Andersen Geneve - 40 năm phát triển và những thành tựu

05/01/2021
Kiến thức

Andersen Geneve - 40 năm phát triển và những thành tựu

Mới đây, thương hiệu Andersen Geneve vừa kỷ niệm 40 năm ngày thành lập với việc giới thiệu hai mẫu đồng hồ cực kỳ đặc biệt. Với thiết kế đầu tiên, chúng ta có cơ chế nhảy giờ hết sức ấn tượng. Mẫu đồng hồ thứ hai thì lại đi theo phong cách khác, với phương thức trang trí bằng kim cương và đá quý.

Nghệ nhân Svend Andersen

Nghệ nhân Svend Andersen

Tiểu sử nghệ nhân Svend Andersen

Trước khi nói về những thiết kế kỷ niệm của Andersen Geneve, chúng ta phải nhắc tới người đã tạo nên nền móng cho thương hiệu này. Người đó không ai khác chính là nghệ nhân Svend Andersen. Ông là người có rất nhiều đóng góp trong ngành đồng hồ, sở hữu nhiều cỗ máy thời gian ấn tượng.

Svend Andersen sinh ra ở Đan Mạch, nhưng phần lớn thời gian ông lại sinh sống và làm việc tại Thụy Sĩ. Trong thời điểm bắt đầu sự nghiệp, ông làm việc tại nhà bán lẻ Gübelin. Tại đây, ông làm đủ thứ công việc khác nhau, nhưng niềm đam mê cháy bỏng nhất của ông vẫn là chế tác đồng hồ.

Trong thời gian rảnh, ông nghiên cứu và cho ra mắt chiếc đồng hồ đặt trong chai nước. Đây là thành quả nổi bật đầu tiên của Svend Andersen.

Nghệ nhân Svend Andersen thời trẻ, cùng chiếc đồng hồ trong chai nước

Nghệ nhân Svend Andersen thời trẻ, cùng chiếc đồng hồ trong chai nước

Với thiết kế ấn tượng này, ông đã lọt vào mắt xanh của những nhà tuyển dụng. Vào năm 1969, ông được nhận vào làm việc tại Patek Philippe, trong bộ phận ‘Atelier des grandes complications’ chuyên về những tính năng cực kỳ phức tạp.

Svend Andersen làm việc tại Patek Philippe trong 9 năm, có rất nhiều đóng góp lớn cho thương hiệu này. Sau đó, ông quyết định phát triển sự nghiệp của mình theo một hướng mới. Ông bước qua hoạt động độc lập, không còn là nhân viên của một thương hiệu đồng hồ nào nữa.

Với hướng đi này, ông chuyên chế tác những mẫu đồng hồ độc bản (‘pièce unique’). Svend Andersen chuyên chế tác những tính năng lịch, những chiếc đồng hồ “Sexy” sử dụng cơ chế rối cơ khí và những chiếc đồng hồ Giờ thế giới Worldtime.

Vào năm 1985, Svend Andersen cùng với Vincent Calabrese đã thành lập nên tổ chức Académie Horlogère des Créateurs Indépendant, hay còn được gọi tắt là AHCI. Đây là một sân chơi dành cho những tài năng trong ngành đồng hồ, những người nghệ nhân độc lập. Với AHCI, tất cả những người nghệ nhân độc lập đều có thể được hỗ trợ để phát huy năng lực của mình, đóng góp cho ngành đồng hồ nói chung.

Trong AHCI, chúng ta có rất nhiều cái tên nổi tiếng như Felix Baumgartner (người đồng sáng lập thương hiệu Urwerk), Konstantin Chaykin, Philippe Dufour, François-Paul Journe, Andreas Strehler hay Kari Voutilainen.

Hai mẫu đồng hồ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập thương hiệu Andersen Geneve

Trong năm 2020, thương hiệu Andersen Geneve tròn 40 tuổi. Và để kỷ niệm sự kiện đặc biệt này, Svend Andersen đã giới thiệu hai mẫu đồng hồ độc bản. Như đã nói ở trên, chiếc đồng hồ đầu tiên có cơ chế nhảy giờ, hiển thị thời gian qua một khung cửa sổ. Chiếc đồng hồ thứ hai mang tên ‘Tempus Terrae’, có vành bezel được trang trí bởi 36 viên kim cương ống Baguette.

Với hai thiết kế đặc biệt này, Svend Andersen đã cho mọi người thấy được vẻ đẹp và sự thú vị của các thương hiệu độc lập. Chúng ta sẽ không có những mẫu đồng hồ an toàn, nhàm chán mà thay vào đó là các thiết kế thật sự nổi bật.

Thông cáo báo chí của thương hiệu Andersen Geneve

Mẫu đồng hồ đầu tiên được giới thiệu là một thiết kế độc bản “Unique Piece”, nhằm kỷ niệm 40 năm thành công trong việc đem đến cho các nhà sưu tập những thiết kế ấn tượng.

Vào năm 1980, Svend Andersen đã nhận được yêu cầu thiết kế một chiếc đồng hồ bỏ túi “bespoke”(*) từ một nhà sưu tập Thụy Sĩ. Thiết kế này sẽ sử dụng bộ máy mà người đó cung cấp, gửi thẳng tới Geneva. Lúc này, Svend Andersen vừa mới nghỉ việc tại bộ phận “Atelier des Grandes Complications” của Patek Philippe.

Mẫu đồng hồ Jumping Hours phiên bản kỷ niệm 40 năm

Mẫu đồng hồ Jumping Hours phiên bản kỷ niệm 40 năm

(*) Đồng hồ “bespoke” là những thiết kế được đặt hàng đặc biệt, mang đậm dấu ấn cá nhân của người chủ sở hữu. Các mẫu bespoke sẽ không bao giờ được sản xuất đại trà, đảm bảo chủ nhân chiếc đồng hồ có một cỗ máy thời gian độc nhất vô nhị.

Tua nhanh tới 40 năm sau, đã có hơn 100 chiếc đồng hồ độc bản được tạo ra và chuyển tới những nhà sưu tập đồng hồ trên toàn thế giới. Và tất nhiên, để kỷ niệm sự kiện đặc biệt này, Andersen Geneve cũng giới thiệu một chiếc đồng hồ độc bản “Unique Piece”.

Những thiết kế của thương hiệu Andersen Geneve sở hữu vô vàn tính năng, từ đồng hồ hẹn giờ cho tới Điểm chuông báo giờ, từ Lịch vạn niên cho tới Lịch vạn niên hoàn hảo (Secular Perpetual Calendars)(**), từ Worldtimer cho tới rối cơ khí… Với thiết kế năm 2020, chúng ta có cơ chế nhảy giờ.

(**) Tôi sẽ giải thích một chút về cơ chế Lịch vạn niên hoàn hảo. Trên đồng hồ, lịch vạn niên được tính theo chu kỳ 4 năm, với năm nhuận sẽ có 29 ngày trong tháng 2. Tuy nhiên, điều này sẽ không được lặp lại một cách chính xác hoàn toàn. Với những năm kết thúc bằng 00 nhưng hai số đầu không chi được hết cho 4 (ví dụ như 2100, 2200, 2300, 2500...), tháng 2 vẫn chỉ có 28 ngày.

Lịch vạn niên thông thường sẽ không tính được trường hợp trên, và nó sẽ vẫn hiển thị 29 ngày như bình thường. Với Lịch vạn niên hoàn hảo, cơ cấu bộ máy phức tạp hơn rất nhiều và tính toán được cả những trường hợp đặc biệt như đã nói ở trên.

Nghệ nhân Svend Andersen cùng chiếc đồng hồ Tempus Terrae

Nghệ nhân Svend Andersen cùng chiếc đồng hồ Tempus Terrae

Mẫu đồng hồ thứ hai được giới thiệu là chiếc “Tempus Terrae” với tính năng Giờ thế giới Worldtimer, kèm với vành bezel nạm kim cương Baguette “tàng hình”.

Trong những thiết kế đầu tiên được giới thiệu bởi thương hiệu Andersen Geneve, chúng ta có chiếc “Communication 24”. Thiết kế này được sản xuất với số lượng giới hạn 24 chiếc, có khả năng hiển thị cùng lúc 24 múi giờ khác nhau. Kể từ đó, Andersen Geneve đã cho ra mắt rất nhiều thiết kế Giờ thế giới Worldtimer với nhiều tính năng phụ đa dạng.

Phiên bản đồng hồ Giờ thế giới thứ 5 được Andersen Geneve giới thiệu vào năm 2015, mang tên Tempus Terrae. Phiên bản này đi theo đúng thiết kế truyền thống của dòng Worldtimer được sáng tạo bởi Louis Cottier vào những năm 50 của thế kỷ trước, với hai núm vặn đặt cạnh nhau.

Mẫu đồng hồ “Tempus Terrae” phiên bản kỷ niệm với mặt số bằng vành xanh, thiết kế hai núm vặn truyền thống và vành kim cương Baguette đẹp mắt.

Mẫu đồng hồ “Tempus Terrae” phiên bản kỷ niệm với mặt số bằng vành xanh, thiết kế hai núm vặn truyền thống và vành kim cương Baguette đẹp mắt.

Chiếc “Tempus Terrae” phiên bản kỷ niệm này cũng mang theo đúng truyền thống của DNA của thương hiệu Andersen Geneve - đặc điểm được rất nhiều nhà sưu tập đồng hồ yêu thích. Đây là một chiếc đồng hồ cổ điển với bộ vỏ bằng vàng khối, thiết kế hết sức đơn giản. Mặt số đồng hồ được làm từ “vàng xanh” 21K, với họa tiết Guilloche truyền thống.

Điểm đặc biệt của phiên bản “Tempus Terrae” còn nằm ở vành kim cương ống Baguette, được khảm nạm theo phương pháp “tàng hình”. Chúng ta có thể để ý rằng không có trấu cố định từng viên kim cương, mà những viên đá quý này nối liền, chạy dọc theo thân vành bezel. Đây là một phương pháp yêu cầu sự chính xác rất cao, kèm với đó là sự tinh tế trong việc đặt từng viên đá vào đúng vị trí, điều chỉnh đường cong phù hợp.

Kiến thức
Zalo