Review đồng hồ Richard Mille RM 57-03 Tourbillon Sapphire Dragon - Siêu phẩm rồng thiêng
Hiện nay, phần lớn những mẫu đồng hồ bán chạy nhất của “Richard Mille” đều tập trung vào công nghệ. Họ áp dụng những sáng chế mới nhất trong việc thiết kế, chế tạo vật liệu, chế tác và hoàn thiện. Tuy nhiên, mẫu đồng hồ mà Gia Bảo Luxury muốn giới thiệu tới các bạn ngày hôm nay lại đi theo một thiên hướng khác. Chiếc đồng hồ Richard Mille RM 57-03 Tourbillon Sapphire Dragon đưa chúng ta về khoảng thời gian đầu thập niên 2010, khi thương hiệu này còn tập trung vào những siêu phẩm yêu cầu các kỹ thuật hoàn thiện đặc biệt.
Dòng RM 57 được giới thiệu lần đầu vào năm 2012 với phiên bản RM 57-01 kết hợp với siêu sao hành động Thành Long – Jackie Chan. Mẫu đồng hồ này đã quá nổi tiếng ở Việt Nam nói riêng và trên toàn thế giới nói chung, với một phiên bản được sở hữu bởi đại gia “Minh Nhựa”. Tiếp theo đó, chúng ta có mẫu RM 57-02 với hình tượng con chim đại bàng được làm hoàn toàn từ vàng trắng.
Tới năm 2019 vừa qua, mẫu đồng hồ RM 57-03 Tourbillon Sapphire Dragon được giới thiệu. Mẫu đồng hồ này chỉ dành cho thị trường châu Á – nơi hình tượng loài rồng được tôn thờ và là tượng trưng cho sức mạnh, sự sung túc. RM 57-03 có thể được coi như một biến thể của RM 57-01, nhưng hình tượng con rồng nay đã được chế tác bằng Sapphire và Vàng. Đây cũng là lần đầu tiên Richard Mille phô diễn kỹ năng hoàn thiện trên chất liệu Sapphire “khó nhằn”.
Như các bạn cũng đã biết, Sapphire là một chất liệu có độ cứng rất cao, lên tới 1800 Vickers (đơn vị đo độ cứng). Vật liệu có độ cứng cao thì lại giòn, dễ vỡ. Do đó, không có nhiều thương hiệu đồng hồ đủ “chịu chơi” để sản xuất một chiếc đồng hồ với vỏ bằng Sapphire. Và việc thực hiện một bức tượng siêu nhỏ, siêu chi tiết bằng Sapphire thì chắc chỉ có Richard Mille mới đủ khả năng.
Theo lời ông Salvador Arbona – Giám đốc Kỹ thuật của Richard Mille, đội ngũ nghiên cứu và phát triển của thương hiệu đã phải lên kế hoạch kỹ lưỡng, tính từng điểm chịu lực yếu trên khối Sapphire để không gây hư hại lên tác phẩm.
Hình tượng con rồng trên chiếc RM 57-03 được sản xuất bởi Olivier Vaucher – một nghệ nhân chuyên chế tác những tác phẩm siêu nhỏ. Ông là đối tác của rất nhiều thương hiệu đồng hồ lớn như Roger Dubuis, Van Cleef & Arpels và Zenith. Nếu các bạn chưa biết thì mẫu đồng hồ Roger Dubuis Excalibur The Knights of the Round Table cũng là một tác phẩm của ngài Olivier Vaucher.
Với mẫu RM 57-03, phần thân rồng bằng Sapphire được tạo hình từ một khối Sapphire lớn. Sau đó, khối Sapphire sẽ được cắt gọt bằng Laser, theo bản vẽ từ Richard Mille. Tất nhiên, nếu mọi chuyện đơn giản vậy thì chiếc RM 57-03 sẽ không thể nào trở thành một siêu phẩm được. Sau công đoạn cắt Laser, đội ngũ của ngài Olivier Vaucher sẽ tự tay hoàn thiện, đánh bóng từng chi tiết nhỏ để sản phẩm cuối cùng sẽ trở nên hoàn hảo nhất. Để thực hiện bức tượng mini này, đội ngũ của ngài Olivier đã phải sáng chế ra một phương thức đánh bóng mới nhằm tăng độ trong suốt của chất liệu Sapphire.
Phần thân Sapphire sau đó sẽ được kết nối với những bộ phận khác vốn được làm từ vàng đỏ: Phần đầu rồng, chân, đuôi và vây lưng. Để tạo thêm điểm nhấn, phần lưỡi và mắt rồng được sơn đỏ bằng một cây cọ vẽ rất nhỏ. Bên cạnh đó, cơ chế Tourbillon cũng được trang trí tone suit tone với đầu rồng: chân kính của trục Tourbillon được làm bằng một viên Ruby lớn, bao ngoài là viền vàng nguyên khối chắc chắn.
Vậy tại sao Richard Mille không chế tác toàn bộ con rồng bằng Sapphire? Bên ngoài yếu tố hình ảnh, Richard Mille còn áp dụng thêm thuyết âm dương của văn hóa Trung Hoa. Trong đó, phần thân rồng tượng trưng cho phần Âm, nhẹ nhàng như nước chảy xung quanh mặt số đồng hồ. Ngược lại, phần dương được thể hiện của tông màu vàng đỏ trầm ấm, và đặc biệt là viên Ruby lớn trên lồng Tourbillon.
- Tham khảo thêm: Đồng hồ Richard Mille RM 67-01 Automatic Winding Extra Flat
Với phần vỏ ngoài, Richard Mille vẫn tiếp tục phát huy thế mạnh của mình với chất liệu sợi Carbon TPT. Chất liệu này vốn được sử dụng nhiều trong ngành hàng không vũ trụ, với các đặc tính siêu cứng và siêu nhẹ. Sapphire vốn có trọng lượng khá lớn, và việc dùng vỏ Carbon TPT sẽ phần nào dung hòa trọng lượng của chiếc đồng hồ.
Phiên bản vỏ Carbon TPT sẽ được sản xuất với số lượng 50 chiếc, và tất nhiên chỉ dành cho thị trường châu Á. Bên cạnh đó, Richard Mille dự kiến sẽ giới thiệu thêm phiên bản đặc biệt với bộ vỏ Sapphire, với số lượng siêu giới hạn: chỉ 5 chiếc được sản xuất.
Mẫu đồng hồ này sử dụng máy RM 57-03, một cải tiến từ máy lên cót tay được sử dụng trong phần lớn những mẫu Richard Mille Tourbillon. Giống như những người anh em của mình, bộ máy này được sản xuất bởi Renaud & Papi – một xưởng chuyên sản xuất những bộ máy siêu phức tạp, thuộc quyền sở hữu của thương hiệu Audemars Piguet.
Để tạo ra độ xuyên thấu cần có nhằm tôn vinh vẻ đẹp của bức tượng rồng, bộ máy RM 57-03 được thiết kế theo phong cách Skeleton xuyên thấu, lộ ra từng chi tiết máy. Tuy nhiên, với phong cách Skeleton, những chi tiết như khung máy hay cầu nối đều được cắt gọt tối giản, và điều đó làm giảm khả năng chịu lực của bộ máy. Và Richard Mille lại xử lý điều này bằng sức mạnh công nghệ của mình.
Tất cả những chi tiết như khung máy, cầu nối đều được làm từ Titanium bậc 5, có độ cứng rất cao. Với chất liệu này, bộ máy skeleton RM 57-03 vẫn sẽ có khả năng hoạt động ổn định dù gặp phải một vài chấn động nhỏ. Nhưng như đã nói ở trên, vật liệu cứng thì sẽ khó chế tác, và không có nhiều thương hiệu làm máy bằng Titanium như Richard Mille.
Tổng quan mà nói, Richard Mille lần này đã thực sự thể hiện được độ “chịu chơi” trong việc áp dụng những công nghệ, vật liệu mới vào chế tác đồng hồ. Mẫu đồng hồ RM 57-03 Tourbillon Sapphire Dragon quả thật là một siêu phẩm mà bất cứ ai chơi đồng hồ cũng phải mơ ước được lên tay thử một lần. Việc thử lên tay đã khó, tất nhiên việc sở hữu một chiếc đồng hồ như vậy càng khó hơn gấp bội – bạn không chỉ cần tiền, mà phải cần cả may mắn, thời gian và cả công sức.
Giá bán tại Gia Bảo Luxury: