Bên trong Trung tâm Dịch vụ Patek Philippe ở Singapore có gì?
Patek Philippe là một trong những thương hiệu uy tín nhất thế giới và cũng là thương hiệu thể hiện sự phụ thuộc cực nhiều (gần như là tuyệt đối) vào các nhà bán lẻ của riêng mình. Trong số hàng trăm cơ sở bán hàng của Patek Philippe trên khắp thế giới, chỉ có 3 cơ sở thuộc quyền sở hữu của chính hãng.
Nhưng ở Patek Philippe, dịch vụ sau bán hàng lại là một khái niệm hoàn toàn khác, nơi gần như được tích hợp hoàn toàn theo chiều dọc. Hãng sẽ sớm vận hành 10 trung tâm service centre tại các thành phố chính trên thế giới, cùng sự có mặt của 4 viện chế tác đồng hồ của riêng mình. Nhà sản xuất đồng hồ Geneva thực hiện điều này để hiện thực hóa cam kết có thể sửa chữa và bảo trì cho “tất cả những chiếc đồng hồ từng được Patek Philippe tạo ra kể từ khi bắt đầu sản xuất vào năm 1839”.
Đồng bộ và nhất quán
Để theo đuổi tiêu chuẩn dịch vụ đồng bộ trên toàn thế giới, thương hiệu Patek Philippe đang trong quá trình củng cố mạng lưới dịch vụ của mình từ trên cao gồm 59 trung tâm dịch vụ trên toàn thế giới. Một số trong số đó được điều hành bởi các nhà bán lẻ độc lập, chỉ còn mười địa điểm chính là thuộc quyền sở hữu của chính hãng.
Phần lớn trung tâm của Patek Philippe là được đặt ở châu Á (ngoài ra có Đức, Pháp và Mỹ). Những trung tâm lớn nhất là nằm ở Trung Quốc, Hong Kong, Nhật Bản, Đài Loan và Singapore. Toàn bộ trong số 10 trung tâm đều được vận hành bởi chính Patek Philippe.
Lấy trung tâm dịch vụ tại Singapore làm ví dụ, được vận hành bởi Geneva Master Time (GMT), công ty con của Patek Philippe tại Đông Nam Á. GMT cũng có một trung tâm dịch vụ nhỏ hơn ở Bangkok, điều này cần thiết vì Thái Lan nằm trong số mười thị trường lớn nhất của thương hiệu trên toàn thế giới.
Bộ kit đồng hồ có trong tất cả các điểm bán hàng của Patek Philippe, cho phép nhân viên thực hiện các công việc đơn giản như thay dây mới hay tuỳ chỉnh kích cỡ
Thương hiệu Patek Philippe có chế độ đào tạo riêng cho các thợ đồng hồ và nhân viên của mình. Bốn viện trung tâm đồng hồ của Patek Philippe được đặt tại các thành phố là Geneva, New York, Thượng Hải và Singapore, chuyên đào tạo các chuyên gia từ các lĩnh vực khác nhau, từ đánh bóng vỏ máy đến sửa chữa bộ máy minute repeater.
Công việc cơ bản nhất của bốn học viện là đào tạo những người thợ đồng hồ kể từ khi họ chưa biết gì. Rexhep Rexhepi của Akrivia bắt đầu là một người thợ học việc, từ thuở thiếu niên. Rexhep Rexhepi đã trải qua chương trình hai năm để trở thành một người thợ đồng hồ thực thụ. Lứa tốt nghiệp năm 2022 từ Học viện Patek Philippe ở Singapore bao gồm có 5 thợ đồng hồ: hai người từ Singapore và ba người từ Thái Lan, họ sẽ tiếp tục được phân về các trung tâm dịch vụ của hãng ở mỗi quốc gia.
Số liệu cụ thể
Kể từ năm 2015, trung tâm dịch vụ đã được đặt tại tầng 16 của Wheelock Place, một trung tâm mua sắm chính của Singapore. Trung tâm dịch vụ Singapore có thể được gói gọn bằng những con số:
- 10.000 là số lượng các phụ tùng thay thế, dây đeo và các mặt hàng khác trong kho
- 4.200 chiếc đồng hồ được tiếp nhận mỗi năm, mà 60% trong số đó là bảo dưỡng toàn bộ
- 400m2 là diện tích
- 55 thao tác cần thiết để đánh bóng vỏ và dây đeo đồng hồ Nautilus, công việc tốn nhiều công sức nhất trong các loại đồng hồ của thương hiệu
- 21 nhân viên kỹ thuật, chủ yếu là thợ đồng hồ nhưng cũng có một cặp chuyên gia đánh bóng, cùng với tám nhân viên hỗ trợ
- 10-15% là mức độ tăng trưởng về số lượng đồng hồ được bảo dưỡng mỗi năm
- 7 cấp độ đào tạo liên quan đến mức độ phức tạp của đồng hồ: chỉ thời gian tới lịch vạn niên với ngày bật ngược (retrograde date)
- 7 giờ cần thiết cho quá trình service một chiếc đồng hồ cơ bản (báo giờ và ngày), từ tháo linh kiện cho tới khi đóng vỏ
- 4 giờ cần thiết để đánh bóng vỏ bạch kim, còn vỏ vàng (của một chiếc tương tự) chỉ cần 60-90 phút
Để đảm bảo dịch vụ nhất quán trên toàn cầu, trung tâm dịch vụ ở Singapore hoạt động dựa trên một loạt các thủ tục và quy trình tương tự như ở tất cả các trung tâm dịch vụ của Patek Philippe, theo Gerald Then - Giám đốc Dịch vụ Khách hàng Khu vực của thương hiệu.
Từng trung tâm dịch vụ chỉ có thể nhận bảo dưỡng những chiếc đồng hồ có mức độ phức tạp nhất định. Tại Singapore, đó là “Level Advanced Module C”, có nghĩa ứng với đồng hồ chronograph lên cót tay. Bất kỳ chiếc đồng hồ phức tạp hơn, như chronograph cùng lịch vạn niên buộc phải gửi tới Geneva.
Tất cả đồng hồ nếu có bảo dưỡng tại trung tâm dịch vụ khu vực phải được bảo dưỡng tại chính địa phương (Singapore), với một vài trường hợp ngoại lệ. Những chiếc đồng hồ vintage được làm từ trước năm 1970, hay những chiếc cần tới linh kiện thay thế phải làm lại từ đầu phải được đưa tới Geneva.
Tuy nhiên, mỗi chiếc đồng hồ đã được bảo dưỡng tại Geneva vẫn cần kiểm tra lại trong nhiều ngày khi được chuyển về Singapore, phòng trường hợp có vấn đề phát sinh khi di chuyển.
Đồng hồ điểm chuông được bảo dưỡng tại Geneva…
Điều tương tự xảy ra với chiếc đồng hồ cổ điển như ref. 2499, bất kể độ phức tạp
Nhưng bất kể việc bảo dưỡng được thực hiện tại trung tâm dịch vụ khu vực hay trở lại Geneva, quá trình đều được thực hiện theo cùng một cách thức, bởi tất cả nhân lực đã được đào tạo nghiêm ngặt và hướng dẫn kỹ lưỡng. Ví dụ, nâng cấp chức năng cho một bộ máy, được áp dụng cho mọi đồng hồ. Những nâng cấp như vậy sẽ bao gồm bánh xe với cấu hình bánh răng mới.
Theo Mr Then, trên thực tế, nâng cấp cơ học hoặc kỹ thuật là bắt buộc, điều này đảm bảo những chiếc đồng hồ đã được bảo dưỡng sẽ hoạt động tốt nhất có thể. Mặt khác, nâng cấp hoặc sửa chữa về bên ngoài là tùy chọn.
Một trong những công việc nhiều công đoạn nhất trong các Trung tâm Dịch vụ là đánh bóng. Trong cơ sở Singapore, nhiệm vụ này được thực hiện bởi hai thợ đồng hồ là nữ, có gần 50 năm năm kinh nghiệm. Cả hai đều đã tốt nghiệp khóa học đánh bóng kéo dài 18 tháng do Patek Philippe tổ chức.
Những chiếc đồng hồ Patek Philippe đính đá quý hoặc cần tới phải hàn laser để lấp đầy vết lõm không thể xử lý tại cơ sở dịch vụ tại Singapore, mà chúng phải được chuyển tới Geneva.
Theo chuyên gia đánh bóng cấp cao, Nautilus là chiếc đồng hồ có vỏ được hoàn thiện phức tạp nhất, và với kim loại đó là bạch kim. Công việc của người thợ đồng hồ là làm cho một chiếc đồng hồ trông mới nhất có thể mà không thay đổi quá nhiều về hình dáng hoặc các cạnh của vỏ hoặc dây đeo.
Đánh bóng là quá trình xử lý cuối cùng tại các trung tâm dịch vụ, trước khi đồng hồ được đem đi kiểm tra chất lượng toàn diện. Mọi chiếc đồng hồ phải vận hành với sai số -3/+ 2 giây mỗi ngày. Quy trình kiểm soát chất lượng gồm có 7 bước, nhưng lại khác nhau tuỳ thuộc vào độ phức tạp của chiếc đồng hồ. Ví dụ, đồng hồ lịch vạn niên được kiểm tra để đảm bảo rằng tất cả các chỉ báo lịch thay đổi trong cửa sổ được chỉ định, và tất cả các kim lịch được căn chỉnh trong sai số cố định.
Khi một chiếc đồng hồ đã qua kiểm soát chất lượng, đồng hồ sẽ được niêm phong trong bọc nhựa Patek Philippe nổi tiếng (trong) và sau đó được đóng hộp. Tuy nhiên, chiếc túi nilon niêm phong sẽ được cắt mở ra trước khi đồng hồ chuyển tới tay chủ nhân.
“Việc khôi phục đồng hồ của chúng tôi cũng quan trọng như năng lực cần thiết để chế tạo ra những chiếc đồng hồ mới”, Thierry Stern, chủ tịch Patek Philippe, cho biết - niềm tin đã trở thành điều thực sự tồn tại trong nhóm các trung tâm dịch vụ trên toàn thế giới.
(Bài viết được biên tập theo watchesbysjx)