ vỏ

So sánh những huyền thoại đồng hồ Chronograph - Phần 2: A. Lange & Söhne Datograph Up/Down và Vacheron Constantin Harmony Chronograph

Có ai lại đoán được rằng bộ máy Chronograph lên cót tay In-House đầu tiên của Vacheron Constantin lại được đặt bên trong bộ vỏ vuông? Bộ vỏ Cushion 42mm thật sự gây nhiều tranh cãi trong giới sưu tập đồng hồ, một phần do Vacheron Constantin trước đây đã có rất nhiều thiết kế vỏ Chronograph thanh lịch và hợp thời trang.

Tất nhiên, thiết kế này được làm theo mẫu đồng hồ cho bác sĩ của Vacheron Constantin được giới thiệu vào năm 1928. Nhưng mẫu đồng hồ đó có kích thước nhỏ gọn mà lại rất thanh lịch. Nếu đặt chiếc đồng hồ đó cạnh mẫu Harmony Chronograph ngày nay, bạn sẽ thấy sự khác biệt đáng kể.

So sánh những huyền thoại đồng hồ Chronograph - Phần 2: A. Lange & Söhne Datograph Up/Down và Vacheron Constantin Harmony Chronograph

Một vài mẫu Chronograph được Vacheron Constantin giới thiệu trong thế kỷ 20, bao gồm cả thiết kế tạo cảm hứng cho chiếc Harmony Chronograph

Bởi vì có hình dáng khác hẳn so với hai mẫu Patek Philippe 5170 và A. Lange & Sohne Datograph, chiếc Vacheron Constantin Harmony Chronograph sẽ đem lại trải nghiệm hoàn toàn mới. Nó lớn hơn, chắc chắn hơn nhưng vẫn rất thoải mái trên cổ tay. Phần càng nối dây được thiết kế cong ôm gọn gàng lấy cổ tay, khác hẳn với chiếc Datograph mặc dù có cùng độ dày.

So sánh những huyền thoại đồng hồ Chronograph - Phần 2: A. Lange & Söhne Datograph Up/Down và Vacheron Constantin Harmony Chronograph

Mặc dù thoải mái hơn so với chiếc Datograph, nhưng bộ vỏ của chiếc Harmony Chronograph cũng có những điểm yếu. Vì đây là một chiếc Mono-Pusher Chronograph, nên phần núm chỉnh giờ sẽ bị kéo dài ra, và có thể chọc vào mu bàn tay một số người có thói quen đeo đồng hồ cao. Tất nhiên, nếu thiết kế này nhỏ hơn được một chút, đó sẽ là điều hoàn hảo.

Mặt số

So sánh những huyền thoại đồng hồ Chronograph - Phần 2: A. Lange & Söhne Datograph Up/Down và Vacheron Constantin Harmony Chronograph

Mặt số của chiếc Harmony Chronograph gần như lấy nguyên từ mẫu đồng hồ bác sĩ ra mắt những năm 1920, và được hoàn thiện với những cọc số sơn xanh. Mặt số đồng hồ có những điểm thu hút, nhưng thật sự thì không thể hiện được hết tầm cỡ của chiếc đồng hồ - nó hơi phẳng và thiếu chiều sâu.

So sánh những huyền thoại đồng hồ Chronograph - Phần 2: A. Lange & Söhne Datograph Up/Down và Vacheron Constantin Harmony Chronograph

Thiết kế kim giờ hình chất bích, kim phút uốn lượn, kim Chronograph với đuôi tròn là những yếu tố cho thấy Vacheron Constantin đang muốn đi ra khỏi cái lối mòn quen thuộc. Nếu so sánh, cá nhân tôi thấy rằng bộ kim của Patek hay Lange có phần nhàm chán, an toàn quá. Chúng ta chưa biết rõ sự khác biệt của Vacheron Constantin có đem lại thành công hay không, nhưng thật sự phải hoan nghênh họ vì không nhiều thương hiệu danh tiếng dám đột phá như vậy.

So sánh những huyền thoại đồng hồ Chronograph - Phần 2: A. Lange & Söhne Datograph Up/Down và Vacheron Constantin Harmony Chronograph

Bộ máy

So sánh những huyền thoại đồng hồ Chronograph - Phần 2: A. Lange & Söhne Datograph Up/Down và Vacheron Constantin Harmony Chronograph

Chúng ta có thể không còn nhìn thấy bộ vỏ hay mặt số của chiếc Harmony Chronograph sau khi Vacheron Constantin dừng sản xuất thiết kế này. Tuy nhiên, bộ máy Caliber 3300 lại là thứ sẽ xuất hiện trong nhiều năm tới đây. Đây là một điều tốt, và bộ máy này cũng là điểm mạnh nhất của chiếc đồng hồ.

So sánh những huyền thoại đồng hồ Chronograph - Phần 2: A. Lange & Söhne Datograph Up/Down và Vacheron Constantin Harmony Chronograph

So sánh những huyền thoại đồng hồ Chronograph - Phần 2: A. Lange & Söhne Datograph Up/Down và Vacheron Constantin Harmony Chronograph

Caliber 3300 là kết quả của 7 năm nghiên cứu thực hiện bởi những kỹ sư của Vacheron Constantin. Chúng ta có 65 giờ cót và một số cơ chế đặc biệt giúp tăng con số này lên trong tương lai, vượt qua cả Lange và Patek. Có một điểm đặc biệt, là Caliber 3300 không sử dụng khớp kích hoạt dọc mà dùng khớp ngang giảm ma sát, giúp việc kích hoạt và dừng mượt mà hơn.

Chúng ta có bộ đếm Chronograph 45 phút (Patek và Lange đều chỉ có bộ đếm 30 phút), nhưng kim phút lại xoay từ từ thay vì nhảy từng phút như hai đối thủ. Caliber 3300 cũng có những vẻ đẹp ấn tượng, ví dụ như bánh xe cột Column Wheel hình chữ thập Maltese - biểu tượng của thương hiệu.

Về mặt thẩm mỹ, Caliber 3300 là một bộ máy lớn và được hoàn thiện rất đẹp. Nó không có được thiết kế 3 chiều ấn tượng như Caliber L951.6 của Lange, nhưng vì thế không phải chấp nhận cái giá mà Lange phải trả. Bộ máy của Lange được làm nhiều tầng nhiều lớp, quá ấn tượng đến mức người dùng quên mất là họ cần phải đeo chiếc đồng hồ trên cổ tay, và trải nghiệm trên tay của Vacheron hay Patek thật sự vượt trội so với đối thủ từ Đức.

So sánh những huyền thoại đồng hồ Chronograph - Phần 2: A. Lange & Söhne Datograph Up/Down và Vacheron Constantin Harmony Chronograph

Có một điều tôi lấn cấn về bộ máy này, đó là phần cầu nối bánh xe cân bằng được chạm khắc. Chúng ta biết rõ rằng A. Lange & Sohne không phải là thương hiệu phát minh ra phương thức hoàn thiện này, nhưng họ là người đã hồi sinh nó và áp dụng vào những thiết kế của mình từ năm 1994.

Việc Vacheron áp dụng phương thức này trên bộ máy Caliber 3300 không phải điều xấu, họ chỉ muốn chăm chút tỉ mẩn nhất có thể cho đứa con tinh thần của mình. Tuy nhiên, thiết kế này đã ăn sâu vào tiềm thức nhiều người và gần như gắn liền với Lange. Vì vậy, việc Vacheron Constantin áp dụng lại sẽ tạo nên nhiều so sánh không cần thiết.

Góc nhìn kỹ thuật về ba chiếc đồng hồ

Có lẽ bạn đã hiểu phần nào về điểm mạnh và điểm yếu của cả ba chiếc Patek Philippe 5170, A. Lange & Sohne Datograph và Vacheron Constantin Harmony Chronograph. Và tới bây giờ, tôi sẽ nói kỹ hơn về khía cạnh kỹ thuật của cả ba chiếc đồng hồ.

Tuy Chronograph xuất hiện nhiều trên đồng hồ đeo tay, nhưng thực tế đây là một tính năng rất phức tạp. Bỏ qua những vấn đề như đòn bẩy, lò xo… tất cả đều có một điểm chung: bánh răng cần phải tương tác mượt mà để tính năng Chronograph có thể hoạt động chính xác và ổn định.

So sánh những huyền thoại đồng hồ Chronograph - Phần 2: A. Lange & Söhne Datograph Up/Down và Vacheron Constantin Harmony Chronograph

Tại sao điều này lại quan trọng? Hãy thử tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi các bánh răng không kết nối trơn tru: bánh răng không thẳng hàng nhau, và chúng chỉ kết nối qua phần đầu răng. Như vậy, kim Chronograph sẽ lung lay - và điều này không tốt chút nào với một tính năng đếm giây. Để xử lý việc này, mỗi bộ máy ở trên lại tiếp cận theo một cách khác nhau.

Chiếc A. Lange & Sohne sử dụng giải pháp cổ điển: bánh răng Chronograph trung tâm có răng rất nhỏ, trong khi đó bánh răng Chronograph thứ cấp lại có răng cỡ lớn. Điều này giúp tăng tỉ lệ khớp, nhưng nếu những chiếc răng thiết kế quá nhỏ thì chúng sẽ dễ bị mòn trong quá trình hoạt động.

Chiếc Patek Philippe cũng làm tương tự như Lange với hai kích thước răng khác nhau. Tuy nhiên, họ có thêm bước đột phá ở thiết kế bánh răng Chronograph thứ cấp, giúp tương tác mượt mà và ổn định hơn.

So sánh những huyền thoại đồng hồ Chronograph - Phần 2: A. Lange & Söhne Datograph Up/Down và Vacheron Constantin Harmony Chronograph

Giải pháp của Vacheron Constantin có chút khác biệt. Điều đầu tiên chúng ta cần chú ý là bánh xe Chronograph thứ cấp làm từ thép, có hai trục. Thông thường, bánh răng hay trục có thể được làm bằng đồng thay hoặc thép, nhưng gần như mọi bánh răng liên quan tới Chronograph sẽ được làm bằng đồng thau.

Việc sử dụng bánh răng bằng thép sẽ mất nhiều thời gian tinh chỉnh hơn, vì thép cứng hơn đồng rất nhiều. Tuy nhiên, chính vì độ cứng đó, bánh răng sẽ bền hơn và hoạt động ổn định hơn. Một điều cực kỳ ấn tượng nữa là bánh răng này được trang bị một lò xo tí hon trên trục, nhằm đảm bảo sự ổn định khi kích hoạt tính năng Chronograph. Và quả thật đây thật sự là đỉnh cao trong chế tác cơ khí.

Cả ba mẫu đồng hồ đều là những chiếc Chronograph đỉnh cao cả về mức giá lẫn độ hoàn thiện, thương hiệu, tính năng… Về mặt kỹ thuật chế tác, tôi sẽ chọn chiếc Vacheron Constantin, còn về cảm tình thì tôi sẽ chọn Datograph. Còn bạn, bạn sẽ chọn thiết kế nào?

So sánh những huyền thoại đồng hồ Chronograph - Phần 2: A. Lange & Söhne Datograph Up/Down và Vacheron Constantin Harmony Chronograph

22/04/2024
Review đồng hồ Rolex Day-Date 40 228239 mặt số bạc

Review đồng hồ Rolex Day-Date 40 228239 mặt số bạc

Đăng bởi Admin

Mệnh danh là “Bộ sưu tập đồng hồ Ngôi sao”, trong suốt lịch sử chế tác của mình, Rolex Day-Date đã trở thành người bạn đồng hành yêu thích của rất nhiều người nổi tiếng. Điển hình như nam rapper Jay Z, nữ diễn viên Jennifer Aniston hay vận động viên bóng rổ Steph Curry,... cùng rất nhiều ngôi sao khác trên thế giới đã và đang là fan của Rolex Day-Date. Với thế mạnh cung cấp các phiên bản đồng hồ hiển thị lịch thứ-ngày chính xác, Day-Date đang là một trong những bộ sưu tập có số lượng và mẫu mã đồng hồ phong phú bậc nhất trong đại gia đình Rolex.

Thường xuyên được nhà sản xuất nâng cấp và cải tiến trong nhiều năm, bộ sưu tập này liên tục được bổ sung những phiên bản đồng hồ hiện đại, vô cùng hấp dẫn. Một trong số đó phải kể đến chiếc đồng hồ Rolex Day-Date 40 228239 Mặt Số Bạc Cọc Số Kim Cương mà Gia Bảo Luxury muốn giới thiệu đến bạn đọc ngày hôm nay. Hãy cùng khám phá sức hấp dẫn của chiếc đồng hồ này nhé!

Đồng Hồ Rolex Day-Date 40 228239 Mặt Số Bạc Cọc Số Kim Cương

Đồng Hồ Rolex Day-Date 40 228239 Mặt Số Bạc Cọc Số Kim Cương

Chiếc đồng hồ Rolex Day-Date được đề cập trong bài viết thuộc dòng đồng hồ dành cho nam với kích thước vỏ Oyster 40mm, được làm từ vàng trắng 18 ct theo công nghệ độc quyền của Rolex nghiên cứu trong nhiều năm. Trải qua quá trình chọn lựa những nguồn kim loại tinh khiết nhất theo tỷ lệ chuẩn và được kiểm tra tỉ mỉ trong phòng thí nghiệm nội bộ với thiết bị hiện đại của Rolex, vàng 18 ct luôn dùng trong chế tạo đồng hồ được người tiêu dùng đánh giá cao cả về chất lượng lẫn thẩm mỹ.

Xét về tổng thể, màu sắc bộ vỏ chiếc đồng hồ ref. 228239 vàng trắng 18 ct đơn giản nhưng không kém phần tinh tế, thanh lịch, dễ tạo dấu ấn cá nhân cho người sử dụng. Nhờ trang bị bộ vỏ khung Oyster với nắp đáy kín hỗ trợ, chiếc đồng hồ mã hiệu 228239 có khả năng chống thấm nước ở độ sâu 100m, đồng thời ngăn chặn bụi bẩn xâm nhập gây ảnh hưởng tới bộ máy bên trong. 

Đồng Hồ Rolex Day-Date 40 228239 Mặt Số Bạc Cọc Số Kim Cương

Không chỉ kế thừa bộ vỏ Oyster đặc trưng tương tự như nhiều mẫu đồng hồ trong các bộ sưu tập khác của thương hiệu Rolex, Rolex Day-Date 40 228239 còn sở hữu vành bezel khía rãnh tỉ mỉ, sắc nét đã phản ánh đúng kỹ thuật chế tác đồng hồ bậc thầy trong làng đồng hồ thế giới. Núm điều chỉnh dạng xoắn vít với hệ thống chống nước 2 tầng Twinlock giúp người dùng có thể thao tác điều chỉnh dễ dàng và tăng khả năng kháng nước tốt nhất cho sản phẩm. 

Đồng Hồ Rolex Day-Date 40 228239 Mặt Số Bạc Cọc Số Kim Cương

Điểm nổi bật của mẫu đồng hồ Rolex Day-Date này là dây đeo President ba mối nối bán nguyệt bằng vàng trắng, khóa gập ẩn Crownclasp độc đáo, mối nối giữa được đánh bóng loáng không chải xước như bộ khung vỏ đã tạo điểm nhấn đặc sắc cho phiên bản này. So với các mẫu dây đeo thường gặp như dây đeo Jubilee 5 mối nối và dây đeo Oyster 3 mối nối thì President mang hơi hướng kết hợp giữa sự mềm mại và rắn chắc của hai mẫu dây đeo trên, tạo nên nét đặc trưng của dây đeo đồng hồ Day-Date là cá tính khỏe khoắn và cực kỳ mạnh mẽ.  

Đồng Hồ Rolex Day-Date 40 228239 Mặt Số Bạc Cọc Số Kim Cương

Không chỉ có vậy, mặt số bạc cọc số nạm kim cương baguette ấn tượng của phiên bản này khiến giới mộ điệu không thể rời mắt. Với 10 viên kim cương được cắt gọt cẩn thận theo hình khối baguette, các nhà chế tạo đá quý của Rolex đã dành hàng giờ để thực hiện theo phương thức thủ công, đảm bảo sản phẩm hoàn thiện sẽ có mặt số hoàn hảo, chỉn chu nhất.

Đồng Hồ Rolex Day-Date 40 228239 Mặt Số Bạc Cọc Số Kim Cương

Trên mặt số bằng bạc chải tia sun-burst truyền thống, ngoài 10 viên kim cương baguette, Rolex Day-Date 40 228239 còn có các kim giờ, phút và giây được làm từ vàng trắng thiết kế mảnh, đánh bóng cẩn thận chạy qua những cọc số kim cương với độ chính xác rất cao. Thay thế cọc số ở vị trí 12 giờ là một cửa sổ hiện thứ trong tuần song song với ô của báo ngày đặt ở vị trí 3 giờ cung cấp chức năng báo ngày cùng lúc theo đặc tính chung của bộ sưu tập đồng hồ Day-Date từ trước đến nay. Thêm vào đó, nhà sản xuất còn chế tác thêm một mặt kính phóng đại ngay trên lớp kính sapphire, tăng thêm vẻ độc đáo cho chiếc đồng hồ mang chức năng cực kỳ đơn giản. 

Đồng Hồ Rolex Day-Date 40 228239 Mặt Số Bạc Cọc Số Kim Cương

Đồng Hồ Rolex Day-Date 40 228239 Mặt Số Bạc Cọc Số Kim Cương

Hoàn thiện chiếc đồng hồ ref. 228239 không thể không kể đến bộ máy 3255 với hiệu năng ưu việt. Đây là bộ máy dẫn đầu trong nghệ thuật chế tác đồng hồ Rolex nói riêng và thế giới nói chung. Caliber 3255 được coi là một kiệt tác nghệ thuật tuyệt vời của công nghệ Rolex. Được cấp 14 bằng sáng chế, bộ máy luôn vận hành chính xác với mức dự trữ năng lượng xấp xỉ 70 tiếng.

Đồng Hồ Rolex Day-Date 40 228239 Mặt Số Bạc Cọc Số Kim Cương

Đồng Hồ Rolex Day-Date 40 228239 Mặt Số Bạc Cọc Số Kim Cương

Nhờ trang bị dây tóc xanh Parachrom thuận từ, bộ giảm xóc Paraflex chống sốc cao và rotor Perpetual xoay hai chiều giúp chiếc đồng hồ hoạt động hiệu quả, đảm bảo độ chính xác cực kỳ tốt lên tới -2/+2 giây/ngày sau khi lắp đặt hoàn chỉnh trong suốt vòng đời của mình.

Đồng Hồ Rolex Day-Date 40 228239 Mặt Số Bạc Cọc Số Kim Cương

Để trở thành “trái tim” của ref. 228239, caliber 3255 đã phải trải qua các bài kiểm tra nghiêm ngặt không chỉ của tổ chức COSC mà còn của phòng thí nghiệm riêng của Rolex. Vì vậy, mẫu đồng hồ Rolex Day-Date 40 228239 luôn được giới mộ điệu đánh giá cao cả về chất lượng lẫn thẩm mỹ, trở thành nỗi khát khao của bất cứ ai đã và đang yêu thích bộ sưu tập Rolex Day-Date lừng danh này!

21/04/2024