Review đồng hồ Cosmograph Daytona 116505 Mặt số thiên thạch

Review đồng hồ Cosmograph Daytona 116505 Mặt số thiên thạch

20/09/2023
Review
Đồng hồ Rolex

Sự phổ biến diễn ra trong một thời gian dài của mẫu Rolex Oyster Perpetual Cosmograph Daytona là một hiện tượng thú vị trong ngành đồng hồ. Không có nhiều thiết kế lại mang tính linh hoạt trong phong cách, có thể phù hợp với nhiều người, nhiều sự kiện, thậm chí là nhiều mức giá. Daytona chính là một trong những ngoại lệ đó. Ngày nay, cũng không còn nhiều người sử dụng chức năng chronograph trên đồng hồ Rolex để bấm thời gian nữa, nhưng Daytona vẫn duy trì “phong độ", vẫn là một biểu tượng của sự sang trọng và thành công trong nhiều thập kỷ. 

Dù có quy mô rất lớn, nhà sản xuất đồng hồ quyền lực này cũng chỉ duy trì hơn chục mẫu đồng hồ cốt lõi. Từ đó, hãng sẽ mở rộng từng bộ sưu tập với các biến thể khác nhau, liên quan đến chất liệu, dây đeo và mặt số. Thậm chí, nếu chỉ là một người mới tìm hiểu về đồng hồ mà đã “va" vào ngay Datejust, bạn sẽ cảm thấy choáng ngợp về sự đa dạng của bộ sưu tập này. Dù khác biệt, nhưng từng mẫu đồng hồ Rolex đều được đảm bảo về mặt chất lượng ở tiêu chuẩn cao nhất trong ngành, có độ chính xác từ ±2 giây mỗi ngày. 

Giống nhau ở kích thước, tiêu chuẩn hay tỉ lệ, nhưng sẽ vẫn có những mẫu Rolex khác biệt, mang tính cá nhân và độc đáo hơn một chút. Đó là nơi mà chiếc Rolex Daytona 116505 mặt số thiên thạch thuộc về. Ngôn ngữ thiết kế mang tính biểu tượng kết hợp với mặt số độc đáo, Daytona 116505 là cách tiếp cận dễ dàng nhất khi nhắc đến một chiếc đồng hồ độc nhất vô nhị của Rolex.

Nguồn gốc

Rolex Daytona không cần phải giới thiệu quá nhiều. Được giới thiệu vào năm 1963, mẫu đồng hồ này đã biến đổi với nhiều model được phát hành. Lịch sử của mẫu đồng hồ này có thể được tìm kiếm rất dễ dàng, nên chúng ta sẽ không đề cập đến, mà chỉ nhìn lại những thay đổi quan trọng gần đây của Daytona trong giai đoạn hiện tại.

Bố cục trên mặt số của Daytona mà chúng ta quen thuộc trong ngày này lần đầu được trình bày trên model 16520 mà Rolex duy trì sản xuất từ năm 1988 đến khoảng năm 2000 (dù vậy, vẫn tồn tại những chiếc Daytona có bộ máy Zenith mà bộ hiển thị số giây ở góc 9 giờ, khác với hiện tại được sản xuất trong giai đoạn này). Về sau, sự có mặt của caliber 4130 cũng mở ra một thế hệ đồng hồ Daytona mới, có 6 số, dạng 116xxx. Cũng trong thế hệ đồng hồ này, Rolex giới thiệu vành bezel gốm Cerachrom trên các model Daytona, trước tiên là với phiên bản vàng Everose năm 2011 và sau đó là các mẫu thép và ref. 116500LN ra đời. 

Vành bezel bằng gốm Cerachrom có thể thu hút được một lượng không nhỏ người yêu đồng hồ Rolex, tuy nhiên những mẫu Daytona có vành bezel kim loại, cùng chất liệu với vỏ lại tạo ra một hiệu ứng cổ điển, điều mà chúng ta dễ dàng cảm nhận trên những mẫu Daytona của thế hệ trước hơn. Rolex Cosmograph Daytona 116505 là một chiếc đồng hồ bằng vàng hồng, có vành bezel kim loại và một mặt số thiên thạch, được Rolex phát hành vào năm 2021. Tuy nhiên, đến đầu năm 2023, model này đã không còn được sản xuất tiếp. Với thời gian chỉ khoảng 2 năm sản xuất, số lượng đồng hồ Cosmograph Daytona 116505 mặt thiên thạch dù không bao giờ được Rolex công bố công khai, nhưng chắc hẳn sẽ không nhiều.

Về mẫu đồng hồ Rolex Cosmograph Daytona 116505 mặt thiên thạch

Rolex Cosmograph Daytona 116505 được chế tác từ vàng Everose - một hợp kim vàng độc quyền do Rolex nghiên cứu, cho ra một màu hồng ánh cam, rất sang trọng và ấm áp. Hơn hết, khi nghiên cứu sản xuất, thương hiệu có thêm vào một hàm lượng nhỏ platin, khiến vàng Everose sẽ cứng cáp hơn vàng hồng thường. Như mong đợi, vàng Everose không dừng lại chỉ ở bộ vỏ mà còn được hãng ứng dụng trên bộ phận dây đeo, khoá, núm vặn,... và các chi tiết rất nhỏ trên phần mặt số. 

Cụ thể, các cọc chỉ giờ được làm từ vàng Everose và thêm vào chất phát quang ở trung thâm. Thang đo tốc độ tachymeter vẫn được bố trí trên vành bezel của đồng hồ và các chữ số bên trên thì có màu đen rất dễ nhìn.

Tất nhiên, tâm điểm của thiết kế đồng hồ này là phần mặt số, được chế tác từ một mảnh thiên thạch Gibeon (một thiên thạch được phát hiện gần thị trấn Gibeon, Namibia vào năm 1836). Các mặt số phụ của đồng hồ có màu đen, phân bổ ở các vị trí 3, 6 và 9 giờ rất quen thuộc. Dòng chữ Daytona màu đỏ được đặt ngay phía trên vòng tròn phụ ở vị trí 6 giờ. 

Mặt số thiên thạch tinh tế mà lại vô cùng hấp dẫn và bởi vì mỗi lát thiên thạch đều khác nhau nên kết cấu cũng khác nhau trên từng mẫu đồng hồ (làm cho mỗi chiếc về cơ bản là độc nhất). Nếu bạn muốn chiếc đồng hồ sẽ chớp sáng mỗi khi có đèn flash chiếu tới mà không cần thích ứng dụng kim cương thì mặt số thiên thạch là một giải pháp hữu ích. Để đạt được hiệu ứng mặt số này, Rolex cắt những lát đá thiên thạch mỏng, đưa đi đánh bóng, sau đó xử lý chất nền bằng axit để giúp tăng cường màu sắc. 

Bên trong đồng hồ Cosmograph Daytona 116505, Rokex có trang bị bộ máy tự động 4130 được sản xuất in-house. Về độ tin cậy, đây chắc chắn là một lựa chọn mạnh mẽ và là một cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển đồng hồ của Rolex, khi chuyển mình từ việc sử dụng bộ máy của một nhà sản xuất bên ngoài sang tích hợp toàn bộ theo chiều dọc trong quá trình sản xuất. Cho đến năm 2023, caliber 4130 vẫn là bộ máy bấm giờ duy nhất cung cấp năng lượng cho đồng hồ Daytona kể từ năm 2000.

Bộ máy này có khả năng trữ cót trong vòng 72 giờ, được cho là khá tân tiến so với thời điểm nó ra mắt năm 2000. Bên trong caliber 4130 vẫn có dây tóc xanh Parachrom được sử dụng trong nhiều bộ máy khác của Rolex, có tác dụng tăng cường khả năng chống sốc cho đồng hồ.

Review
Đồng hồ Rolex
Zalo