Review đồng hồ Rolex Deepsea 116660
Có lẽ khi nhắc tới đồng hồ lặn, cái tên xuất hiện đầu tiên trong đầu mọi người hẳn sẽ là Submariner. Có thể nói, dòng đồng hồ Submariner của Rolex đã trở thành một trong những huyền thoại, in sâu vào tâm trí mọi người. Tuy nhiên, Rolex không chỉ có duy nhất Submariner là đồng hồ lặn.
Bên cạnh dòng đồng hồ lặn phổ thông Submariner, Rolex còn có Sea-Dweller, một dòng đồng hồ lặn chuyên nghiệp hơn, "xịn sò" hơn. Nếu xét về khả năng lặn, Sea-Dweller vượt xa Submariner về mọi mặt: khả năng chống nước tốt hơn, có nhiều cơ chế hỗ trợ việc lặn hơn,... Chỉ có duy nhất một điều mà Sea-Dweller không bằng so với Submariner, đó chính là độ nổi tiếng.
Bên cạnh những mẫu Sea-Dweller bình thường với độ chống nước 1,200m, Rolex còn có bản Sea-Dweller Deepsea 116660 mà Gia Bảo đang sở hữu với khả năng chống nước lên tới 4,000m. Để đạt được những khả năng chống nước kinh khủng đó, Rolex đã áp dụng rất nhiều công nghệ hiện đại vào bên trong chiếc đồng hồ Deepsea nhỏ bé này. Gia Bảo Luxury sẽ giới thiệu tới các bạn những công nghệ đó trong bài viết này.
Chi tiết quan trọng nhất, tạo nên khả năng chống nước 4,000m của chiếc Deepsea chính là hệ thống Ringlock System. Hiểu một cách đơn giản thì đó là một lớp vỏ ngoài thứ hai, giúp phân tán áp lực trên bộ vỏ. Với Ringlock System, chiếc Deepsea có khả năng chống nước hoàn hảo, nhưng lại không có kích thước quá lớn như những chiếc đồng hồ lặn khác.
Thành phần đầu tiên của Ringlock System chính là một vòng tròn nhỏ bên dưới vành bezel, và trên đó cũng được ghi rõ dòng chữ "RING LOCK SYSTEM". Vòng đệm này được làm từ BioDur 108, một hợp kim đặc biệt thường được sử dụng trong phẫu thuật chỉnh hình. BioDur 108 có độ cứng và sức bền siêu việt, có khả năng chịu lực gấp ba lần thép 904L nổi tiếng cũng của Rolex.
Mặt đáy của chiếc Deepsea cũng được tạo thành từ hai lớp, với viền ngoài làm từ thép 904 và bên trong làm từ hợp kim Titanium TA6V. Trong ảnh trên, bạn có thể dễ dàng thấy được Titanium có màu xám ghi khác hẳn với màu trắng bạc của thép. Chất liệu này có khả năng chống nứt vỡ tốt, và tất nhiên cũng có độ bền rất cao, dưới áp lực lớn, mặt đáy có thể uốn cong thay vì bị nứt vỡ.
Mặt kính Sapphire cũng là một vị trí dễ bị tấn công bởi áp lực nước lớn. Vì vậy, mặt kính của chiếc Deepsea đã được Rolex gia cố với độ dày lên tới 5.5mm, bằng 1/3 độ dày của chiếc đồng hồ. Phần kính Cyclops cũng được loại bỏ trên dòng Sea-Dweller nói chung, hay Deepsea nói riêng, do bộ phận này bị lồi lên và sẽ làm mất khả năng chia đều áp lực trên mặt kính.
Bên cạnh hệ thống Ringlock System, chiếc Deepsea còn được trang bị thêm van thoát khí Heli. Heli là nguyên tố có ít electron nhất, và do đó cũng có kích thước nhỏ nhất. Vì thế, dưới áp lực cao, khí Heli có thể dễ dàng len lỏi vào bên trong đồng hồ qua những ngóc ngách. Khi trở lại mặt nước, áp lực nước giảm xuống sẽ làm cho khí Heli tìm cách thoát ra khỏi chiếc đồng hồ và có thể làm nổ mặt kính. Với van một chiều thoát khí Heli, Rolex Deepsea sẽ tránh được hiện tượng này.
Bên cạnh hai cơ chế đặc biệt chuyên dành cho việc lặn sâu ở trên, Rolex Sea-Dweller Deepsea còn sở hữu một cơ chế quen thuộc khác của đồng hồ lặn: khả năng điều chỉnh độ dài của dây. Với cơ chế này, bộ dây của chiếc Deepsea có thể dễ dàng điều chỉnh nới ra thêm 1.5-2cm, hoàn toàn thoải mái để đeo bên ngoài bộ đồ lặn.
Như đã nói ở trên, Rolex Sea-Dweller Deepsea là một phiên bản đồng hồ lặn cực kỳ hoàn thiện và chuyên nghiệp. Mẫu đồng hồ lặn này có thể theo bạn tới những đáy vực sâu dưới lòng đại dương, nhưng không phải sâu nhất! Nếu bạn muốn đến nơi sâu nhất dưới đáy đại dương, bạn phải sử dụng chiếc Deepsea Challenge với khả năng chống nước lên tới 12,000m.
Giá bán tại Gia Bảo Luxury mời quý khách tham khảo dưới đây: