Review đồng hồ Rolex GMT-Master II 126715CHNR
Là một trong những mẫu GMT Master II được giới thiệu tại Baselworld 2018, mẫu đồng hồ Rolex GMT Master II 126715CHNR dường như có vẻ kén người chơi hơn so với những mẫu sport khác cũng được giới thiệu vào năm đó như Pepsi 126710BLRO hay Rootbeer 126711CHNR. 126715CHNR với lớp vỏ vàng Everose nguyên khối mang trên mình vẻ đẹp của sự xa xỉ và lộng lẫy. Khi cả thế giới vẫn đang chao đảo khi những mẫu Sport thép của cả Rolex, Patek Philippe và Audemars Piguet thì chiếc đồng hồ GMT Master II 126715CHNR vẫn lầm lũi chinh phục những vị khách giàu có bằng những điểm mạnh của mình.
Chất liệu vàng Everose của bộ vỏ được đa số người chơi đồng hồ đánh giá chính là một trong những chất liệu vàng đẹp nhất. Bộ dây đeo 3 mối nối to mạnh mẽ, 2 mối nối 2 bên được chải xước dọc vô cùng tỉ mỉ. Không những vậy phần chải xước của các mắt dây dường như tạo thành một đường thẳng vô tận từ đầu đến cuối. Điều này chứng tỏ trong quá trình chế tác thì lực tác động vào từng mối nối phải thật đều nhau để tạo ra đường chải xước đẹp như vậy. Mối nối ở giữa được đánh bóng tới mức “không thể bóng hơn”, để có được điều này thì khâu tuyển chọn nguyên liệu phải rất khắt khe và nguyên liệu cũng vô cùng tinh khiết.
Phần thân của chiếc đồng hồ với 2 bên cạnh và mặt trên gồm 4 đầu tai càng đều được đánh bóng kỹ lưỡng. Còn ở dưới đáy thì được tạo xước dọc từ các đầu tai càng bên này sang đầu bên kia. Nắp đáy bằng vàng và cạnh ngoài tạo khía để những người thợ tài ba phải dùng dụng cụ đặc biệt siết chặt vào phần thân. Điều này giúp cho chiếc đồng hồ có khả năng chống nước tuyệt đối. Hệ thống chống nước bao gồm phần thân, nắp đáy và núm của bộ vỏ Oyster nhà Rolex ngay từ khi được giới thiệu vào năm 1926 đã được cấp bằng sáng chế độc quyền.
Núm của mỗi chiếc đồng hồ Rolex nhìn qua có vẻ như đơn giản nhưng đằng sau nó lại là cả một kiệt tác về kỹ thuật chế tác. Núm của đồng hồ Rolex được chế tác từ 10 chi tiết nhỏ khác nhau và được bắt vít kín với phần thân của đồng hồ. Mặt ngoài của núm với hình vương miện được tạo nổi, đây cũng chính là đặc điểm nhận diện thương hiệu của hãng đồng hồ này.
Chiếc GMT Master II được ra mắt 2018 với mã ref 126175CHNR và 126711CHNR mang đến điểm mới lạ từ bộ vành. Người hâm mộ cũng ưu ái đặt luôn cho bộ vành này cái tên “Rootbeer” để phân biệt với những bộ vành khác đã có tên như Batman, Pepsi hay Coke. Chúng ta là những người chiêm ngưỡng, thưởng thức những vẻ đẹp khác nhau đến từ những bộ vành này mà không biết rằng để có được thành phầm như thế này thì quá trình chế tác phải trải qua rất nhiều công đoạn. Ngay cả việc nung chất liệu Ceramic cùng với các chất phụ gia để thành 2 màu phân biệt là điều không hề dễ dàng và tỉ lệ thất bại luôn chiếm phần lớn đối với những màu khó và đối với cả những bộ vành có hai màu tương phản cao.
Ngoài bộ vỏ vàng Everose, bộ vành đặc trưng của từng sản phẩm cùng với giá trị thương hiệu thì điều gì khiến cho chiếc đồng hồ Rolex GMT Master II 126715CHNR có giá thành cao như vậy? Đó chính là sự bền bỉ đến từ bộ máy 3285!
Calibre 3285 mới, một bộ chuyển động thế hệ mới hoàn toàn được phát triển và sản xuất bởi Rolex. Được cấp 10 bằng sáng chế trong suốt quá trình phát triển, bộ chuyển động này được trang bị cơ cấu hồi Chronergy và đảm bảo dự trữ năng lượng lên đến xấp xỉ 70 tiếng.
Trong một chiếc đồng hồ cơ, bộ dao động chính là yếu tố đảm bảo cho sự chính xác về mặt thời gian. Chỉ bao gồm bánh lắc và dây tóc, cơ cấu này quyết định độ chính xác của đồng hồ dựa vào các dao động đều đặn của nó. Để đảm bảo cho độ chính xác tuyệt vời này (+-2s/ ngày), vào năm 2000 Rolex đã giới thiệu dây tóc xanh Parachrom được làm từ hợp kim bao gồm niobi, zircini và oxy.
Bộ giảm sock độc quyền và được cấp bằng sáng chế bởi Rolex, Paraflex sau khi thông qua quá trình thử nghiệm tang cường độ sock và đo lường trong phòng thí nghiệm giúp cải thiện khả năng chống sock của đồng hồ lên tới 50%. Chi tiết rất nhỏ nhưng lại tạo ra sự khác biệt lớn lao đi cùng với chất lượng hoàn hảo.
Vào năm 1931, Rolex đã phát minh và được cấp bằng sáng chế cho cơ chế tự động lên dây cót với tên Rotor Perpetual. Cơ chế này bao gồm quả lắc hình bán nguyệt bản to (một số thương hiệu sử dụng micro rotor như Patek Philippe hay Chopard) xoay theo một trục chính và liên tục truyền năng lượng một cách tự nhiên (theo cử động của cánh tay) vào bánh răng của ổ cót. Điều này giúp cho đồng hồ có thể hoạt động với một nguồn năng lượng ổn định.
Mang chứng nhận Superlative Chronometer vì sự chính xác tuyệt đối đã được Rolex tái định nghĩa vào năm 2015. Chứng nhận độc quyền này chứng minh rằng chiếc đồng hồ đã vượt qua một loạt thử nghiệm của Rolex trong các phòng nghiên cứu nội bộ theo tiêu chí riêng, và sản phẩm chỉ có sai lệch -2/+2 giây một ngày, tức là hơn gấp đôi sai số yêu cầu của thiết bị tính giờ chính thức.
Giá bán tại Gia Bảo Luxury: