Kiến Thức - Thuật Ngữ Đồng Hồ Phần 1

Kiến Thức - Thuật Ngữ Đồng Hồ Phần 1

17/04/2018
Kiến thức

Mấy năm trở lại đây thị trường đồng hồ tại Việt Nam dù ở phân khúc cao cấp hay tầm trung đều trở nên sôi động hơn rất nhiều. Kéo theo đó nhu cầu tìm hiểu về kiến thức đồng hồ cùng ngày càng tăng cao, không chỉ đến từ người bán mà cả người mua. Tuy nhiên, ở Việt Nam, tư liệu về đồng hồ vẫn còn hạn chế, buộc những ai mong muốn tìm hiểu kiến thức chuyên sâu về đồng hồ phải tìm đọc những nguồn nước ngoài uy tín.

Và một trong những rào cản lớn nhất khi tìm tài liệu hay thông tin về đồng hồ chính là lĩnh vực đồng hồ có quá nhiều từ ngữ, thuật ngữ chuyên ngành. Với mong muốn rút ngắn thời gian tra cứu từ nhiều nguồn khác nhau, trong bài viết này Gia Bảo Luxury sẽ tổng hợp và tóm gọn lại nhất về kiến thức cũng như các thuật ngữ Tiếng Anh chuyên ngành đồng hồ.

Để tiện đà theo dõi, Gia Bảo Luxury sẽ phân các thuật ngữ thành các nhóm: Bộ máy đồng hồ, Chức năng, Vật liệu, Mặt số, Thuật ngữ và Linh kiện.

1. Bộ máy đồng hồ (Movement – Caliber – Calibre – Cal.)

Bộ máy đồng hồ là bộ phận được bảo vệ bên trong lớp vỏ khung đồng hồ, là trái tim của cả chiếc đồng hồ, vận hành toàn bộ hoạt đồng hồ.

Dựa vào nguồn năng lượng, bộ máy đồng hồ được chia thành: Đồng hồ Cơ (Mechanical Watch) và Đồng hồ thạch anh/ Đồng hồ Quart/ Đồng hồ Pin.

  • Mechanical Watch (đồng hồ cơ học): Đồng hồ cơ học phân biệt với đồng hồ Quart ở điểm: đồng hồ cơ học sẽ không có mạch điện, mà nguồn năng lượng được sinh ra từ quá trình kéo, giãn dây cót.

(Cấu tạo của đồng hồ cơ học)

  • Đồng hồ cơ học còn được phân loại thành Đồng hồ Tự động (Automatic – Self Winding) và Đồng hồ lên cót tay (Hand Wound – Manual Winding – Manually Wound).

  • Automatic – Self Winding: Đồng hồ tự động có khả năng lên dây cót nhờ vào những vận động tự nhiên. Ví dụ khi lắc nhẹ, hoặc để đồng hồ đeo trên tay, chi tiết Rotor (một thành phần của bộ máy) sẽ di chuyển, vặn dây cót, tạo ra năng lượng.

(Bộ máy Automatic Caliber 315/190 của Patek Philippe Calatrava 5117G)

  • Hand Wound – Manual Winding – Manually Wound: Đồng hồ lên cót tay, hay lên dây thủ công là những chiếc đồng hồ cơ, sử dụng núm chỉnh giờ để lên dây cót, tạo ra năng lượng để đồng hồ hoạt động

(Omega Speedmaster Moonwatch Có bộ máy caliber 1866 lên cót tay)

Xem thêm: Bộ sưu tập đồng hồ Rolex chính hãng có tại cửa hàng Gia Bảo Luxury

  • Quartz - Đồng hồ thạch anh/ Đồng hồ Quart/ Đồng hồ Pin: Dạng đồng hồ sử dụng pin để vận hành, có độ chính xác cao hơn so với đồng hồ cơ nhiều lần.

  • Kinetic – Autoquartz: Đồng hồ có bánh đà để lên dây cót giống đồng hồ tự động, tuy nhiên năng lượng cơ học sẽ chuyển thành năng lượng điện để làm cho tinh thể thạch anh rung động và điều khiển chiếc đồng hồ.

2. Chức năng

Ngoài chức năng chỉ giờ, phút, giây, nhiều chiếc đồng hồ còn được tích hợp nhiều chức năng đặc biệt, được Gia Bảo Luxury tóm tắt dưới đây:

  • Date - Simple Calendar - Lịch ngày: Dạng đồng hồ chỉ báo ngày trong tháng. Người dùng buộc phải điều chỉnh ngày mỗi tháng.

(Đồng hồ Rolex Lady Datejust mặt đá thiên thạch với lịch ngày dạng đĩa xoay)

  • Day - Date – Lịch Ngày - Thứ: thông báo ngày trong tháng và thứ trong tuần. Tương tự loại trên, người dùng cần cài đặt lại hàng tháng.

(Rolex Day-Date118235 mặt đá Ruby đỏ có lịch thứ và ngày)

  • Annual Calendar – Lịch thường niên: thông báo Thứ trong tuần, Ngày trong tháng,Tháng trong năm. Người dùng phải thiết lập lịch vào ngày 1/3 hàng năm.

(Patek Philippe Annual Calendar Chronograph 5905p có bộ vỏ bằng bạch kim với chức năng lịch thường niên)

Xem thêm: Bộ sưu tập đồng hồ Longines chính hãng có tại cửa hàng Gia Bảo Luxury

  • Perpetual Calendar – Lịch vạn niên: phân biệt với dạng đồng hồ Lịch thường niên là có thể báo chính xác thứ, ngày, tháng,… cả trong năm nhuận, không cần điều chỉnh vào mỗi năm. Thông thường những chiếc đồng hồ Lịch Vạn niên ngày nay có thể chạy chính xác cho đến năm 2100.

đồng hồ IWC Devince

(Chiếc IWC Dvinci có lịch vạn niên hiển thị cả lịch năm)

  • Moonphase Calendar – Lịch tuần trăng: báo lịch theo mặt trăng, hay ở Việt Nam là Âm lịch. Lịch tuần trăng trước đây là một tính năng rất hữu ích cho những thủy thủ đi biển, nhưng giờ Lịch tuần trong như một chức năng trang trí, bởi có quá nhiều công cụ cũng như thiết bị hiện đại hơn thay thế. Tùy vào thương hiệu, mỗi chiếc đồng hồ sẽ có cách mô phỏng lịch tuần trăng khác nhau.

(Rolex Cellini 50535 có chức năng Moonphase ra mắt mới nhất năm 2017 sau hơn 60 năm chờ đợi)

Xem thêm: Bộ sưu tập đồng hồ Patek Philippe chính hãng tại Gia Bảo Luxury

  • Deadbeat Second – Kim giây nhảy giật: thông thường những chiếc đồng hồ cơ học sẽ có kim giây lướt trên mặt số (độ mượt tùy theo tần số dao động của bánh xe cân bằng). Tuy nhiên chức năng này làm cho kim giây nhảy giật mỗi giây giống với đồng hồ Quartz.

(Chiếc đồng hồ Arnold & Son Sir John Franklin Set)

  • Dual Time – GMT – Múi giờ GMT – Giờ kép – Giờ thứ hai: Tính năng báo hiệu giờ thứ hai, ngoài thời gian chính trên mặt số. Cụ thể hơn, đang ở Việt Nam, người dùng có thể biết được giờ hiện tại của nước mình, và biết thêm thời gian hiện tại ở nước khác.

(Grand Seiko GMT Anniversary Edition có chức năng chỉ báo múi giờ thứ hai bằng kim xanh)

  • World Time – Giờ thế giới: đây được xem là tính năng nâng cấp của giờ GMT. Không chỉ hiển thị thời gian ở một địa điểm, giờ đây, với một chiếc đồng hồ có tích hợp tính năng giờ thế giớ, người dùng có thể theo dõi giờ ở nhiều địa điểm trên thế giới. Có nhiều cơ chế hiển thị khác nhau, tùy thuộc vào thương hiệu, có thể là xoay vành bezel hay là xoay trên chính mặt số.

(Vacheron Constantin Traditionnelle World Time có chức năng chỉ bảo múi giờ thế giới)

  • Slide Rule – Thước tính: Tính năng này cho phép người dùng có thể thực hiện phép nhân hoặc phép chia.

(Breitling Montbrillant 01 với vành bezel xoay đặc biệt có thể thực hiện phép tính nhân và chia)

  • Chronograph/ Stop watch/ stopped hours – Bấm giờ: chức năng bấm giờ cho phép theo dõi khoảng thời gian đã trôi qua. Cơ chế được thực hiện qua các nút bấm bên cạnh sườn. Hiện nay, nhiều tư liệu tại Việt Nam vẫn giữ nguyên từ gốc “chronograph” để truyền tải toàn bộ ý nghĩa của tính năng này, thay vì truyển sang Tiếng Việt là “bấm giờ”.

 (Longines Conquest Classic Chronograph Moonphase có chức năng bấm giờ thể thao)

  • Flyback Chronograph: đây được xem là tính năng nâng cấp của tính năng chronograph. Thông thường để thao tác một lần bấm giờ cơ bản, người dùng sẽ bấm các nút theo thứ tự: Bắt đầu -> Dừng lại -> Trở về 0. Thì với Flyback Chronograph, người dùng có thể bỏ qua bước bấm nút dừng lại và trở về 0.

(A. Lange & Söhne Datograph Perpetual ngoài lịch vạn niên ra còn có chức năng Flyback chronograph)

  • Rattrapante Chronograph – Split-Seconds Chronograph – Double Chronograph – Bấm giờ kép – đúng như tên gọi của nó, đây là một tính năng phức tạp, với hai bộ chronograph độc lập, với hai cây kim khác nhau, có thể theo dõi hai vật cùng lúc.

(Paul Picot Atelier Technicum có chức năng bấm giờ kép)

  • Tachymeter – Thang đo tốc độ của vật

(Omega Speedmaster Moonwatch với vành tachymeter)

  • Telemeter – Thang đo khoảng cách, ví dụ dễ hiểu nhất là tính khoảng cách qua quãng thời gian từ khi ta nhìn thấy tia sét cho tới lúc nghe được tiếng sấm.

(Montbrillant Moon Phase với chức năng telemester với ký hiệu bắt đầu đo bằng chữ "KM" màu đỏ)

  • Countdown Timer – Đếm ngược: cho phép đếm ngược thời gian đến mốc số 0, với những chiếc đồng hồ cơ thì chức năng này khá hiếm thấy hơn là ở đồng hồ điện tử.

  • Digital Compass – La bàn số: dùng để xác định phương hướng của Trái Đất, dựa trên hoạt động của từ trường. Đây được xem là tính năng nổi trội của dòng đồng hồ G – shock đến từ thương hiệu Casio.

  • Barometer – Đo áp suất: chức năng này xuất hiện ở những mẫu đồng hồ điện tử, được trang bị bộ phận cảm biến áp suất, cho phép đo áp suất không khí.

  • Altimeter – Đo độ cao: như tên gọi, tính năng này dùng để đo độ cao nhờ một bộ cảm biến áp suất của không khí trong thời điểm hiện tại.

  • Thermometer – Đo nhiệt độ - Nhiệt kế: chức năng dùng để đo nhiệt độ môi trường.

  • Jumping Hour – Giờ nhảy: thay vì hiển thị giờ theo cách thông thường bằng bộ chỉ số và bộ kim, những chiếc đồng hồ kiểu này sẽ hiển thị thời gian qua những ô cửa sổ. Đại diện cho tính năng này là những chiếc đồng hồ đến từ bộ sưu tập Métiers d’Art Legend of the Chinese Zodiac của thương hiệu nổi tiếng Vacheron Constantin.

  • Minute Repeater/ Repetition – Điểm chuông: chi tiết cũng như chức năng này hết sức phức tạp, dĩ nhiên kéo theo một mức giá khá cao. Khi gạt lẫy, đồng hồ sẽ gõ chuông báo giờ cho người dùng.

  • Tourbillon: những chiếc đồng hồ luôn phải chịu trọng lực đến từ Trái Đất, và càng chi tiết nhỏ càng bị ảnh hưởng. Để loại bỏ sai số phát sinh cho bộ phận bánh lăng, tính năng Tourbillon đã được phát minh vởi bậc thầy làm đồng hồ Breguet. Hiện nay, tính năng tourbillon còn được xem như một chi tiết đắt giá, mang tính thẩm mỹ cao cho những chiếc đồng hồ sở hữu nó. Dĩ nhiên, không có một chữ tiếng Việt nào có thể diễn giả cho cơ chế tourbillon.

(Daniel Roth Tourbillon 8 Days có bộ thoát Tourbillon)

  • Retrograde: thay vì chạy hết một vòng, cơ chế này cho phép cây kim quay ngược vòng về vị trí xuất phát. Cơ chế này yêu cầu nguồn năng lượng lớn, cũng như tính chính xác cao.

(Bvlgari Bvlgari Calendrier Perpétuel có kim giây Retrograde)

  • Equation Of Time – Phương trình thời gian: nghe thôi đã thấy đây là một tính năng siêu phức tạp. Hiểu đơn giản, đây là độ lệch giữa mốc 12 giờ trưa và thời điểm mặt trời lên cao nhất.

(Audemars Piguet Jules Audemars Equation với phương trình thời gian phức tạp)

  • Solar Time – Thời gian mặt trời: dùng để xác định thời gian của riêng mình mặt trời.

  • Tidegraph – Thùy triều: như tên gọi, tính năng cho phép xác định vận động của thủy triều, đang dâng lên hay rút đi.

Kiến Thức - Thuật Ngữ Đồng Hồ Phần 2

Kiến thức
Zalo