Kiến Thức - Thuật Ngữ Đồng Hồ Phần 2
Kiến Thức - Thuật Ngữ Đồng Hồ Phần 1
3. Vật liệu (Material)
- Brass – Đồng thau: có màu vàng, là hợp kim của kẽm và đồng. Đồng thau được sử dụng để chế biến cầu nối và bộ khung của bộ máy đồng hồ. Đặc biệt, chi tiết máy đồng hồ cần đảm bảo tính chống ăn mòn, nên các nhà sản xuất thường mạ các chi tiết bằng niken, rhodi hoặc vàng.
- Carbon Fiber – Sợi Carbon: là loại vật liệu công nghệ cao, thuộc về ngành hàng không vũ trụ hoặc xe hơi, có tính chất như là nhẹ, bền, không bị ăn mòn và siêu cứng. Sợi Carbon thường xuất hiện trong lớp vỏ khung hoặc mặt số của nhiều dòng đồng hồ cao cấp.
- Cerachrom: gốm ceramic đặc biệt, được chế tạo độc quyền theo công thức riêng của nhà sản xuất đồng hồ Rolex.
(Vành bezel Rolex Submariner Date 116610 được làm từ gốm Cerachrom)
- Ceramic – gốm ceramic: là một liệu trong ngành khoa học vũ trụ được ứng dụng trong chế tác đồng hồ, chủ yếu là vành bezel nhờ tính chất: độ cứng cao, chống trầy xước. Hiện nay, để tăng tính thẩm mỹ, còn xuất hiện “black ceramic” – gốm ceramic đen, “white ceramic” – gốm ceramic trắng,…
(Vành beezel của Omega Semaster 300 James Bond được làm từ gốm ceramic)
- German Silver – Nickel Silver – Bạc Đức – Bạc Niken: hợp kim giả Bạc do người Đức chế tạo ra, nhưng lại không chứa nguyên tố Bạc. Cụ thể, các thành phần của hợp kim German Silver gồm có: nickel, đồng, kẽm được chia tỷ lệ nhất định.
- Glucydur: là hợp kim của đồng và gucinum. Với tính chất chống gỉ và kháng từ, ít bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ, glucydur thường được ứng dụng làm bánh xe cân bằng (balance wheel).
- Gold – Vàng: vàng sử dụng để chế tác đồng hồ đều là hợp kim. Có thể kể đến các loại hợp kim chứa vàng phổ biến là: Yellow Gold – Vàng vàng, Pink Gold – Vàng hồng, Rose Gold – Vàng hồng (sắc đỏ nhiều hơn so với Pink Gold), Red Gold – Vàng đỏ và White Gold – Vàng trắng.
(Rolex Oyster Perpetual Day-Date 228235 có bộ vỏ được chế tác từ vàng hồng 18k nguyên khối)
Thông thường vàng được sử dụng để chế tác nguyên khối (với bộ vỏ), bọc hoặc là PVD.
- Mineral Crystal: là một loại thủy tinh công nghiệp có độ bền tương đối dùng để chế tạo mặt kính cho những chiếc đồng hồ tầm trung.
- Nivarox: là hợp kim của sắt, niken, crom, titan và berili. Nivarox sở hữu độ đàn hòi cao, có khả năng kháng từ và chịu được nhiệt độ cao. Hiện nay Nivarox là chất liệu phổ biến để làm dây tóc (hairspring) đồng hồ.
- Palladium – Paladi: Paladi có màu trắng, có khả năng chống ăn mòn cao, còn quý hơn bạch kim. Cứng hơn mà lại sáng lấp lánh, Paladi được sử dụng để chế tạo vỏ khung và dây đeo.
- Platinum – Bạch kim: với tính chất chống ăn mòn tốt nhất, kim loại quý hiếm này được sử dụng để làm bộ phận vỏ khung hoặc dây đeo. Ngoài ra, bạch kim nặng hơn vàng.
(A. Lange & Söhne Datograph Lịch Vạn Niên sở hữu bộ vỏ bằng bạch kim 950)
- Resin – Nhựa: thường hiếm xuất hiện trong những mẫu đồng hồ cơ, mà được ứng dụng nhiều nhất để sản xuất những chiếc đồng hồ điện tử.
- Rubber – Caoutchouc – Cao su: vật liệu quen thuộc, được ứng dụng nhiều vào đời sống hàng ngày. Trong lĩnh vực chế tạo đồng hồ, cao su hay được làm dây đeo hoặc phần đệm bảo vệ nút bấm.
- Sapphire – Sapphire Crystal – Tinh thể Sapphire: với độ cứng cao, sapphire thường xuyên xuất hiện ở mặt kính, chân kính của những chiếc đồng hồ cao cấp.
- Silicon: chất liệu có độ bền vượt trội, dùng để chế tạo dây cót, hoặc các bộ phận chịu nhiều ma sát trong bộ máy đồng hồ cơ học.
(Frédérique Constant Slimline Tourbillon Manufacture có bánh xe gai màu tím được làm từ silicon)
- Spron: hợp kim của Cobalt và Niken, được phát minh bởi một đại diện đến từ châu Á – Seiko. Spron được ứng dụng trong sản xuất dây tóc và dây cót – những chi tiết yêu cầu tính bền bỉ, kháng từ và chịu nhiệt tốt.
- Stainless Steel – Thép không gỉ: nguyên liệu phổ biến bới giá thành phải chăng mà lại vô cùng bền. Hiện tại, thép không gỉ dùng để chế tác đồng hồ là 316L với độ bền cao, không quá nặng và khả năng chống gỉ đáng kinh ngạc. Duy chỉ có thương hiệu Rolex lại sử dụng thép 904L độc quyền.
(Rolex Datejust 126300.có bộ vỏ làm từ thép 904L có chất lượng vượt trội)
- Tantalum – Tantali: hợp kim màu xám và siêu cứng. Đây là hợp kim không hề bị ăn mòn bởi những chất được tạo ra từ cơ thể người. Đặc biệt, Tantali không gây dị ứng. Tantali được ứng dụng sản xuất những chi tiết cần khả năng chống trầy cao.
- Titanium – Titan: có màu xám và tính năng chống ăn mòn bởi nước mặt đáng kể, nên Titan được các nhà sản xuất ứng dụng trong công cuộc chế tạo đồng hồ lặn. Tuy nhiên, titan khá là dễ bị trầy xước, nên cần thao tác gia công trước đó là làm cứng bề mặt.
(Tudor Pelagos 25600TB có bộ vỏ làm từ vật liệu titan)
Với sự phát triển không ngừng của khoa học kĩ thuật, càng ngày càng nhiều chất liệu/ vật liệu sáng tạo được ứng dụng vào lĩnh vực phát triển đồng hồ.
4. Thuật ngữ khác
- Antimagnetic – Kháng từ: Khả năng kháng từ. Với những chiếc đồng hồ, phải có khả năng chống từ bắt buộc ở 60 Gauss hoặc là 4800 A/m. Riêng những chiếc đồng hồ hiện đại đến từ Omega có khả năng kháng từ ở mức 15.000 Gauss mà vẫn hoạt động chính xác.
(Omega Seamaster James Bond Aqua Terra có mức kháng từ đáng kinh ngạc)
- Dive Watch – Diver’s Watch – Đồng hồ Lặn: là những chiếc đồng hồ chuyên dụng, dành cho việc lặn. Những chiếc đồng hồ lặn buộc phải đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế ISO 6425.
(Rolex Sea Dweller 126600 có thể chịu áp lực nước lên đến 4,000 m)
- Amplitude – Biên độ - Góc quay: dành riêng cho bộ phận bánh xe cân bằng, chỉ số đo của vòng xoay bánh xe cân bằng giữa la lần dao động khi xoay từ chiều kim đồng hồ cho đến ngược chiều kim đồng hồ và ngược lại. Biên độ thể hiện bộ máy được thể hiện tốt hay không, quyết định tính chính xác của bộ máy.
- Atelier – Xưởng lắp ráp đồng hồ: khác với xưởng sản xuất, đây là nơi lắp hoàn chỉnh một chiếc đồng hồ trước khi chúng được đưa ra thị trường.
- Blasting – Sand Blasting – Shot Blasting – Phun cát: tạo bề mặt sần cho mặt số hoặc bộ vỏ
- Brush – Satin – Satination – Satin Brush – Chải xước mờ - Chải xước satin: kỹ thuật tạo nên những vết xước nhẹ, mượt có tổ chức.
(Hublot Classic Fusion 42 có vành bezel và phần giữa càng nối dây được mài phay xước thẳng)
- Chronometer: chứng nhận về độ chính xác cao được cấp bởi tổ chức COSC. Cụ thể một chiếc đồng hồ có chứng nhận Chronometer khi trải qua nhiều bài kiểm tra (đặt đồng hồ tại 5 vị trí trong 3 thang nhiệt độ thay đổi) mà báo thời gian vẫn chính xác, chỉ sai số -4/+6 giây mỗi ngày.
(Breitling Montbrillant 01 RB013012/C896/718P/R18BA.1 có chứng nhận tiêu chuẩn chronometer)
Mỗi bộ máy được chuẩn Chronometer sẽ được khắc mộ con số thể hiện nó đã đạt chuẩn chính xác tiêu chuẩn.
- Superlative Chronometer: chứng nhận chuẩn chất lượng và chính xác độc quyền của đồng hồ Rolex
- Master Chronometer: chứng nhận của tổ chức METAS về độ chính xác được thực hiện bởi nhà sản xuất đồng hồ Omega, dưới sự giám sát của METAS.
- COSC - Controle Officiel Suisse des Chronometres: viện kiểm tra độ chính xác cũng như cấp chứng nhận cho những bộ máy đạt chuẩn.
- Curve – Domed – Cambered – Convex: Cong – Vòm – Lồi: thuật ngữ thể hiện tính chất cong, lồi lên của bề mặt của vật. Thông thường vật dạng lồi có khả năng chịu lực tốt hơn.
- DLC - DLC – Diamond-Like Carbon – Diamond-Like Carbon Coating – Diamond-Like Coating: kĩ thuật tạo nên một lớp phủ màu đen trên bề mặt của kim loại, giúp tăng khả năng chống nước và ăn mòn. Xét về giá thành thì DLC đắt đỏ hơn PVD.
- Ebauche – Ebauché: để chỉ bộ máy đồng hồ mà không hoàn chỉnh, đó có thể đã có các bộ phận Khung, Bánh răng, ốc,… nhưng vẫn thiếu một vài bộ phận chính, giống như Bộ thoát, Hộp cót,… Thông thường Ebauche thường được các nhà sản xuất đồng hồ tiềm lực hạn chế mua lại để cải tạo.
- Frequency – Tần số dao động: là tần số dao động của bánh xe cân bằng (đối với bộ máy cơ học) hoặc tinh thể thạch anh (đối với bộ máy quartz) trong một đơn vị thời gian. Tần số dao động càng cao, máy chạy càng mượt.
- Geneva Seal – Geneva Hallmark – Halkmark of Geneva - Poinçon de Genève – Con dấu Geneva: con dấu thể hiện chất lượng của những chiếc đồng hồ Thụy Sỹ. Để có được con dấu chất lượng Geneva, mỗi chiếc đồng phải phải đạt được 12 tiêu chuẩn, tập trung vào chất lượng và thiết kế của cả chiếc đồng hồ.
- Guilloche – Guilloché – Họa tiết Guiloche: một trường phái trang trí trong kiến trúc được ứng dụng vào công đoạn chế tác và hoàn thiện đồng hồ. Guiloche gồm những đường chạm khắc lặp đi lặp lại nhiều lần, thường xuất hiện tại mặt số đồng hồ.
- Hack – Hacking – Hacking Second – Stop Second - Dừng kim giây: cơ chế dừng kim giây khi rút núm chỉnh giờ, chủ yếu dùng trong thế chiến thứ nhất để các sĩ quan đồng bộ thời gian.
- Hamfereing – Beveling – Anglage – Vát cạnh: Một phương pháp hoàn thiện, dùng công cụ đặc biệt để tạo cạnh chéo 45 độ trên cầu nối của bộ máy đồng hồ.
- Horological Watch/ Haute Horlogerie: những chiếc đồng hồ có kĩ thuật chế tác tinh tế với những chức năng siêu phức tạp: Rattrapante Chronograph, Flyback Chronograph, Moonphase, Tourbillon, Perpetual Calendar, Repettion, Equation Of Time…
- Horologist: những người nghiên cứu về chế tác đồng hồ hoặc bất kể thứ gì liên quan đến đồng hồ, hologist có thể không phải là thợ đồng hồ.
- In-house: thường đi với từ bộ máy, tạo thành tổ hợp “in-house movement” nghĩa là bộ máy được thiết kế, phát triển, sản xuất bởi chính hãng, phân biệt với những bộ máy đi “mượn”. Nhìn chung, không có từ tiếng Việt nào có thể lí giải chi tiết từ in-house.
(Patek Philippe Annual Calendar 5396R-011 với bộ máy được làm In-house)
- Manufacturer: nhà sản xuất đồng hồ
- Marine Chronometer – Đồng hồ hàng hải
- Observatory Chronometer – cỗ máy đo thời gian chính xác: dùng để ám chỉ những chiếc đồng hồ có độ chính xác tuyệt vời, đặc biệt dành trong ngành hàng hải và khoa học.
- Open work: thiết kế lộ cơ, dùng để chỉ những chiếc đồng hồ có thiết kế mở không chỉ quan sát bộ máy mà cả sự vận hành của chúng.
(Chronoswiss Sirius Triple Date có thiết kế lộ máy)
- Power Reserve – Thời gian dự trữ năng lượng – Thời gian trữ cót: thời gian tối đa chiếc đồng hồ có thể hoạt động sau khi đã lên đủ dây cót.
(Jaeger-Lecoultre Master Eight Days Power Reserve có mức năng lượng dự trữ khủng- 8 ngày)
- PVD - Physical Vapor Deposition – Mạ chân không: phủ một lớp vật liệu lên bề mặt kim loại. Vật liệu này sẽ bám dính chắc chắn, không bị bong tróc trên bề mặt kim loại.
- Rhodium Plating – Mạ Rhodi: phủ một lớp Rhodi (kim loại thuộc họ Bạch Kim có màu trắng, rất cứng, có khả năng chống ăn mòn cao) cho phần lớp chi tiết của bộ máy đồng hồ.
- Skeleton: thiết kế dạng skeleton cho phép quan sát toàn bộ các chi tiết đồng hồ, thường giản lược chi tiết mặt số.
(Hublot Classic Fusion Ultra-Thin có thiết kế skeleton)
- Sọc Geneva – Geneva Stripes – Cotes de Geneve – Côtes de Genève – Glashutte Ribbing – Vân sọc Geneva: họa tiết trang trí trên đồng hồ cơ cao cấp, gồm các loạt đường cong hoặc sọc xếp đều nhau, liên tiếp. Vân Geneva thường được dùng để trang trí cho bộ máy đồng hồ.
- Sunburst - Sunray – Hiệu ứng chải tia: đây là một dạng họa tiết trang trí, giống như những ánh mặt trời đang tỏa sáng. Hiệu ứng chải tia thường được ứng dụng để trang trí mặt số, tạo chiều sâu cho mặt số.
- Swiss Made: dùng để chỉ những mẫu đồng hồ có ít nhất là 60% được sản xuất tại Thụy Sỹ.
(Thương hiệu đồng hồ Cartier nổi tiếng của Pháp những vẫn có biểu tượng Swiss made do nhà máy sản xuất được đặt ở Thụy Sĩ)
- Time Zone – Múi thời gian: Thời gian trên thế giới được con người chia thành 24 múi giờ
(Breguet Marine Hora Mundi 24 World Time Zones hiển thị giờ thế giới)
- Tool Watch – Professional Watch – Đồng hồ chuyên nghiệp: là những chiếc đồng hồ được thiết kế sử dụng trong những trường hợp đặc biệt như lặn, du hành
- Water Resist – Water Resistance – Khả năng chịu nước: những chiếc đồng hồ thông thường phải theo tiêu chuẩn 22810. Đơn vị thường bắt gặp như là: mét (m); atmosphere (ATM), 1ATM = 10m = 33,3 feet (ft).
5. Chi tiết đồng hồ
- Arabic number: số Ả Rập
(Rolex Sky Dweller 326139 sử dụng cọc số Ả Rập vàng trắng)
- Arbor – Trục truyền: là một trục có bánh răng có chức năng gắn các bánh răng, bánh xe với nhau.
- Balace Wheel: Bánh xe cân bằng
- Balance Cock: Vành tóc là chi tiết để giữ Trục bánh lắc, vốn treo Bánh lắc và Dây tóc.
- Balance Staff : Trục bánh lắc dùng để gắn kết Bệ Bánh lắc và Bánh Lắc.
- Barrel: Hộp cót là hộp trữ cót, hộp giữ năng lượng cho bộ máy đồng hồ.
- Bezel – Vành Bezel: lớp kim loại bao quanh giúp cố định mặt kính.
- Uni-Directional Bezel: vành Bezel có thể xoay một chiều, cơ chế xuất hiện hầu hết ở những chiếc đồng hồ lặn, đảm bảo tính an toàn khi lặn.
(Rolex Submariner Date The Hulk 116610LV có vành Bezel xoay một chiều)
- Bi-Directional Bezel: Vành bezel xoay hai chiều, bắt gặp nhiều trong những chiếc đồng hồ có tính năng GMT, Worldtime,…
(Rolex Oyster Perpetual GMT Master II 116710BLNR có vành bezel xoay hai chiều)
- Bridge: cần nối dùng để cố định các bộ phận, cầu nối và khung nền sẽ tạo thành hai lớp kẹp các bánh răng hay các bộ phận lại.
- Case: bộ vỏ khung
- Screw Down Case Back – Screw Down Back – Vỏ sau xoắn vít – Vỏ sau chống nước: thường được trang bị trên đồng hồ lặn, phải vặn mở mới tháo ra được.
- Caseback – Back: Nắp lưng – Vỏ sau.
- Crown: Núm chỉnh giờ
- Screw Down Crown – Núm vặn xoắn vít - Núm vặn chống nước: chỉ những loại nút chỉnh giờ được thiết kế đặc biệt, buộc phải mở khóa rồi mới có thể chỉnh giờ được. Loại núm vặn screw down dùng để tăng tính chống nước cho bộ khung đồng hồ.
- Crystal: Mặt kính
- Dial: mặt số đồng hồ
- Escapement – Bộ thoát: gồm các bộ phận phối hợp với nhau, trong đó 3 chi tiết chính là: Bánh xe gai, con ngựa và hệ thống bánh xe cân bằng. Đây là nguồn gốc tạo ra âm thanh tích tắc của đồng hồ cơ học.
- Co-Axial-Escapement – Bộ thoát Đồng trục: bộ thoát được phát minh bởi George Daniels, hiện được ứng dụng trong công nghệ chế tác của nhà sản xuất đồng hồ Omega.
(Bộ máy Co-axial 9904 mới nhất của Omega)
- Escape Wheel: bánh xe gai thuộc Bộ thoát đồng hồ, có công dụng truyền năng lượng đến con ngựa.
- Gear – Gear Train: Bánh răng
- Hair Spring – Balance Spring: Dây tóc cần được làm từ chất liệu có độ bền cao, ít hoặc không bị ảnh hưởng bởi từ trường và nhiệt độ, ít hoặc không bị ăn mòn. Dây tóc thuộc bộ thoát, dùng để điều chỉnh tốc độ quay của Bánh xe cân bằng.
- Hands: bộ kim. Các dạng bộ kim cơ bản: Leaf, Breguet, Baton, Arrow, Skeleton, Alpha, Dauphine, Sword, Pencil, Mercedes,…
(Breguet Ultra Slim sử dụng kim mắt ngốc nung xanh Breguet nổi tiếng)
- Index: chỉ số
- Jewel – Rubi: Chân kính tương tự Chân kính phiến, thường được làm từ hồng ngọc và sapphire tổng hợp, có độ cứng cao, ít hao mòn. Bởi vậy được đặt vào những vị trí xảy râ ma sát cao, tăng độ bền và độ chính xác cho tổng thể bộ máy. Ngoài ra, chân kính còn có nhiệm vị làm đẹp cho bộ máy.
- Lever: Ngựa là thông thường có kiểu dáng chữ Y, 2 đầu được gắn chân kính phiến tiếp xúc với Bánh xe gai.
- Lug: càng nối dây, dùng để gắn dây đeo với bộ vỏ khung.
(Dubey & Schaldenbrand Spiral-Verso Vip có càng nối dây đặc biệt có thể xoay mặt số đồng hồ)
- Mainplate: khung nền, khung bộ máy là tấm kim loại lớn nhất trong bộ máy đồng hồ, dùng để gắn kết các chi tiế đồng hồ lại với nhau.
- Mainspring: dây cót là bộ phận sinh ra năng lượng vận hàng cho đồng hồ cơ.
- Pallet Jewel – Pallet: Chân kính phiến thường bằng hồng ngọc hoặc sapphire tổng hợp, thường được đặt trên hai con ngựa, có nhiệm vụ giữ và chuyền động tới bánh xe gai.
- Pinion: Bánh răng nhỏ
- Pivot: trục kim loại để gắn các bánh răng và bánh xe.
- Quartz Crystal: Tinh thể thạch anh là chi tiết tạo ra năng lượng của đồng hồ quartz.
- Roller: Bệ bánh lắc thuộc Bộ thoát đồng hồ, nằm dưới bánh lắc. Bệ bánh lắc nhận năng lượng từ con ngựa rồi làm xoay bánh xe lắc, rồi nhận năng lượng từ chính bánh lắc, tạo lực quay cho bánh xe gai.
- Roman number: số dạng La Mã
- Ron – Gasket: Ron – Gioăng – Gioăng cao su – Đệm cao su thường xuất hiện trong núm chỉnh giờ, dưới kính, vỏ sau để tăng khả năng chống nước.
- Rotor - Oscillating Weight – Weight Segment: Bánh đà, Bánh lắc, Rotor dùng để tạo ra năng lượng cho bộ máy đồng hồ tự động hoặc mà bộ máy kinetic.
(Paul Picot Atelier Technicum có rotor làm từ vàng 22k chạm khắc tinh tế)
- String Bar: thanh kim loại dùng để kết nối mắt dây đồng hồ.
- Subdial: mặt số phụ
- Helium Valve – Helium Escape Valve – Van thoát khí Heli: van thoát khi Heli, dành riêng cho đồng hồ lặn khi phải lặn sâu. Càng xuống sâu, càng nhiều khí nhẹ, lớp vỏ khung thường được thiết kế chỉ chống được nước, mà không thể loại bỏ được khí Heli. Khí Heli lọt vào bên trong sẽ tạo nên áp suất lớn, gây nứt vỏ lớp kính. Bởi vậy van thoát khi Heli đóng vai trò giải thoát khí Heli khỏi bộ máy đồng hồ, tránh trường hợp nứt vỡ kính.
- Shock Absorbers – Bộ giảm sốc – Bộ giảm chấn: tập hợp các bộ phận có chứng năng chống sốc cho bộ máy đồng hồ.
- Oscillating System – Bộ dao động: là hệ thống có chức năng điều chỉnh dao động trong bộ máy đồng hồ, điều tiết năng lượng mang đến tính chính xác cho cả bộ đồng hồ.
- Regulator – Regulator System – Adjustment – Bộ điều chỉnh: gồm các bộ phần giúp cuộn và thả dây tóc, làm giảm tốc dộ xoay của Bánh xe cân bằng, giúp điều chỉnh dao động của bộ máy đồng hồ.
(Hai vít cộng, trừ giúp cuộn và thả dây tóc)
- Column Wheel – Column Wheel Chronograph – Bánh răng cột: là bộ phận tập hợp những bánh răng có các răng thẳng đứng, theo cột, liên kết dạng trượt với nhau, giúp vận hành tính năng Chronograph mượt mà hơn.
Trên đây là thuật ngữ và kiến thức được sưu tầm và chỉnh lý từ Gia Bảo Luxury. Hi vọng quý vị độc giả sẽ có những trải nghiệm thú vị với thế giới đồng hồ. Nếu còn thắc mắc thêm về thuật ngữ hay kiến thức về đồng hồ, đừng ngại liên hệ với Gia Bảo Luxury!