Đồng Hồ Patek Philippe Calatrava 4897G-001

576.000.000 VND 680.000.000 VND 576000000
(Giá có thể thay đổi tùy thời điểm)
Đồng Hồ Patek Philippe Calatrava 4897G-001
Đồng Hồ Patek Philippe Calatrava 4897G-001
Đồng Hồ Patek Philippe Calatrava 4897G-001
Đồng Hồ Patek Philippe Calatrava 4897G-001
Đồng Hồ Patek Philippe Calatrava 4897G-001
Order
Trung bình
Tốt
Rất tốt
Như mới
Chưa sử dụng
Star icon Mới
Thẻ bảo hành: 2020
Bảo hành chính hãng 2 năm trên toàn cầu

Giới thiệu đồng hồ Patek Philippe Calatrava 4897G-001

Mỗi đối tượng khách hàng sẽ có một sở thích và nhu cầu khác nhau, việc của các thương hiệu sẽ là phục vụ những nhu cầu đó. Ví dụ, với khách hàng nữ, chúng ta không thể giới thiệu những chiếc Panerai khổng lồ được. Thay vào đó, ta cần có những mẫu đồng hồ thanh lịch và nhẹ nhàng như chiếc Patek Philippe Calatrava 4897G-001.

Đồng Hồ Patek Philippe Calatrava 4897G-001

Đồng Hồ Patek Philippe Calatrava 4897G-001

Nằm trong bộ sưu tập khởi điểm Calatrava của Patek Philippe, chiếc đồng hồ này có mức giá cực kỳ phải chăng. Bên cạnh đó, nhờ vào thiết kế đơn giản và thanh lịch cùng với kích thước nhỏ gọn, đây là một thiết kế quá phù hợp với nhu cầu sử dụng hàng ngày. Trong môi trường công sở, chiếc Patek Philippe Calatrava 4897G-001 sẽ phát huy được hiệu quả mạnh nhất.

Đồng Hồ Patek Philippe Calatrava 4897G-001

Phiên bản chúng ta đang nhắc tới ở đây có bộ vỏ được làm từ vàng trắng nguyên khối, tạo nên sự giản dị không ngờ. Nhìn từ xa, ta sẽ nghĩ rằng đây là một chiếc đồng hồ thép bình thường. Tuy nhiên, khi cầm lên tay, ta mới thấy được sức nặng của vàng khối, tạo nên trải nghiệm sử dụng hết sức đặc biệt.

Kích thước vỏ đồng hồ được căn chỉnh kỹ lưỡng, đảm bảo phù hợp với phần đông các khách hàng. Với đường kính 33mm, chiếc đồng hồ này vừa có được sự nhỏ gọn, vừa có được độ hiện diện cần thiết trên cổ tay. Kèm theo đó, nó còn gây được điểm nhấn nhờ vành bezel nạm kim cương quý giá.

Đồng Hồ Patek Philippe Calatrava 4897G-001

Đồng Hồ Patek Philippe Calatrava 4897G-001

Patek Philippe đã có kinh nghiệm hàng trăm năm trong việc chế tác đồng hồ, vậy nên họ cũng không xa lạ gì với những thiết kế đồng hồ kim hoàn. Những viên đá quý được Patek sử dụng phải đạt chất lượng từ cao cho tới rất cao, không được lẫn tạp chất vẩn đục, có được độ trong suốt tuyệt hảo.

Đồng Hồ Patek Philippe Calatrava 4897G-001

Kết nối với càng nối dây được uốn mềm mại là sợi dây bằng chất liệu satin lạ mắt. Thông thường, đồng hồ nam sẽ ít dùng dây vải mà sẽ dùng dây da hoặc dây cao su. Sợi dây vải với những đường chỉ mềm mại, được sơn màu xanh dương tạo ấn tượng mạnh mẽ. Đi kèm với đó, chúng ta có chiếc khóa cài đơn giản, được làm từ vàng trắng có khả năng chống Oxy hóa cao.

Đồng Hồ Patek Philippe Calatrava 4897G-001

Với mặt số của chiếc Patek Philippe Calatrava 4897G-001, những người nghệ nhân đã sử dụng phương pháp hoàn thiện Guilloche thủ công hết sức đẹp mắt. Các họa tiết được khắc đều đặn, tạo nên những đường sóng men theo các cọc số chỉ giờ.

Đồng Hồ Patek Philippe Calatrava 4897G-001

Có màu giống với vỏ đồng hồ, tuy nhiên cọc số và kim que được làm từ vàng trắng 22K thay vì 18K, vì thế có hàm lượng vàng cao hơn. Bộ kim được thiết kế theo dáng Dauphine trông rất đơn giản nhưng lại yêu cầu kỹ năng chế tác rất cao, có bề mặt được đánh bóng, sáng như gương.

Đồng Hồ Patek Philippe Calatrava 4897G-001

Đồng Hồ Patek Philippe Calatrava 4897G-001

Xem thêm
Thu gọn

Thông số kỹ thuật đồng hồ Patek Philippe Calatrava 4897G-001

Tình trạng mới 100%
Phụ kiện Hộp, sổ, thẻ bảo hành 2020
Xuất xứ Patek Philippe, Thụy Sĩ
Kích thước,Size 33mm
Ref 4897G-001
Movement Manual winding, Caliber 215
Chức năng Giờ, Phút,
Chất liệu Vàng trắng nguyên khối 18k, dây da cá sấu, khoá gập
Chống nước 30m

Gia Bảo giúp khách hàng có nhu cầu gửi đồng hồ trực tiếp tới trung tâm bảo hành chính hãng của Patek Philippe. Được cấp giấy chứng nhận của hãng sau khi bảo hành. Xem chi tiết tại đây.

Đánh giá đồng hồ Patek Philippe Calatrava 4897G-001

5 Đồng hồ của thương hiệu độc lập nổi bật tại cuộc đấu giá Sotheby’s Hong Kong 7/10

5 Đồng hồ của thương hiệu độc lập nổi bật tại cuộc đấu giá Sotheby’s Hong Kong 7/10

Đăng bởi Thu Huyền

Bạn sẽ không thất vọng với danh sách này, là những mẫu đồng hồ đến từ các tên tuổi nổi tiếng như Philippe Dufour, Richard Mille hay cả sản phẩm của những người mới như Pascal Coyon.

Cuộc đấu giá Important Watches I diễn ra vào ngày 7 tháng 10 năm 2023.

Lot 2116: Pascal Coyon Chronometer 

Một trong những sản phẩm có giá cả phải chăng nhất trong đợt bán đấu giá này của Sotheby's là Pascal Coyon Chronometer - chiếc đồng hồ được lấy cảm hứng từ sự nghiệp của người thợ đồng hồ đến từ vùng Bayonne, Pháp. 

Mặc dù có sử dụng máy Unitas 6498, nhưng sau khi được sửa đổi, bộ máy nằm bên trong chiếc Pascal Coyon Chronometer rất giống với bộ máy có trong những chiếc đồng hồ bỏ túi cổ điển thế kỷ 19 của Longines. Mặc dù cốt lõi của bộ máy vẫn là Unitas 6498, nhưng nó đã được trang bị các cầu nối mờ.

Chiếc đồng hồ xuất hiện trong cuộc đấu giá sở hữu vỏ bằng thép không gỉ với đường kính 42mm, vành bezel dạng bậc kết hợp cùng mặt số sơn mài màu trắng. Bên trên mặt số là các chữ số “12” và “60” màu đỏ. Nổi bật không kém là bộ kim giờ và phút Breguet có màu xanh.

Chiếc đồng hồ này được đánh số “16/20” và đi kèm với hộp đựng và chứng chỉ đồng hồ bấm giờ từ Đài thiên văn Besançon nêu chi tiết về quá trình thử nghiệm và chứng nhận đồng hồ chronometer.

Mặc dù mức giá ước tính thấp vẫn cao hơn gấp đôi giá bán lẻ ban đầu, nhưng Pascal Coyon Chronometer vẫn có giá phải chăng với ước tính trong khoảng 12.800 - 25.600 USD.

Lot 2118: Vianney Halter Goldpfeil 

Năm 2001, nhà sản xuất đồ da Goldpfeil của Đức thiết lập quan hệ đối tác với bảy nhà sản xuất đồng hồ độc lập để tạo ra Seven Masters, một loạt đồng hồ được phát triển bởi một nhà sản xuất đồng hồ độc lập. Mặc dù là một dự án mang tính bước ngoặt, ra mắt cùng lúc với Harry Winston Opus, nhưng Seven Masters giờ đây phần lớn đã bị lãng quên vì Goldpfeil đã gặp khó khăn về tài chính vào thời điểm ra mắt và phá sản vài năm sau đó.

Bảy thợ đồng hồ tham gia bao gồm Sven Andersen, Vincent Calabrese và Vianney Halter,... Được thiết kế bởi Pascal Pages, tác phẩm của ông Halter nổi bật trong số bảy tác phẩm công phu nhất nhờ thiết kế khác thường và kiểu trang trí phức tạp, có những đường chạm khắc được thực hiện trên vỏ.

Lấy cảm hứng từ những chiếc máy ảnh đo khoảng cách cổ điển bọc da, Vianney Halter Goldpfeil sở hữu dáng vỏ hình chữ nhật với kích thước 40mm x 29mm đã được rèn một cách tỉ mỉ để lộ ra kết cấu lõm vào, trông như những thớ da. Núm vặn có thiết kế lạ thường phô phỏng núm xoay trên máy ảnh.

Điều làm tăng thêm sự hấp dẫn của đồng hồ là những tính năng phức tạp đi kèm. Ngài Halter đã thêm vào một bộ hiển thị tuần trăng kèm chỉ báo giờ dạng nhảy. Và theo phong cách đặc trưng của đồng hồ do Vianney Halter thiết kế, mặt số có các bộ hiển thị khác nhau, phân tách với với nhau. Thậm chí, chỉ báo tuần trăng trên chiếc đồng hồ này còn có độ chính xác cao hơn bình thường, chỉ sai lệch một ngày trong 139 năm, vượt qua độ chính xác 122,5 năm của đồng hồ đeo tay tiêu chuẩn.

Chỉ còn có đồng hồ, trong cuộc đấu giá nhà Sotheby’s, chiếc Vianney Halter Goldpfeil hiện có giá ước tính trong khoảng 10.230 - 15.400 USD.

Lot 2218: Greubel Forsey GMT 

Một trong những sáng tạo dễ nhận biết nhất của Stephen Forsey và Robert Greubel là đồng hồ GMT có lồng tourbillon nghiêng 25°. Không chỉ vậy, tính năng báo múi giờ thứ hai của đồng hồ được thể hiện một cách sáng tạo, phi truyền thống, dưới dạng một quả địa cầu ba chiều được thực hiện thủ công. 

Xuất hiện trong cuộc đấu giá là phiên bản platinum kết hợp mặt số bằng vàng hồng, chỉ có 22 chiếc trên thế giới của Greubel Forsey GMT.

Được đánh số “22/12” và chỉ còn đồng hồ, không kèm phụ kiện, nhưng chiếc đồng hồ này vẫn sẽ được hưởng dịch vụ toàn diện miễn phí từ nhà sản xuất Greubel Forsey. Việc bảo trì sẽ kèm theo giấy tờ mới của chủ sở hữu mới và bảo hành thêm hai năm.

Đây quả là một chiếc đồng hồ đáng lưu tâm của một nhà sản xuất độc lập hiện nay. Minh chứng là Sotheby's đặt mức giá ước tính của chiếc đồng hồ này trong khoảng từ 255.800 - 511.600 USD.

Lot 2297: Philippe Dufour Simplicity 37 mm “NG” 

Bất cứ khi nào một chiếc Simplicity xuất hiện, nó luôn thu hút sự chú ý bởi chính người tạo ra nó. Và thực tế, Simplicity cũng được xem là chiếc đồng hồ chỉ có chức năng báo thời gian có tính hoàn thiện tốt nhất trên thế giới.

Mặc dù có nghĩa là đơn giản, nhưng cách trang trí bộ máy của chiếc Simplicity lại bộc lộ sức phức tạp vượt xa tên gọi. Đồng hồ cũng không có bất kỳ chức năng phức tạp nào, điểm nhấn là bộ máy đồng hồ được hoàn thiện hoàn toàn thủ công bởi người nghệ nhân lão làng Philippe Dufour. 

Mẫu đồng hồ này là một chiếc Philippe Dufour Simplicity 37mm bằng bạch kim, và vì thế nó hiếm hơn thông thường vì hầu hết những chiếc Simplicity là được làm từ vàng. Vỏ đồng hồ từ bạch kim, kết hợp mặt số sơn màu trắng với bộ kim Breguet cổ điển màu xanh.

Điều thú vị nữa là mẫu đồng hồ này có từ năm 2017, ngay sau khi dự án 200 chiếc Simplicity đầu tiên được hoàn thành. Do đó, chiếc đồng hồ này không có số sê-ri trên bộ máy mà thay vào đó là họ hoặc tên viết tắt của chủ sở hữu ban đầu, đọc “NG”.


Theo Sotheby's, chiếc đồng hồ này đã được chủ sở hữu ban đầu ký gửi. Nó đi kèm với hộp và giấy chứng nhận gốc, đồng thời có giá ước tính khoảng 511.600 - 1.020.000 USD.

Lô 2304: Richard Mille RM 53-02

Thương hiệu Richard Mille mô tả những chiếc đồng hồ vỏ sapphire của mình là “biểu hiện tối thượng của sự không trọng lượng và trong suốt”. 

Chiếc Richard Mille RM 53-02 cũng là đồng hồ có giá ước tính cao nhất trong cuộc đấu giá sắp diễn ra của Sotheby's tại Hong Kong. Đây là một phiên bản giới hạn chỉ có 8 chiếc trên toàn thế giới do sở hữu bộ vỏ sapphire màu xanh quá nổi bật. Ngoài việc ghi dấu ấn mạnh về mặt thị giác, bộ vỏ đồng hồ sapphire này cũng cũng lấy đi hơn 1.000 giờ làm việc của thương hiệu từ công đoạn làm việc trên máy đến lúc đem đi đánh bóng để tạo ra bề ngoài toàn diện như mong muốn.

Theo Richard Mille, bên trong lớp vỏ sapphire màu xanh lam là một bộ máy được tạo thành từ các tấm khung đôi, cả hai đều được gắn chặt bằng dây cáp mỏng siêu căng giúp tăng cường khả năng chống sốc. Kết quả có thể thấy rõ là một bộ máy cơ học như đang trôi nổi ở bên chính giữa của vỏ.

Đồng hồ RM 53-02 đi kèm với giấy bảo hành, sách hướng dẫn sử dụng và hộp đựng, có giá ước tính khoảng khoảng 2.050.000 - 3.100.000 USD. 

Ngoại lệ: Lot 2276: Đồng hồ để bàn Breguet Sympathique No. 2 và đồng hồ đeo tay

Được phát minh lần đầu bởi Abraham-Louis Breguet trong thời gian ông lưu vong ở Thụy Sĩ vào năm 1795, Sympathique được cho là một trong những thành tựu chế tác đồng hồ vĩ đại nhất trong lịch sử. 

Chỉ có một số lượng rất hạn chế đồng hồ Sympathique nguyên bản từ thế kỷ 19 được sản xuất, một số phải mất tới hai thập kỷ để hoàn thành. Nổi tiếng nhất trong số đó là chiếc đồng hồ tuyệt đẹp được làm cho Duc d'Orléans đã được bán tại Sotheby's ở New York vào ngày 4 tháng 12 năm 2012 và đạt được mức giá ấn tượng 6,803 triệu USD.

Nhận thức được tầm quan trọng của kiệt tác lịch sử này, Breguet đã tái tạo lại Sympathique vào đầu những năm 1990 với phiên bản giới hạn gồm 19 chiếc. Sympathique thời hiện đại đã thay thế đồng hồ bỏ túi bằng đồng hồ đeo tay, loại đồng hồ này có nhiều loại đồng hồ khác nhau.

Bộ sản phẩm này ban đầu được bán bởi Tiffany & Co. ở New York và chiếc đồng hồ đeo tay là được làm từ vàng có đường kính 36mm. Đồng hồ bao gồm lồng tourbillon, mặt số hiển thị thời gian kèm chỉ báo năng lượng. Đồng hồ đã có dấu hiệu hao mòn dễ thấy, đặc biệt với phần vỏ bị oxy hóa ở hai bên.

Được trang trí vô cùng công phu về kiểu dáng, chiếc đồng hồ để bàn lại từ bằng đồng mạ vàng, có lịch thiên văn hàng năm bao gồm các giai đoạn của mặt trăng, phương trình thời gian, nhiệt kế độ C, chỉ báo dự trữ năng lượng trong 8 ngày và đồng hồ bấm giờ.

Đồng hồ đi kèm với một bản sao chứng chỉ Breguet có chữ ký của chính Nicolas G. Hayek đề ngày tháng 9 năm 2008. Giấy chứng nhận xác nhận đây là đồng hồ No.2 trong số 19 chiếc được sản xuất. Đi kèm nữa là hộp bọc da Maroc nguyên bản có ngăn kéo chứa kính lúp, tuốc nơ vít và chìa khóa. 

Không khó để hiểu sản phẩm này có giá ước tính nằm trong khoảng từ 230.200 - 460.500 USD. 

Tất cả các sản phẩm sẽ được được trưng bày trong buổi triển lãm xem trước trước cuộc đấu giá. Cả cuộc đấu giá và xem trước sẽ diễn ra tại Phòng trưng bày Sotheby's Hong Kong ở Admiralty.

03/10/2023
Một ngày thực tập tại “Atelier” cùng thương hiệu Kudoke

Một ngày thực tập tại “Atelier” cùng thương hiệu Kudoke

Đăng bởi Admin

Sẽ thật dễ dàng nếu có ý tưởng cho một bài viết, thế nhưng cho tới lúc ngồi trên chuyến tàu tới Dresden tôi vẫn chưa biết mình nên bắt đầu từ đâu. 

Trống rỗng

Trong chuyến công tác tới Châu Âu hồi đầu tháng 9 bên cạnh việc tham gia sự kiện Geneva Watch Days, lịch trình của tôi có bao gồm một chuyến thăm quan đến xưởng chế tác của nghệ nhân người Đức đã đạt giải GPHG - Ngài Stefan Kudoke. Hạ cánh sau chuyến bay dài 12 tiếng từ thủ đô Hà Nội, thành phố Frankfurt chào đón tôi bằng cơn mưa nhẹ và thời tiết đậm chất thu rất dễ chịu. Tôi di chuyển ra Ga Trung Tâm thành phố để đi tàu tới Dresden, như thường lệ tôi tự thưởng cho mình ly double espresso quen thuộc và bài hát yêu thích của The Beatles - Norwegian Wood. 

Trên chuyến tàu di chuyển tới Dresden, đầu óc tôi vẫn là một tờ giấy trắng. Thành thực mà nói, thật khác với mọi khi, tôi vẫn chưa biết mình sẽ đặt những câu hỏi nào hay chủ đề chính là gì khi gặp lại ngài Stefan Kudoke. Những suy nghĩ vẩn vơ không hồi kết khiến tôi ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Trong giấc mơ, hình ảnh của ngài Günter Blümlein tái sinh thương hiệu A Lange & Söhne - thương hiệu được xem là danh giá nhất tại Đức trong thời điểm hiện tại hiện lên rất rõ ràng và chân thực như tôi đang tham dự sự kiện năm 1994 tại Lâu đài Dresden. Và tôi đã biết địa điểm cần đến trước khi gặp gỡ thương hiệu Kudoke đó chính là “Royal Palace” (Residenzschloss) hay Lâu đài Dresden / Cung điện Hoàng gia. 

Ngài Günter Blümlein tái sinh thương hiệu A Lange & Söhne tại Lâu đài Dresden / Cung điện Hoàng gia năm 1994. 

Dresden chiều hôm đó mưa nặng hạt nhưng không cản bước tôi đến Lâu đài Dresden - Cung điện hoành tráng được xây dựng và hiện nay là bảo tàng với những khán phòng rộng lớn, chứa đựng nhiều hiện vật. Có rất nhiều thứ tuyệt vời được làm từ ngà voi, bạc, vàng, hổ phách và đá quý,... Nhưng thứ thu hút sự chú ý của tôi lại là những bộ giáp, những món vũ khí hàng trăm năm tuổi được chạm khắc và hoàn thiện vô cùng tinh xảo được trưng bày ở những vị trí trang trọng. 

Tôi tự hỏi tại sao những món đồ chỉ phục vụ cho một số mục đích cụ thể lại được làm cầu kỳ và tốn công sức đến như vậy?

Hình ảnh từ chính tác giả

À, không phải đồng hồ cũng chỉ là công cụ để đo đếm thời gian thôi sao? Có những chiếc đồng hồ cổ điển hàng chục năm, thậm chí hàng trăm năm trở thành trân bảo, được người ta cất giữ cẩn thận từ đời này qua đời khác. Vậy điều gì khiến cho một cỗ máy đếm thời gian của nghệ nhân Abraham Louis Breguet, hay của nghệ nhân George Daniels đến bây giờ vẫn còn hấp dẫn, mang vẻ đẹp sống mãi với thời gian như vậy? Làm sao để những chiếc đồng hồ được trân trọng sau nhiều năm, để nhiều thế hệ sau phải trầm trồ như tôi đang lúc này đây. Tôi chợt mỉm cười.

Độ hoàn thiện - đó là câu trả lời cho chủ đề buổi gặp gỡ với thương hiệu Kudoke

Ngày nay, những người thợ đồng hồ cũng rất biết cách đưa linh hồn vào trong một tác phẩm của họ. Có những người lựa chọn cách thức tạo ra một mặt số đồng hồ của riêng họ, có người bắt đầu với chế tạo bộ máy hay làm mới lại bộ vỏ đồng hồ cổ điển theo cách hiện đại. Và có người như ngài Stefan Kudoke, tạo ra điểm nhấn cho tác phẩm bằng việc áp dụng những kỹ thuật hoàn thiện mà mình thành thạo nhất ở cả mặt số và bộ máy. Thương hiệu Kudoke có hai tác phẩm nổi bật với kiểu dáng cổ điển: Kudoke 1Kudoke 2. Cả hai mẫu đều đánh dấu sự khác biệt rõ rệt so với những chiếc đồng hồ trước đó của thương hiệu Kudoke cả về thiết kế, độ hoàn thiện và giá cả. Chiếc đồng hồ Kudoke 2 có một năm ra mắt đáng nhớ khi chiến thắng hạng mục Petite Aiguille - hạng mục dành cho đồng hồ có giá dưới 10.000 CHF - tại Grand Prix d'Horlogerie de Genève (GPHG) 2019. 

Mặc dù Ngài Stefan Kudoke không giống như nhiều đồng nghiệp của mình, không xuất thân từ một gia đình có truyền thống lâu đời về chế tạo đồng hồ nhưng ông đã dành gần như toàn bộ sự nghiệp chuyên môn của mình cho hoạt động chế tạo đồng hồ. Sau khi hoàn thành chương trình học việc một cách xuất sắc ở tuổi 21, ngài Stefan bắt đầu làm việc cho nhà máy sản xuất đồng hồ Glashütte Original nổi tiếng ở Glashütte. Chỉ một năm sau, ông đã nhận được Chứng chỉ Thợ thủ công bậc thầy. Sau khi “đi thật xa để trở về”, cụ thể là làm việc với tư cách là nghệ nhân chế tác của thương hiệu Breguet, BlancpainOmega, ngài Stefan Kudoke quyết định thực hiện ước mơ ấp ủ từ lâu. Nghệ nhân Stefan và bà Ev Kudoke bắt đầu cuộc hành trình chế tác đồng hồ của cả hai.

Tôi đến với xưởng đồng hồ của nghệ nhân Stefan vào sáng hôm sau buổi tham quan cung điện hoàng gia. Đó thực sự là một xưởng chế tạo đồng hồ rất xinh đẹp, ngăn nắp, gọn gàng được đặt trong ngôi làng Weifa yên bình chỉ có khoảng 700 dân cư. Hôm nay là ngày thứ 3 Weifa có mưa phùn, thời tiết mát mẻ trong lành và vô cùng sảng khoái. Trụ sở của Kudoke được trang bị đầy đủ máy móc và công cụ cần thiết để hoàn thành một chiếc đồng hồ hoàn chỉnh. Những nghệ nhân ở đây chào đón tôi bằng rất nhiều nụ cười thân thiện và trừu mến.  

Ngài Stefan và bà Ev Kudoke là những người giản dị, khiêm tốn và hòa nhã. Cả hai đưa tôi tham quan "Altelier" và thậm chí tôi còn thử sức vào các công đoạn hoàn thiện những chi tiết trên cỗ máy đồng hồ. Thế nhưng, chế tác đồng hồ cũng giống với câu nói “Nấu ăn thì dễ, nhưng nấu ra những món ngon lại không phải chuyện đơn giản". Và tôi đã có một ngày đáng nhớ khi làm "thực tập viên" tại xưởng chế tác của nghệ nhân Stefan Kudoke. Có nhiều kỹ thuật phức tạp để hoàn thiện chiếc đồng hồ Kudoke, tuy nhiên tôi đã lựa chọn ba phương pháp mà tôi yêu thích và thường xuyên viết bài về những phương pháp hoàn thiện này, đó là: chạm khắc (Engraving), hoàn thiện bề mặt của bánh xe cóc (Ratchet Wheel) và vát cạnh đánh bóng (Anglage). 

Chạm khắc

Ngày nay, dòng sản phẩm của Kudoke về cơ bản bao gồm hai bộ sưu tập: dòng HANDwerk và dòng KUNStwerk. Đúng như tên gọi (ít nhất là đối với những người thành thạo tiếng Đức), HANDwerk sẽ thể hiện rất rõ về chuyên môn chế tạo đồng hồ của Kudoke, gồm những chiếc Kudoke 1, Kudoke 2 và Kudoke 3. Lấy cảm hứng từ những chiếc đồng hồ bỏ túi lịch sử của Anh, bộ máy “Kaliber 1” mới là tâm điểm để ngài Stefan sáng tạo. Mặt khác, bộ sưu tập KUNSTwerk tập trung vào yếu tố chạm khắc và skeleton. KUNSTwerk  là bộ sưu tập có trước, và nó thể hiện rất rõ niềm đam mê chạm khắc của ngài Stefan. Với HANDwerk, cụ thể là bộ máy Kaliber 1, ngài Stefan đã tiết chế yếu tố được chạm khắc, khiến nó cân bằng hơn trong những tác phẩm đếm thời gian của mình. Ví dụ với chiếc Kudoke 2 đạt giải GPHG năm 2019, phần đĩa báo giờ sáng/ tối có hai nửa mặt trăng/mặt trời được ông thể hiện rất đẹp mắt và nổi bật hẳn so với phần diện tích đơn giản còn lại của mặt số.

Trong khi mặt đáy đồng hồ là lớp hoàn thiện mờ bao quanh cầu máy, cầu cân bằng được khắc thủ công, và phần bánh cóc (Ratchet Wheel) được làm vân xoáy ốc - một phong cách rất Anh quốc, thay vì bộ máy của vùng Saxon như chúng ta đã biết.

Bước 1: Phác thảo hình khắc bằng bút

Bước tiếp theo: Dùng dùi tạo ra hình khắc mong muốn

Hình ảnh chi tiết sau hoàn thiện

Trải nghiệm công đoạn chạm khắc

Tự tay hoàn thiện bánh cóc (ratchet wheel)

Bánh cóc là bộ phận trên cùng của hộp cót, được bắt vít vào trục của hộp cót. Khi đồng hồ được lên cót, bánh cóc sẽ quay và cuộn chặt dây cót. Nhiệm vụ của bánh cóc là truyền năng lượng sang cuộn dây cót. Và tiếng lạch cạch bạn nghe thấy khi lên cót cho đồng hồ (qua núm vặn) là tiếng mà bánh cóc tạo ra.

Đây là hai hình ảnh bánh cóc do ngài Stefan Kudoke thực hiện và do tôi thực hiện. Các bạn có đoán đâu là tác phẩm của ngài Stefan không?

Ngài Stefan Kudoke sẽ làm mọi công đoạn để tạo ra một bánh cóc hoàn chỉnh: từ bánh xe mới được cắt và xẻ cho đến quá trình hoàn thiện bề mặt bằng vân xoáy ốc hai tầng. Như hình ảnh được nghệ nhân Stefan vẽ ở bảng trắng phía sau, chúng ta cần đưa dụng cụ vào sát phần trụ của bánh xe để làm vân xoắn ốc lần thứ nhất, sau đó từ phần rìa của bánh cóc chúng ta tạo ra đường xoắn ốc tầng số 2. Về lý thuyết rất đơn giản, nhưng thực hiện thì "dễ vô cùng". Ngoài tay nghề thì tâm trạng của nghệ nhân cộng với may mắn sẽ tạo ra được những chi tiết với độ hoàn thiện cao như những bức hình quý vị chiêm ngưỡng dưới đây. Quá trình này không giống những thương hiệu truyền thống sản xuất công nghiệp, chi tiết bánh cóc đa phần được đưa vào máy hoàn thiện chải xước tia mặt trời (Sunburst) với số lượng hàng trăm thậm chí hàng ngàn trong thời gian ngắn. 

Vát cạnh (Anglage) 

Cũng trong nỗ lực tạo ra dấu ấn riêng trong ngành chế tạo đồng hồ của ngài Stefan là tạo ra càng nhiều chi tiết thủ công nhất. Người nghệ nhân sẽ dành ra hàng giờ để vát cạnh cho các chi tiết máy. Vát cạnh hay chúng ta có thể tìm kiếm dễ dàng hơn với thuật ngữ “anglage". Trong ngành đồng hồ, anglage mô tả một góc vát nghiêng hay kỹ thuật vát nghiêng. Chắc chắn rồi, cắt góc bằng tay là một kỹ thuật mất nhiều công sức. Ban đầu, người thợ đồng hồ sử dụng máy vát cạnh thông thường để dũa sau đó đem linh kiện đi đánh bóng thủ công. Đây là công việc cần trau dồi những kĩ năng qua nhiều năm tháng, và theo như nghệ nhân Stefan Kudoke có chia sẻ chúng ta cũng cần may mắn để những chi tiết được hoàn thiện một cách xuất sắc. Quý bạn đọc có nhận ra đâu là tác phẩm của tôi hoàn thiện không? 

Nghe mô tả có vẻ đơn giản, nhưng với một người thợ đồng hồ, việc vát cạnh cần đảm bảo: các mép vát đều, có độ rộng bằng nhau với hai cạnh chạy song song bất kể chiều dài. Đường viền càng kéo dài, thì càng khó đối với người thợ đồng hồ để duy trì độ đều đặn. Không chỉ đường vát bao quanh linh kiện đều nhau, mà nó còn phải đều với linh kiện, bộ phận kế bên. Bạn hãy tin rằng, không phải vô tình mà những đường vát này xuất hiện bên trong một chiếc đồng hồ, mà nó còn thể hiện kỹ năng riêng của người thợ đồng hồ.

Trải nghiệm hoạt động "vát cạnh"

Tổng kết: Khác với những thương hiệu sản xuất công nghiệp, yếu tố máy móc và quy trình tạo nên gần hết một chiếc đồng hồ hoàn chỉnh thì còn đâu đó những thương hiệu đồng hồ độc lập có số lượng sản xuất dưới 200 chiếc đồng hồ/ năm với tính chất thủ công cao, yếu tố con người được đặt lên hàng đầu như thương hiệu Kudoke. Tôi đã học được rất nhiều kiến thức về đồng hồ cũng như những triết lý về sản phẩm từ nghệ nhân Stefan và phu nhân Ev Kudoke, rất mong sẽ sớm quay lại Weifa một ngày nắng đẹp.

Dưới đây là hình ảnh đồng hồ Kudoke 2, mời quý bạn đọc cùng chiêm ngưỡng:  

03/10/2023
Đánh giá đồng hồ Blancpain Villeret Ultra Slim 6651-1143-55B

Đánh giá đồng hồ Blancpain Villeret Ultra Slim 6651-1143-55B

Đăng bởi Thu Huyền

Họa sĩ lừng danh Leonardo da Vinci có câu nói nổi tiếng ““Simplicity is the ultimate sophistication.” Tạm dịch: Đơn giản là đỉnh cao của sự tinh tế. Triết lý này cùng được rất nhiều nghệ nhân đồng hồ trong lịch sử cũng như đương đại dành nhiều thời gian để áp dụng vào tác phẩm của họ. Khi nhắc đến Simplicity chúng ta không thể bỏ qua bộ sưu tập cùng tên của nghệ nhân đương đại Philippe Dufour với những chiếc đồng hồ có giá hiện tại cao hơn gấp nhiều nhiều lần so với giá được bán lần đầu ra công chúng. 

Gia Bảo tại bài viết này xin được giới thiệu tới quý bạn đọc chiếc đồng hồ cùng tính chất “Simplicity” nhưng đến từ thương hiệu Blancpain, một tên tuổi trong thế giới đồng hồ truyền thống, nổi danh với với slogan sẽ không bao giờ sản xuất bất kỳ chiếc đồng hồ nào chạy bằng Pin, được ngài Jehan-Jacques Blancpain thành lập vào năm 1735 tại vùng quê Villeret, nơi ông sinh ra và trưởng thành. Đây không chỉ là một nơi, mà còn là nguồn cảm hứng đích thực của mỗi con người, nơi chúng ta trải qua những cảm xúc thuần khiết và khó phai, ngay cả khi thời gian trôi qua.

Blancpain đã biến nguồn cảm hứng đặc biệt này thành một khái niệm độc đáo cho bộ sưu tập Villeret - một bộ sưu tập đồng hồ lưu giữ giá trị truyền thống của thương hiệu và các kỹ thuật chế tác tinh tế của ngành sản xuất đồng hồ. Trong số những tác phẩm nổi bật của hãng, mẫu Villeret UltraPlate với mã Ref. 6651 1143 55B là chiếc đồng hồ tôn vinh sự đơn giản nhưng không hề giản đơn. Sự đơn giản nằm ẩn sau mỗi chi tiết: từ thiết kế mặt số thanh lịch, màu sắc mặt số truyền thống , dáng vỏ tinh xảo, cho đến cơ chế khóa cài - tất cả đều làm cho chiếc đồng hồ này trở nên đầy tinh tế. 

Với sự tận tâm đến từng chi tiết, Blancpain đã tạo nên một tác phẩm đầy quyến rũ bằng chất liệu thép cho vỏ và khoá của đồng hồ được hoàn thiện bằng phương pháp đánh bóng. Vỏ và khoá không chỉ đơn giản là một phần của đồng hồ, mà còn là tuyên ngôn về sự tinh tế, tối giản và hướng về những phương pháp hoàn thiện truyền thống. 

Vành bezel của chiếc đồng hồ được thiết kế tinh tế với hai tầng (step-bezel) tạo hiệu ứng thân vỏ tuy đơn giản nhưng không bị đơn điệu. Đặc tính vật lý của thép không chỉ giúp chúng khó bị xước hơn so với vàng, mà còn mang đến một vẻ đẹp trắng sáng không cần mạ Rhodium, và điều quan trọng hơn hết, chúng cũng thể hiện tính hiệu quả về mặt chi phí, giúp sản phẩm trở nên thân thiện với người tiêu dùng.

Mặt số của đồng hồ được thiết kế đơn giản, phù hợp với tiêu chí của một chiếc đồng hồ cổ điển. Chúng ta có thể nhận thấy sự tỉ mỉ trong các nét của cọc số La Mã, sự khéo léo trong việc chế tạo bộ kim lá và khoét rỗng, bề mặt mặt số nhẹ cong để tạo sự mềm mại. Thậm chí, trụ kim cũng được hoàn thiện đầy kỹ thuật mà không hề có bất kỳ chi tiết nào kém tinh tế. 

Cơ chế khoá gập của chiếc đồng hồ cũng rất độc đáo giống với thiết kế khóa của thương hiệu đồng hồ đương đại độc lập rất nổi danh hiện nay - Richard Mille . Đây là dạng khóa gấp hỗ trợ lực, chúng ta tưởng tượng đến những cánh cửa có tay đòn hỗ trợ lực thì bộ khóa gập này cũng vậy chỉ khác bộ phận hỗ trợ lực là một thanh kim loại mỏng với độ đàn hồi cao.

Bên trong chiếc đồng hồ, chúng ta gặp bộ máy in-house 1151. Đây là bộ máy tự động rất mỏng, với độ dày chỉ 3.25mm, nhưng lại có thời lượng cót lên đến 100 giờ. Lý do thương hiệu đã đưa biên độ dao động chiếc đồng hồ về 21.600 nhịp/ giờ. Không chỉ vậy, nó còn được căn chỉnh ở 6 vị trí khác nhau, vượt trội hơn so với tiêu chuẩn thông thường là 5 vị trí của các hãng đồng hồ cao cấp khác. Điều này cho thấy tầm quyết tâm của Blancpain trong việc sản xuất những sản phẩm chất lượng với mức giá hợp lý. Độ hoàn thiện của cỗ máy Cal 1151 cũng không hề đơn giản mặc dù không cần chứng nhận Geneve Seal.

Bộ máy có đầy đủ những phương pháp hoàn thiện cao cấp trong giới chế tác đồng hồ như: Rotor làm bằng vàng và được hoàn thiện bằng những đường vân Guilloché bắt mắt với motif tổ ong (honeycomb), cầu máy hoàn thiện những đường vân sọc Côtes de Genêve, cạnh của những cầu máy và một số lỗ chân kính cũng được vát cạnh đánh bóng (Anglage), rìa cỗ máy hoặc phía gầm của bộ điều hòa đều có những vân tròn xoáy Perlage để đảm bảo những gì chủ sở hữu có thể chiêm ngưỡng bằng mắt thường đều được hoàn thiện tỉ mỉ. 

Bộ điều hòa của Caliber 1151 không giống những bộ điều hòa của thương hiệu khác, thay vì bộ điều hòa hình tròn thông thường thì bộ điều hòa Cal 1151 với 4 vị trí gắn vít điều chỉnh bằng vàng được làm lõm vào phía bên trong nhằm tăng cường sự hoạt động ổn định, chắc chắn và chống sốc. Dây tóc được nâng cấp so với Cal 1150 là dây tóc bằng silicon tăng khả năng chống nhiễm từ. 

Tất cả những chi tiết tinh tế này được tích hợp hoàn hảo vào một chiếc đồng hồ có độ dày chỉ 8.7mm, không quá mỏng nhưng đủ để mang lại sự thoải mái khi đeo suốt cả ngày. 

Theo quý vị đối thủ cùng phân khúc của Blancpain Villeret Ultra Slim 6651-1143-55B sẽ là chiếc đồng hồ nào? Hãy cùng comment ở phía dưới bình luận quý vị nhé.

30/09/2023