Richard Mille ra mắt chiếc đồng hồ RM 66 Flying Tourbillon biểu tượng xa hoa mới có giá hơn 1 triệu USD

Richard Mille ra mắt chiếc đồng hồ RM 66 Flying Tourbillon biểu tượng xa hoa mới có giá hơn 1 triệu USD

08/02/2023
Kiến thức
Đồng hồ Richard Mille

Có rất ít công ty tiếp cận ngành chế tạo đồng hồ cao cấp với sự vui vẻ và châm biếm một cách hài hước như Richard Mille. Mặc dù có những sản phẩm mang vẻ ngoài tươi vui, nhưng tất cả đều là các công trình của Richard Mille đều được sản xuất nghiêm túc, với tiêu chuẩn cao.

Nếu đồng hồ Richard Mille có chất lượng thấp hơn (các sản phẩm đã tồn tại) và được định giá trong khả năng của hầu hết mọi người, thì có thể sẽ có một số người coi chúng là những “món đồ chơi” mới lạ. Tuy nhiên, thật khó để gọi một chiếc đồng hồ chỉ là “mới lạ” khi nó có các chức năng phức tạp, vật liệu hiện đại và có giá tương đương một căn biệt thự. RM 66 Flying Tourbillon là thiết kế mới nhất của thương hiệu, thể hiện tính hài hước một cách nghiêm túc, và hết mực xa hoa.

Vỏ của Richard Mille RM 66 Flying Tourbillon có cùng một thiết kế tonneau với nhiều đường cong mềm mại, đặc trưng giống trong nhiều model khác của thương hiệu. Đồng hồ có kích thước 42,7mm x 49,94mm x 16,15mm với viền và nắp sau được chế tạo từ Carbon TPT màu đen, trong khi dải trung tâm được làm từ titan cấp 5 và có các trụ được chải với các viền vát đánh bóng.

Giữa phần cạnh bên là các miếng bằng vàng hồng 5N đã được tạo hình vân “clous de Paris” nổi bật nhằm gợi nhớ đến các đinh tán trên thắt lưng phong cách punk. Hai mặt trên dưới của đồng hồ đều có trang bị kính sapphire chống loá. Riêng vỏ có thêm 20 vít titan xoắn định hình và hai miếng đệm Nitrile giúp tạo ra khả năng chống nước ở độ sâu 50 mét.

Cũng ở cạnh bên góc 3 giờ là một núm vặn đã được thiết kế kỳ công, có thể tự ngắt khi lực căng của dây cót đạt đến mức tối đa. Vì Richard Mille RM 66 Flying Tourbillon là một chiếc đồng hồ lên cót tay nên tính năng cải tiến này giúp loại bỏ việc lên cót quá đà, ngăn ngừa mài mòn và hư hỏng phát sinh cho hộp cót lẫn dây cót.

Bản thân của núm vặn thì được chế tạo từ titan cấp 5 sau đó đem đi đánh bóng. Được tạo hình thành hình con nhện, có chân bao quanh lớp đệm bằng cao su đen và viên sapphire tổng hợp màu hồng đỏ, núm vặn rất bắt mắt. Phía trên cùng của núm vặn là phù hiệu rất nhỏ tạo hình đầu lâu. Do cấu trúc phức tạp nhiều thành phần, việc gia công và hoàn thiện chỉ một trong những núm vặn hình con nhện này cũng mất đầy đủ 12 giờ để hoàn thành đúng nghĩa.

Giống như hầu hết các mẫu đồng hồ Richard Mille trước đây, RM 66 Flying Tourbillon gây ấn tượng mạnh nhờ vào thiết kế dạng openworked. Tuy nhiên, tính “mở" của chiếc đồng hồ này còn được đẩy lên cao hơn. Toàn bộ đồng hồ được điều chỉnh để chuyển hoá thành một tác phẩm điêu khắc phức tạp bằng vàng hồng. Nằm ở phía trước và chính giữa bên trong đồng hồ là bộ xương bàn tay được chế tác bằng vàng đỏ. Thế nhưng, các ngón lại cong và duỗi để tạo thành ký hiệu sừng rock and roll phổ biến.

Khung xương bàn tay về cơ bản sẽ là bộ phận giữ lại các chi tiết có trong bộ máy đồng hồ. Riêng ba ngón tay quắp lại đang nắm lấy mặt bên kia bộ máy (nhìn từ phía mặt đáy). Để tạo hình như ý muốn thì khung xương bàn tay được đem đi phay bằng máy. Rồi Olivier Vaucher - nghệ nhân chạm khắc bậc thầy tại vùng Geneva sẽ tiến hành hoàn thiện bằng tay trước khi hoàn thiện bằng máy thổi vi mô.

Có một lớp đệm rehaut làm từ titanium cấp 5 được xử lý mạ điện sang màu đen bao viền ngoài của miếng kính. Điểm thú vị là Richard Mille bổ sung thêm các vạch chỉ giờ có thể phát sáng hình mũi mác bằng vàng, thông thẳng ra mặt đáy phía sau, tăng hiệu ứng thị giác rõ ràng hơn cho đồng hồ Richard Mille RM 66 Flying Tourbillon. Các vạch chỉ giờ được bao phủ bởi chất phát quang màu xanh lá và xuất hiện dưới hình dạng của những miếng chiếc gảy đàn ghi ta, trong khi bộ kim trung tâm cũng có đầu dạ quang để giúp người chơi đồng hồ cũng có thể xem được giờ trong môi trường thiếu sáng.

Phía trên cùng của vòng rehaut có chữ ký “Richard Mille” bằng chữ màu trắng, trong khi chữ “Swiss Made” xuất hiện ở vị trí thông thường, góc 6 giờ. Dòng chữ duy nhất khác thường trên mặt số là ký hiệu RM 66 nhỏ, đặt chạy theo vòng rehaut ở giữa mốc 7 giờ và 8 giờ. Để thu hút sự chú ý vào vỏ được trang trí công phu và mặt số điêu khắc skeleton tinh xảo, RM 66 Flying Tourbillon được trang bị dây đeo cao su màu đen đơn giản theo phong cách thông gió đặc trưng của Richard Mille.

Giống như hầu hết các đồng hồ skeleton, bộ máy luôn đóng vai trò thẩm mỹ quan trọng trong diện mạo chung của các chiếc đồng hồ. Với Richard Mille RM 66 Flying Tourbillon điều này vẫn đúng, tuy nhiên nhà sản xuất muốn là nổi bật tác phẩm điêu khắc bàn tay vàng ở trung tâm, nên bộ máy đã được thiết kế khéo léo và phù hợp nương theo khung xương bàn tay, tạo ra không gian mở tối đa xung quanh. 

Bên trong đồng hồ là bộ máy RM 66, lên cót tay hoạt động ở tần số 21.600vph (3 Hz), đồng thời cung cấp cho người dùng khả năng dự trữ năng lượng trong khoảng 72 giờ. Cal. RM66 nổi bật với tấm chính và các cầu nối bằng titan cấp 5, cùng với một nòng xoay nhanh để giảm độ bám dính của dây cót bên trong và tạo ra một đường cong tam giác lý tưởng để tối đa hóa hiệu suất và tính ổn định.

Ở vị trí 12 giờ là tourbillon bay và hệ thống điều chỉnh tự cân bằng quán tính. Điều này nhấn mạnh RM 66 mới đại diện cho lần đầu tiên Richard Mille tạo ra bộ máy có tính đảo ngược 180 độ, khi lồng tourbillon ở phía trên cùng. Lồng tourbillon chỉ được cố định ở một đầu của trục, giúp loại bỏ sự cần thiết của cầu nối phía trên và điều này mang lại cảm giác tourbillon của RM 66 trông như đang lơ lửng trong không gian khi nó nhảy múa và xoay phía trên bàn tay khung xương bằng vàng.

Thay vì sử dụng bộ điều chỉnh đòn bẩy truyền thống, bộ cân bằng trong Richard Mille RM 66 có thêm tính năng tự thay đổi quán tính, để tăng khả năng chống va đập tốt hơn nhiều cũng như thời gian chính xác hơn trong thời gian dài. Hoàn thiện cho diện mạo của lồng tourbillon là sự có mặt của phù hiệu đầu lâu nhỏ, giống với trên núm vặn, tạo ra diện mạo gắn kết từng chi tiết.

Ngay cả những chiếc đồng hồ Richard Mille khiêm tốn nhất cũng là những món đồ có giá trị lên đến sáu con số. Với RM 66 mới ra có cả tourbillon bay và một tác phẩm điêu khắc bằng tay có khung xương phức tạp được làm từ vàng đỏ 5N nguyên khối cũng dễ đoán đây chắc chắn là một chiếc đồng hồ khá đắt tiền. 

Với giá bán lẻ chính thức là 1.095.000 USD và sản xuất giới hạn 50 chiếc trên toàn thế giới, Richard Mille RM 66 Flying Tourbillon là một trong những mẫu đắt tiền và xa hoa hơn từ bộ sưu tập hiện tại của thương hiệu, mặc dù nó vẫn có giá thấp hơn so với các phiên bản cao cấp khác, chẳng hạn như RM 88 Smiley, hay RM UP-01 Ferrari siêu mỏng.

Kiến thức
Đồng hồ Richard Mille
Zalo