Lịch sử thương hiệu đồng hồ Rolex

14/07/2018
Kiến thức
Đồng hồ Rolex

Lịch sử thương hiệu đồng hồ Rolex

Lịch sử của đồng hồ Rolex gắn bó mật thiết với cuộc đời của nhà sáng lập tài ba Hans Wilsdorf. Vào năm 1905, khi mới 24 tuổi, Hans Wilsdorf  thành lập công ty chuyên phân phối đồng hồ tại London, thủ đô nước Anh. Ông bắt đầu nuôi dưỡng ước mơ về một chiếc đồng hồ đeo trên tay từ ngày đó. Cho dù đồng hồ đeo tay vào thời điểm ấy chưa đạt độ chính xác cao nhưng Hans Wilsdorft đã tiên đoán trước rằng nó không những sẽ trở nên thanh lịch mà còn rất thiết thực trong tương lai. Để có thể đảm bảo sự công khai chính xác của những cỗ máy thời gian mang tính đột phá này, ông đã gắn trên nó những cỗ máy rất nhỏ nhưng có độ chính xác cao được sản xuất bởi một công ty chế tác đồng hồ Thụy Sỹ tại Bienne.

1908: Cảm hứng đến từ 5 chữ cái

Hans Wilsdorf mong muốn những chiếc đồng hồ của ông có 1 cái tên ngắn gọn, dễ đọc dễ nhớ cho dù ở bất cứ ngôn ngữ nào trên thế giới nhưng cũng phải nhìn thật đẹp trên cỗ máy và mặt số đồng hồ. “Tôi đã cố gắng ghép những con chữ trên bảng chữ cái một cách thật đơn giản, nó đã đưa ra rất nhiều cái tên khác nhau nhưng chẳng có cái tên nào trong số chúng khiến tôi cảm thấy ổn. Cho đến một buổi sáng khi đang ngồi trong cỗ xe ngựa thong dong trên con phố Cheapside ở London, một cái tên đã chợt lóe sáng trong tâm trí tôi “Rolex””

1910 - 1914: Tìm kiếm sự chính xác trong chức năng bấm giờ

Đầu tiên, Rolex tập trung nghiên cứu phát triển chất lượng của những cỗ máy. Việc tìm kiếm không ngừng nghỉ tính chính xác trong chức năng bấm giờ đã nhanh chóng gặt hái được thành công. Năm 1910, đồng hồ Rolex đã là chiếc đồng hồ đầu tiên trên thế giới nhận chứng nhận Swiss of Chronometric Precision , được công nhận bởi Trung tâm Xếp hạng Đồng hồ Thế giới tại Bienne.

Bốn năm sau, Đài quan sát Kew ở Anh đã trao tặng cho đồng hồ Rolex chứng chỉ độ chính xác hạng A, điều mà chưa chiếc đồng hồ nào ở thời điểm đó đạt được. Kể từ đó, đồng hồ đeo tay Rolex đồng nghĩa với độ chính xác hoàn hảo.

1920: Geneva

Rolex chuyển đến Geneva, thành phố nổi tiếng trên thế giới về đồng hồ. Tên thương hiệu Montres Rolex S.A. đã được đăng ký tại Geneva vào năm 1920.

1926: Chiếc đồng hồ chống nước đầu tiên

Năm 1926, sự ra đời của chiếc đồng hồ chống nước đầu tiên đã đánh dấu một bước tiến quan trọng tròng ngành chế tác đồng hồ. Được đặt với cái tên “Oyster”, chiếc đồng hồ có vỏ bọc kín như một chú hàu để bảo vệ tối ưu cho cỗ máy bên trong

1927: Thử thách vượt eo biển

Có một điều quan trọng tạo nên một chiếc đồng hồ đó là khả năng chống thấm nước. Khả năng chống nước của Rolex đã được chứng minh theo cách vô cùng độc đáo. Năm 1927, chiếc Rolex Oyster đeo trên tay vận động viên bơi lội Mercedes Gleitze đã vượt eo biển Anh trong suốt 10 giờ và cho đến giây phút cuối cùng, nó vẫn hoạt động trơn tru đến hoàn hảo.

1927: Khái niệm Testimonee

Để cổ vũ cho thử thách vượt eo biển Anh, Rolex đã cho đăng 1 trang quảng cáo ngay trên bìa tạp chí Daily Mail nhằm công bố về thành công mà đồng hồ chống nước mang lại. Sự kiện này đã đánh dấu sự ra đời của khái niệm Testimonee.

1931: Cỗ máy Perpetual

Năm 1931 Rolex đã phát minh và ngay lập tức được cấp bằng sáng chế cho cỗ máy lên dây cót tay với khối quay Perpetual đầu tiên trên thế giới. Cỗ máy kì diệu này ngày nay đã trở thành “trái tim” của tất cả các loại đồng hồ điện tử hiện đại.

1933: Bay qua đỉnh Everest

Đoàn thám hiểm bay qua đỉnh Everest đầu tiên trên thế giới đã được trang bị những chiếc Rolex Oyster để sử dụng trong suốt thời gian làm việc. Kết thúc hành trình, tất cả những thành viên trong đoàn đều vô cùng hài lòng với chiếc đồng hồ này.

1935: Phòng thí nghiệm sống

Rolex đã chấp nhận rất nhiều thử thách đáng gờm trên những “đấu trường” khác nhau để kiểm tra, tinh chỉnh và giới thiệu về hiệu suất kĩ thuật của chiếc Oyster. Thể thao thế giới, hàng không, đua ô tô và những cuộc thám hiểm đã tạo thành những phòng thí nghiệm sống cho hàng loạt các đặc tính kĩ thuật của cỗ máy tinh xảo này.

1935: Sir Malcolm Campbell

Trong thập niên 30, Rolex đã có cơ hội cùng một trong những tay đua cự phách thế giới, Sir Malcom Campbell, hợp sức truy tìm giới hạn của tốc độ. Ngày 4 tháng 9 năm 1935, tại vòng Bluebird, “Ông hoàng tốc độ” đeo trên tay đồng hồ Rolex đã xác lập kỉ lục với tốc độ xấp xỉ 485km/h ở Bonneville Salt Flats, Utah. Sir Malcolm Campbell từ 9 lần phá vỡ kỉ lục thế giới trong những năm 1924 – 1935, bao gồm 5 lần tại bãi biển Dautona, Florida. Để thể hiện sự cảm kích của mình, Sir Malcolm Campbell đã gửi công ty Rolex 1 lá thư, trong đó có đoạn: “Tôi sử dụng đồng hồ Rolex được 1 thời gian rồi, và nó vẫn giữ được thời gian chính xác cho dù ở bất cứ điều kiện khó khan nào.”

1945: Chiếc DateJust đầu tiên

Cột mốc 1945 gắn với sự ra đời của Datejust, chiếc đồng hồ lên dây cót tay đầu tiên tích hợp chức năng bấm giờ và ô chỉ ngày trên mặt số. Là một chiếc đồng hồ rất mới lạ, độc đáo ở thời điểm đó, Datejust được thiết kế với dây đeo tay Jubilee và viền ống sáo, tạo nên một phong cách riêng cho Rolex. Datejust nhanh chóng trở thành tâm điểm của bộ sưu tập Oyster. Thời gian đầu, đồng hồ Datejust chỉ dành cho nam giới nhưng trong những thập niên sau, nó đã trở nên thịnh hành với nhiều mẫu mã, kiểu dáng cho nữ giới.

1953: Những chiếc đồng hồ tiên phong

Nửa đầu những năm 1950, Rolex đã phát triển thành công những loại đồng hồ chuyên biệt được sử dụng như các công cụ chuyên dụng mà chức năng của nó không chỉ dừng lại ở chế độ xem giờ. Những chiếc đồng hồ này được sử dụng trong nhiều hoạt động mang tính chất chuyên nghiệp như lặn biển, du hành, leo núi và thám hiểm tự nhiên. Rất nhiều trong số đó dường như đã khơi nguồn cảm hứng và trở nên nổi tiếng toàn thế giới như Oyster Perpetual Explorer, Submariner,…

1953: Đỉnh Everest

Năm 1953, đoàn thám hiểm của John Hunt cùng Edmund Hillary và Tenzing Nogray đã chinh phục đỉnh Everest, trên tay mang chiếc Oyster Perpetual. Cùng với nó chiếc Oyster Perpetual Explorer cũng đã lấy cảm hứng từ những cuộc viễn chinh của con người, khởi chạy năm 1953 được ví như một cột mốc đánh dấu cho thành công đầu tiên của con người khi chinh phục đỉnh Everest. Ngay sau đó chiếc đồng hồ này đã nhận được biểu tượng nhân quyền.

1953: Submariner

Sản xuất năm 1953, Submariner là chiếc đồng hồ lặn biển đầu tiên với khả năng chịu nước lên tới 100m. Vòng xoay của nó cho phép người thợ lặn đọc được thời gian ở dưới nước của họ. Submariner là người bạn đồng hành tuyệt vời cho dù bạn ở trên mặt đất hay ở dưới nước. Rolex sau đó đã cải tiến để nó có thể hoạt động một cách trơn tru ngay cả với độ sâu 600 feet.

1953: Chuyến bay xuyên lục địa đầu tiên

Khi những chuyến du ngoạn xuyên lục địa đầu tiên phát triển vào những năm 50 của thế kỉ 20, các máy bay chở khách bắt đầu phải bay nhanh qua nhiều múi giờ khá nhau. Lần đầu tiên người ta nhận thấy việc nắm bắt thời gian ở những vùng khác nhau trên thế giới lại trở nên quan trọng đến vậy. Đây đồng thời là thời kì sơ khai của máy bay phản lực, và Rolex phản hồi bằng những đồng hồ phù hợp với tinh thần thời đại.

1955: GMT-Master

Những chiếc GMT-Master được sản xuất để đáp ứng như cầu của phi công trong các hãng hàng không. Nó đã trở thành chiếc đồng hồ chính thức của rất nhiều hãng hàng không, trong đó có Pan American World Airways – hãng hàng không nổi tiếng của Mỹ. Tính năng nổi bật nhất của GMT-Master là vòng xoay hai màu đánh dấu thời gian ban ngày hay ban đêm khi bay.

1956: Day-Date

Năm 1956, Oyster Perpetual Day-Date chính thức ra mắt công chúng. Với 2 phiên bản là vàng 18K và bạch kim, đây là chiếc đồng hồ đeo tay đầu tiên hiển thị đầy đủ các ngày trong tuần trên một cửa sổ ở mặt đồng số. Thiết kế ban đầu có nét đặc biệt ở phần dây đeo tay dành cho Tổng Thống, Day-Date tiếp tục là phiên bản tuyệt vời dành những vĩ nhân có sức ảnh hưởng trên thế giới.

1956: Nhà lãnh đạo

Đồng hồ Rolex từ lâu đã có vinh dự là người bạn đồng hành cùng những người nắm giữ vận mệnh của thế giới. Không phải vấn đề về sức ảnh hưởng chính trị, lĩnh vực xuất sắc của họ hay những thành tựu mà họ đạt được, điều mà những người đàn ông và những phụ nữ đặc biệt này cùng sở hữu là chiếc đồng hồ được sử dụng thường xuyên: Day-Date.

1956: CERN và Oyster Perpetual Milgauss

Tổ chức Nghiên cứu Hạt nhân châu Âu (CERN), phòng thí nghiệm Vật lý Hạt nhân trên thế giới, đang ở đỉnh cao của nghiên cứu khoa học về những bí mật căn bản của vũ trụ. Tổ chức này đã phát triển máy gia tốc hạt nhân với năng lượng cao nhất thế giới. Vào những năm 1950, CERN cũng là một trong những tổ chức khoa học đầu tiên xác nhận rằng chiếc đồng hồ Milgauss thực sự có thể chống lại các từ trường lên tới 1.000 gauss.

Milgauss, được giới thiệu vào năm 1956, thiết kế đáp ứng nhu cầu của cộng đồng khoa học và có khả năng chịu đựng từ trường lên đến 1.000 gauss. Sự đổi mới ở bộ phận trung tâm của Milgauss đối với nhiễu từ có nhiệm vụ bảo vệ cỗ máy. Chế tạo từ hợp kim sắt từ chuyên chế bởi Rolex, Milgauss bao gồm hai thành phần với những cơ chế hoạt động riêng. Trải qua nhiều đợt kiểm tra nghiêm ngặt từ các kỹ sư của CERN, cỗ máy thời gian này đã được mệnh danh là lá chắn nhiễu từ hoàn hảo.

1957: Lady Datejust

Lady Datejust là phiên bản đồng hồ tích hợp chức năng xem ngày đầu tiên của Rolex. Nó thừa hưởng những nét tinh túy, sang trọng cùng thiết kế nhỏ gọn hoàn mỹ, vừa vặn với cổ tay phụ nữ.

1960: Deep Sea Special

Vào những năm 1950, Rolex đã tiến hành thử nghiệm một đồng hồ thí nghiệm mang tên "Deep Sea Special". Áp dụng từ những kiến ​​thức thu được từ hai mô hình đầu tiên, Deep Sea Special thứ ba được tạo ra để chống lại những điều kiện khắc nghiệt nhất tại điểm sâu nhất của vực Marina.

Năm 1960, tàu lặn Trieste đã lặn thành công xuống rãnh Mariana, được biết đến là khu vực sâu nhất trên bề mặt trái đất. Với sự trợ giúp của trung uý Don Walsh cùng Jacques Piccard, Trieste đã thực hiện thành công thí nghiệm tuyệt vời này, giúp nó vươn lên vị trí dẫn đầu trong cuộc khảo sát về độ sâu trên thế giới.

Xuất phát từ độ cao 10.916 mét (37.800 feet) so với đáy vực, tàu lặn Trieste đã hoạt động hoàn hảo - giống như hoạt động của chiếc đồng hồ thí nghiệm của Rolex Deep Sea Special được gắn bên ngoài trong quá trình lặn mang tính lịch sử này.

1960: Bãi biển Daytona

Với bãi cát cứng dài vô tận, bãi biển Daytona đã giúp thành phố này trở thành “thủ đô huyền thoại của tốc độ”. Bãi biển đã tự hào ghi danh mình vào danh sách kỉ lục thế giới với 14 thành tích về tốc độ đất từ năm 1904 đến năm 1935, năm trong số đó là của Sir Malcolm Campbell. Qua nhiều năm sử dụng, cát của bãi biển đã bị hư hỏng nặng nề nên đến năm 1959, một "Đường cao tốc" đã được xây dựng: Đường đua Quốc tế Daytona.

Đường đua ô tô hình vòm đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của những người hâm mộ tốc độ trên thế giới và trở thành một trong những đường đua ô tô bền vững nhất cùng 24 Hours of Le Mans. Mặc dù bề mặt bãi biển không còn cát cứng nữa, Daytona vẫn còn là một thử nghiệm huyền thoại về con người và cỗ máy: chiếc Rolex 24.

1963: Cosmograph

Ra mắt năm 1963 với thiết kế là một chiếc đồng hồ Chronograph thế hệ mới, Cosmograph nhanh chóng trở thành biểu tượng của Daytona. Được nghiên cứu và chế tạo như một công cụ chuyên nghiệp dành cho vận động viên đua ô tô, Cosmograph Daytona với một vóc dáng cường tráng, độ chống thấm nước cao cùng thiết bị tachymetric trên vòng bexel để tính tốc độ trung bình đã mang lại rất nhiều thành công vào thời điểm đó.

1963: COMEX

Một mối quan hệ mật thiết đã được thiết lập giữa Rolex và tập đoàn Compagnie Maritime d'Expertises (COMEX), nơi mà các thợ lặn được hỗ trợ sử dụng đồng hồ Rolex trong khi làm việc tại độ sâu lớn. Công ty với sự dẫn dắt của Henri-Germain Delauze, đóng vai trò tiên phong trong việc lặn biển sâu. Ông cũng là một chuyên gia nổi tiếng thế giới trong lĩnh vực kỹ thuật xây dựng và làm việc dưới nước.

1967: Sea-Dweller

Năm 1967 là thời điểm ra mắt chiếc Oyster Perpetual Sea-Dweller có khả năng chống nước đạt độ sâu 610m. Để đáp ứng nhu cầu của thợ lặn biển chuyên nghiệp, mặt kính đồng hồ được trang bị một van thoát khí hêli, bởi vậy, trong suốt quá trình sử dụng trong buồng máy tàu lặn, helium từ hỗn hợp khí có thể được giải phóng mà không gây ảnh hưởng đến chất lượng của chiếc đồng hồ.

1971: Explorer II

Rolex giới thiệu với công chúng phiên bản thứ hai của Oyster Perpeptual Explorer vào năm 1971. Chiếc đồng hồ dành riêng cho các nhà thám hiểm và tất cả những ai muốn chinh phục giới hạn để khám phá những miền đất mới. Nó được trang bị thiết bị hand-24h đặc biệt, là một sự trợ giúp vô giá tại những điểm cực hay mặt đất thấp khi bạn không thể khẳng định thời gian hiện tại là đêm hay ngày

1976: Giải thưởng Rolex cho Doanh nghiệp

Để kỷ niệm 50 năm ngày sản xuất chiếc Rolex Oyster đầu tiên, Giải thưởng Rolex cho Doanh nghiệp nhằm tôn vinh những cá nhân phi thường có lòng can đảm và niềm tin chinh phục những thách thức lớn đã được tổ chức. Mỗi giải thưởng Rolex dành cho Doanh nghiệp được trao cho một dự án mới đang được tiến hành ở bất kỳ nơi nào trên thế giới - một trong số đó xứng đáng được hưởng sự hỗ trợ cho khả năng cải thiện cuộc sống, bảo vệ di sản văn hoá và thiên nhiên của thế giới. Những dự án này đã chạm tới tất cả các khía cạnh của nhân loại bằng cách mở rộng kiến ​​thức hoặc cải thiện cuộc sống cho con người trên hành tinh.

1978: Sea-Dweller 4000

Năm 1978, Rolex sáng chế chiếc Sea-Dweller 4000 với khả năng chống nước ở độ sâu 1.220 mét (4.000 feet).

1985:Thép 904L

Rolex đã trở thành nhãn hiệu đồng hồ đầu tiên tiên phong trong việc sử dụng thép 904L cho tất cả đồng hồ sản xuất với chất liệu này. Được sử dụng phổ biến trong công nghệ cao và ngành công nghiệp hóa chất, vũ trụ, đặc tính chống ăn mòn tuyệt vời của thép 904L được đánh giá tương đương với các kim loại quý. Đồng thời, thép 904L cung cấp độ bóng đạt mức hoàn hảo, đem lại vẻ sang trọng cho những chiếc đồng hồ Rolex.

1992: Pearlmaster

Pearlmaster – phiên bản mới của Lady-Datejust được ra mắt

1992: Rolex & Yatching

Năm 1992 đã báo trước sự xuất hiện của tàu Oyster Perpetual Yacht-Master -  Thành viên mới của gia đình Oyster nhằm củng cố mối quan hệ giữa Rolex và thế giới thuyền buồm. Rolex từ đó đã trở thành nhà tài trợ danh giá của một số cuộc đua ngoài khơi nổi tiếng thế giới trong thời điểm đó.

2000: Cỗ máy 4130

Bộ máy chronograph 4130 được lên ý tưởng và chế tác riêng bởi Rolex vào năm 2000 cho chiếc Cosmograph Daytona. Điều đặc biệt của cỗ máy 4130 chỉ sử dụng 290 chi tiết, ít hơn rất nhiều một chiếc chronograph thông thường, khiến nó trở thành một chỉnh thể đặc biệt thu hút nhưng rất đỗi giản dị.

2002: MENTOR và PROTÉGÉ

Mentor Rolex và Protégé Art được thành lập vào năm 2002 để khích lệ những cá nhân tài năng thông qua một chương trình tư vấn độc lập với một nhân vật nổi tiếng trong lĩnh vực nghệ thuật của họ. Trải qua hơn một thập kỉ, Rolex Mentor và Protégé Art đã mở rộng trên phạm vi toàn thế giới, với sự tham gia của hơn 80 nghệ sỹ trong nhiều lứa tuổi, lĩnh vực khác nhau.

2005: Vòng Cerachrom

Năm 2005, Rolex đã phát triển và cấp bằng sáng chế cho vòng Cerachrom, bộ phận chuyên biệt đảm bảo vẻ đẹp ngoại hình cũng như bảo vệ các chi tiết bên trong đồng hồ ngay trong diều kiện khắc nghiệt nhất. Được làm từ vật liệu gốm vô cùng cứng, hầu như không bị trầy xước, màu sắc của vòng sẽ cũng không bị ảnh hưởng bởi tia cực tím. Bề mặt nó cũng được đánh bóng bằng kim cương tạo ra độ láng đặc biệt, chữ khắc 24h được phủ lớp mỏng platin .

2005: Sơn xanh Parachrom

Sau 5 năm ròng rã nghiên cứu, Rolex đã chế tạo được lớp sơn xanh Parachrom từ hợp kim paramagnetic. Chất liệu paramagnetic tuyệt vời giữ cho lớp không bị ảnh hưởng bởi từ trường và chống lại những cú sốc cao gấp 10 lần. Trong lịch sử, màu xanh độc đáo đã được coi là dấu hiệu của uy tín của những chiếc đồng hồ chuẩn xác nhất.

2007: Yatch-Master II

Chiếc đồng hồ bấm giờ dành cho các cuộc đua thuyền thể thao Oyster Perpetual Yacht-Master II là chiếc đồng hồ đầu tiên trên thế giới được trang bị thiết bị đếm ngược có thể lập trình với bộ nhớ cơ học. Sự biến đổi độc đáo bao gồm một hệ thống đặc biệt tương tác giữa cỗ máy và vành nhờ thiết bị xoay vòng quay được chế tác riêng bởi Rolex. Kiểu đồng hồ này cho phép những vận động viên vượt qua vạch xuất phát ngay khi bắt đầu hiệu lệnh.

2008: ROLEX DEEPSEA

Rolex Deepsea được thiết kế để thám hiểm dưới mặt nước sâu. Hệ thống Ringlock mang sự đổi mới độc quyền trong kĩ thuật chế tác, cho phép chiếc đồng hồ chịu được mọi áp suất nước, có thể lên tới trọng lượng tương đương khoảng ba tấn trên tinh thể. Rolex Deepsea có thể lặn sâu hơn tất cả các loại tàu lặn nào, ngoại trừ số ít trường hợp tàu lặn sử dụng trong nghiên cứu khoa học và hơn 100 lần chiều sâu mà loài người có thể tồn tại.

2012: SKY-DWELLER

Năm 2012, Rolex trình bày một mô hình sáng tạo hoàn toàn mới, Oyster Perpetual Sky-Dweller, một kiệt tác công nghệ dành cho khách du lịch trên toàn thế giới. Với thiết kế mặt số 42 mm ấn tượng, nó cung cấp múi giờ trực quan rất dễ dàng để đọc, , cũng như một lịch trình đặc biệt sáng tạo mang tên Saros – lấy cảm hứng từ một nhà thiên văn - chỉ cần điều chỉnh một lần trong năm. Để thiết lập được chức năng của Sky Dweller một cách nhanh chóng và dễ dàng, chiếc đồng hồ cũng được trang bị một bộ phận hoàn toàn mới mới: Vòng Tròn không xoay.

2012: Điểm cực sâu nhất trên Trái Đất

Vào ngày 26 tháng 3 năm 2012, nhà làm phim James Cameron cùng National Geographic Explorer‑in‑Residence đã đi xuống rãnh  Mariana Trench, thực hiện chuyến lặn cá nhân đầu tiên vào điểm sâu nhất trên trái đất và là chuyến lặn biển tiếp theo kể từ cuộc thám hiểm Trieste dành cho hai người năm 1960. Chỉ có một hành khách đặc biệt được có mặt trên cả hai chuyến hành trình. Đó là chiếc đồng hồ Rolex.

2012: DEEPSEA CHALLENGE

Oyster Perpetual Rolex Deepsea Challenge là chiếc đồng hồ lặn thử nghiệm được chứng nhận không thấm nước đạt 12.000 mét (39.370 feet), chế tác chuyên biệt bởi Rolex để chống lại áp lực xấu nhất ở những vùng sâu nhất của đại dương. Oyster Perpetual Rolex Deepsea Challenge đã thiết lập kỷ lục về chiếc đồng hồ lặn sâu nhất trên thế giới vào năm 2012.

2013: Đua xe công thức 1

Với những mối quan hệ lâu bền cùng những lĩnh vực thể thao đã được ghi nhận trong lịch sử của Rolex, năm 2013 Rolex đã có cơ hội hợp tác làm việc lâu dài với Formula 1® Racing với vai trò là chiếc đồng hồ bấm giờ và đồng hồ báo thức chính thức.

Kiến thức
Đồng hồ Rolex
Zalo