10 Mẫu đồng hồ nổi bật nhất tại sự kiện đấu giá Phillips Geneva XIII (8-9/5/2021)

10 Mẫu đồng hồ nổi bật nhất tại sự kiện đấu giá Phillips Geneva XIII (8-9/5/2021)

11/05/2021
Tin tức

Với hơn 130 lô đồng hồ, sự kiện đấu giá Phillips Geneva XIII đã diễn ra thành công. Được tổ chức thành hai phiên đấu giá diễn ra trong hai ngày cuối tuần, sự kiện Phillips Geneva XIII đã cung cấp một cơ hội tuyệt vời để các nhà sưu tập sành sỏi rinh về những chiếc đồng hồ chất lượng nhất. Phải nói rằng, đây là thời điểm cực tốt cho những phiên đấu giá được tổ chức, bởi đã thật lâu, người tiêu dùng không được rút hầu bao, không được thoải mái mua sắm do tình hình dịch bệnh Covid - 19 kéo dài.

Dưới đây là 10 mẫu đồng hồ nổi bật nhất trong buổi đấu giá Phillips Geneva XIII!

đấu giá Phillips Geneva XIII!

Đồng hồ F.P Journe Chronomètre Bleu With Envy

Cỗ máy Bleu With Envy được sản xuất trong một thời gian ngắn và là một trong những chiếc đồng hồ F.P Journe thể thao đơn giản nhất. Trong đợt đấu giá ngày 8-9/5 vừa qua, F.P Journe Chronomètre Bleu được dự tính sẽ được mua với giá tối đa là 40.000 CHF, nhưng thật bất ngờ mức giá cuối cùng lại là 94.500 CHF (hơn 103.000 USD) so với thời điểm ra mắt năm 2014, chiếc đồng hồ này được bán với giá 19.890 USD. Đồng hồ của thương hiệu F.P Journe chỉ mới xuất hiện trong thời gian ngắn, nên việc Chronomètre Bleu ghi nhận có mức giá lên hàng 6 con số quả thực là ấn tượng.

FP Journe Chronometre Bleu - Lô 12 - 94.500 CHF (ước tính giá cao nhất là 40.000 CHF).

Đồng hồ F.P Journe Chronomètre Bleu With Envy

Một kỷ lục mới - Đồng hồ Patek Philippe 2523

Có mặt tại vị trí lô 33 trong phiên đấu giá Phillips Geneva XIII là chiếc đồng hồ world timer Patek Philippe 2523 được thiết kế bởi người thợ tài năng Louis Cottier. Chiếc đồng hồ này được sản xuất vào năm 1953 và là một dấu mốc quan trọng trong việc định hình phân loại đồng hồ giờ thế giới. Trong phiên đấu giá Phillips Geneva XIII, chiếc đồng hồ đã được mua với mức giá đặc biệt cao: 7.048.000 CHF - ghi nhận kỷ lục ở hai yếu tố: chiếc đồng hồ world-time hai núm vặn (kèm mặt số men Cloisonné) và đồng hồ đeo tay bằng vàng vàng.

Đồng hồ Patek Philippe 2523 Với Mặt số Eurasia Cloisonne - Lô 33 - 7.048.000 CHF (ước tính giá cao nhất là 3,5 triệu CHF).

Đồng hồ Patek Philippe 2523

Đồng hồ Lịch vạn niên nổi bật - Audemars Piguet Royal Oak Perpetual Calendar 25636

Riêng với dòng đồng hồ Lịch vạn niên, thương hiệu Audemars Piguet đang phát triển một cách đúng hướng với ADN rất riêng. Có mặt tại Lot 43 là chiếc Royal Oak Perpetual Calendar ref. 25636 làm từ vàng hồng và titanium cùng mặt số skeleton. Có nguồn gốc từ năm 1996, cỗ máy lịch vạn niên nhà AP là một trong những phiên bản đồng hồ đầu tiên được sản xuất.

Audemars Piguet Royal Oak Perpetual Calendar 25636 - Lô 43 - 365.400 CHF ( giá ước tính cao nhất là 120.000 CHF).

Audemars Piguet Royal Oak Perpetual Calendar 25636

Đồng hồ Cartier “Baseball”

Ở vị trí thứ 4 trong danh sách những chiếc đồng hồ nổi bật nhất có mặt trong sự kiện đấu giá Phillips Geneva XIII vừa qua là chiếc Cartier “Baseball” được sản xuất từ những năm 1970. Nhà thầu Phillips đưa ra dự đoán rằng cỗ máy này sẽ được mua với mức giá 100.000 CHF, song cuối cùng tiếng gõ đanh thép đã chốt nó cho một vị khách sẵn lòng bỏ ra 403.200 CHF.

Còn có biệt danh là “The Pebble” (“Viên sỏi”), chiếc Cartier có kiểu dáng lạ mắt này thể hiện một phong cách khác hẳn với những cỗ máy ra mắt cùng thời điểm. Nhà thầu Phillips cũng lưu ý rằng rất có thể chỉ có khoảng 6 chiếc Cartier “Baseball” được sản xuất do đó việc cỗ máy này được bán với giá gấp 4 lần giá ước tính cũng không phải là điều khó hiểu.

Cartier “Baseball”- Lô 88 - 403.200 CHF (giá ước tính cao nhất là 100.000 CHF).

Đồng hồ Cartier “Baseball”

Vô danh nhưng đầy sức hút 

Đây là một chiếc đồng hồ có nhiều bí mật và thú vị và nó đã được biết đến trước khi buổi đấu giá ngày 8-9/5 được diễn ra. Không phải lúc nào công chúng cũng có cơ hội chứng kiến một chiếc đồng hồ vô danh (không có tên gọi trên mặt số đồng hồ) được bán vượt mức 11 lần so với giá dự tính. Cụ thể được dự tính sẽ bán với giá 15.000 CHF, chiếc đồng hồ độc bản bằng vàng vàng được làm bởi J.P. Hagmann và F.P. Journe đã thuộc về vị khách sẵn lòng bỏ ra 163.800 CHF.

Đồng hồ vô danh với chức năng điểm chuông - Lô 91 - 163.800 CHF (Giá ước tính cao nhất là 15.000 CHF).

Đồng hồ được làm bởi J.P. Hagmann và F.P. Journe

Vẫn là một chiếc FP Journe

Tại lô đấu giá thứ 140 trong sự kiện Phillips Geneva XIII là một chiếc đồng hồ F.P. Journe Chronomètre Souverain được sản xuất vào những ngày đầu tiên mà thương hiệu này ra mắt (khoảng năm 2005). Chiếc đồng hồ được làm từ chất liệu bạch kim và được ước tính sẽ bán được với giá nằm trong khoảng từ 20.000 đến 30.000 CHF. Tuy nhiên, nằm trong xu hướng có giá bán leo thang như bao cỗ máy FP Journe, chiếc đồng hồ tại lô 140 đã thuộc về vị chủ nhân dưới tiếng gõ búa tuyên bố mức giá 163.800 CHF (khoảng 181.700 USD).

FP Journe Chronomètre Souverain (bạch kim, # 001) - Lô 140 - 163.800 CHF (giá ước tính cao nhất là 30.000 CHF). 

FP Journe Chronomètre Souverain (bạch kim, # 001) - Lô 140 - 163.800 CHF

Roger Smith Series 1 “Onely Theo Fennell” 

Cũng được tung ra thị trường từ năm 2005, lô 145 đã chào bán một trong những món đồ thú vị và đáng sưu tầm nhất có mặt trong ​​phiên đấu giá Phillips Geneva XIII: Một chiếc Roger Smith Series 1 “Onely Theo Fennell” hình chữ nhật bằng vàng trắng. Điểm khiến chiếc đồng hồ này đặc biệt hơn những cỗ máy tiêu chuẩn là nó được sản xuất dành riêng cho nhà bán lẻ Theo Fennell có trụ sở tại London. Đồng thời, chiếc đồng hồ Roger Smith bằng vàng trắng này được gắn mác Series 1.

Roger Smith Series 1 “Onely Theo Fennell” 

Không nổi tiếng tại Việt Nam, nhưng với giới sưu tầm kỳ cựu trên thế giới, đồng hồ Roger Smith là những món đồ đặc biệt độc quyền, hiếm có, và khi nó xuất hiện tại những phiên đấu giá thực sự là cơ hội tuyệt vời. Được lưu ý có thể được bán với với 80.000 CHF, chiếc Roger Smith tại Lô 145 cuối cùng đã được bán với giá 541.800 CHF (khoảng 600.000 USD).

Roger Smith Sê-ri 1 “Onely Theo Fennell” - Lô 145 - 541.800 CHF (giá ước tính cao nhất là 80.000 CHF). 

Roger Smith Series 1 “Onely Theo Fennell” 

Một chiếc De Bethune độc nhất

Mặc dù không phải là chiếc đồng hồ De Bethune duy nhất có mặt trong phiên đấu giá, song cỗ máy được nhà Phillips giới thiệu trong lô 146 đã chứng minh lúc nào De Bethune có giá trị sưu tầm. Cụ thể, đó là một chiếc De Bethune DB1 có kích thước 41,5mm được làm từ chất liệu vàng vàng duy nhất, bên cạnh 28 chiếc DB1 vàng trắng (cũng có vài phiên bản làm từ vàng hồng).

Được tung ra vào năm 2002, DB1 là một model De Bethune giới thiệu đầu tiên từ ngày thương hiệu được thành lập. Và hơn nữa, không chỉ DB1 mà mọi chiếc đồng hồ De Bethune đều được chế tạo theo tiêu chuẩn “haute horology” nhưng vẫn mang một cá tính rất riêng, không thể nhầm lẫn.

Ở chiếc đồng hồ DB1, vỏ đồng hồ được làm từ vàng vàng và ôm trọn bộ máy chronograph monopusher in-house. Vượt xa hẳn mức giá bán ước tính cao nhất 25.000 CHF, chiếc DB1 tại Lô 146 đã tìm được chủ nhân cuối cùng với mức giá 151.200 CHF.

De Bethune DB1 Piece Unique - Lô 146 - 151.200 CHF (giá ước tính cao nhất là 25.000 CHF). 

De Bethune DB1 Piece Unique - Lô 146 - 151.200 CHF

Sự có mặt của một chiếc Patek Philippe thép không gỉ

Ngôi sao trong sự kiện đấu giá Phillips Geneva XIII chắc chắn là chiếc đồng hồ Patek Philippe nằm ở Lô 33 nhưng cỗ máy tiếp ở Lô 160 cũng rất đáng để nhắc đến. Đó là một chiếc Patek Philippe ref. 570 thép không gỉ có mặt số hai tông màu cùng các cọc chỉ giờ dạng Breguet.

Được sản xuất kể từ năm 1942, cỗ máy Patek Philippe ref. 570 với đường kính 37mm và là một trong hai model được biết đến là có mặt thị trường sở hữu mặt số hai tông màu, cùng cọc chỉ giờ dạng Breguet đi kèm vòng đếm phút dạng đường ray. Có mặt tại sự kiện Phillips Geneva XIII, Patek Philippe ref. 570 dự tính sẽ được bán trong khoảng giá 200.000 - 400.000 CHF nhưng con số cuối cùng lại là 3.297.000 CHF (gần 3,7 triệu USD).

Đồng hồ Patek Philippe Ref. 570 - Lô 160 - 3.297.000 CHF (giá ước tính cao nhất là 400.000 CHF) 

Đồng hồ Patek Philippe Ref. 570 - Lô 160 - 3.297.000 CHF

Đại diện đến từ Nhật Bản - Grand Seiko ref. 61GS V.F.A

Grand Seiko đang thể hiện rất tốt trên con đường chinh phục khách hàng bằng việc tung ra những chiếc đồng hồ có chất lượng tốt và đi kèm mức giá phải chăng. Kể từ khi được ra mắt vào năm 1960, những chiếc đồng hồ Grand Seiko đã được định hướng là có độ chính xác cao, bền bỉ và đẹp mắt. 

V.F.A là dòng máy được Grand Seiko giới thiệu vào cuối những năm 1960 có tính chính xác cực cao. Còn chiếc đồng hồ Grand Seiko ref. 61GS V.F.A được ra mắt năm 1972 và dừng sản xuất vào năm 1975.

Grand Seiko ref. 61GS V.F.A - Lô 173 - 44.100 CHF - (giá ước tính cao nhất là 10.000 CHF) 

Grand Seiko ref. 61GS V.F.A - Lô 173 - 44.100 CHF - (giá ước tính cao nhất là 10.000 CHF) 

 

CEO Gia Bảo: Nguyễn Minh Hiệp và ngài Aurel Bacs - người đứng đầu bộ phận đồng hồ tại Phillips trong Hiệp hội với Bacs & Russo. Thương vụ mua bán nổi tiếng nhất của Aurel Bacs cho đến nay (và chiếc đồng hồ đeo tay đắt nhất từng được bán) là cuộc đấu giá chiếc Rolex Daytona cá nhân của Paul Newman, được bán với giá 17,75 triệu USD.

Tin tức
Zalo