5 Di sản đồng hồ đáng nhớ nhất tại cuộc đấu giá Antiquorum tháng 11

5 Di sản đồng hồ đáng nhớ nhất tại cuộc đấu giá Antiquorum tháng 11

29/10/2021
Tin tức

Theo thống kê, doanh thu được tạo ra bởi các nhà đấu giá Antiquorum, Phillips, Christie's Sotheby's có xu hướng đạt đỉnh hai lần một năm (vào tháng 5 và tháng 11). Thường sẽ có số lượng lớn đồng hồ đổ về vào thời điểm cuối năm, các đơn vị đấu giá sẽ cũng rất bận rộn khi công việc cần xử lý tăng lên. Nhưng đồng thời, chính những khách hàng, những người chơi, nhà sưu tập sẽ có thêm lựa chọn với hàng loạt đồng hồ cổ điển của các thương hiệu nổi tiếng như Patek Philippe, Rolex, Omega, Audemars Piguet, Cartier,...

Sắp tới, đơn vị Antiquorum sẽ cầm búa trong cuộc đấu giá được tổ chức vào hai ngày 6 và 7 tháng 11 tại thành phố Geneva cổ kính. 563 sản phẩm đa dạng từ hộp đựng đồng hồ, phụ kiện, đồng hồ đeo tay, đồng hồ bỏ túi,... được rao bán. Tổng giá trị ước tính của đợt mở bán này rơi vào khoảng 8,5 triệu CHF theo giá ước tính thấp nhất. 

So với những đợt mở bán trước đó, catalogue đồng hồ đấu giá mà Antiquorum rao bán tháng 11 dường như nặng tay hơn cả với những sản phẩm thú vị hơn bao giờ hết. Một loạt 147 trong số hơn 500 lô được Antiquorum rao bán vốn từ một nhà sưu tập lâu năm đến từ Thuỵ Sĩ. 

Nào, không để bạn đọc chờ đợi lâu nữa, dưới đây là sự lựa chọn đồng hồ đáng chú ý nhất theo ý kiến của tôi tại sự kiện đấu giá nhà Antiquorum sắp diễn ra!

Lot 31- Đồng hồ Omega Seamaster PloProf 166.077

Chiếc đồng hồ nằm tại lô 31 đã từng được bán lần đầu tại cuộc đấu giá nhà Christie's trong tháng 5/2005 với giá 26.400 CHF, kèm theo một lá thư của Marco Richon, người đứng đầu Bảo tàng Omega lúc bấy giờ. Omega Seamaster PloProf 166.077 có vỏ titanium để đánh bại biển sâu, điều khiến nó trở nên khác biệt vào thời điểm nó ra mắt, cuối những năm 60.

Ở vẻ bề ngoài, chiếc đồng hồ Omega Seamaster PloProf 166.077 có thiết kế thô, không thanh lịch, cồng kềnh, phi thực tế và dĩ nhiên là khó đeo. Có lẽ nó cũng phản ánh một phần về đồng hồ công cụ ra đời từ cuối những năm 60, đầu những năm 70. 

Lot 31- Đồng hồ Omega Seamaster PloProf 166.077

Có một vệt khắc T2 trên vỏ, điều này dẫn tới nghi vấn rất có thể là vỏ đồng hồ Omega Seamaster PloProf 166.077 được làm từ Titanium Grade 2. Nếu như vậy, Titan cấp 2 là titan alpha nguyên chất và là hợp kim titan được sử dụng rộng rãi nhất trong tất cả các loại sản phẩm cho phục vụ công nghiệp vì độ bền vừa phải, khả năng chống ăn mòn tuyệt vời và khả năng gia công dễ dàng.

Đơn vị Antiquorum đã lấy một chiếc Ploprof bằng thép thông thường để so sánh, tách bộ máy ra và chỉ cân vỏ thì khối lượng lên tới 85,4 gram. Còn với thiết kế nguyên mẫu bằng titan thì vỏ chỉ năng 48,1 gram, khoảng một nửa so với thép.

Lot 31- Đồng hồ Omega Seamaster PloProf 166.077

Nhưng đó chỉ có thể là giả thuyết, bởi ngoài chữ T2, không có thêm bất kỳ dấu hiệu tiêu chuẩn nào khác nói về chất liệu làm nên vỏ đồng hồ. Chúng ta có thể tin rằng, Omega đã tạo ra những bộ vỏ titan riêng biệt cho các mẫu đồng hồ Omega Seamaster PloProf nguyên mẫu đem đi thử nghiệm. Bảo tàng Omega cũng không có hồ sơ cụ thể về bất kỳ bộ máy đồng hồ nào được lắp ráp trong bộ vỏ titan. Chính sự “mập mờ" về nguồn gốc này đã tạo ra yếu tố thú vị cho mẫu đồng hồ nằm trong lô 31.

Giá ước tính: 15.000 - 25.000 CHF.

Lot 33: Đồng hồ Omega Speedmaster CK2998 FAP Fuerza Aerea del Peru (FAP)

Chiếc Omega Speedmaster CK2998 có kim dạng cây kẹo mút rỗng là một thiết kế được tạo ra cho đơn vị Không quân Peru (FAP = Fuerza Aérea del Perú). 

Thương hiệu Omega đã từng tạo ra một số lượng nhỏ đồng hồ Speedmaster CK 2915-2 có kim dạng mũi tên cỡ lớn tới FAP vào cuối những năm 1950. Còn CK 2998 lại là sản phẩm được gửi tới đội Không quân vào đầu những năm 60. Có nhiều phiên bản được phát hành, nhưng hiếm nhất chính là chiếc CK 2998-3 với kim chronograph hình kẹo mút.

Lot 33: Đồng hồ Omega Speedmaster CK2998 FAP Fuerza Aerea del Peru (FAP)

Chiếc đồng hồ Omega Speedmaster CK2998 ở lô 33 chắc chắn có điều kiện không tốt, nhưng khi xét vào giá ước tính thì nó cũng thật hợp lý.

Giá ước tính 4.000 - 6.000 CHF.

Lot 33: Đồng hồ Omega Speedmaster CK2998 FAP Fuerza Aerea del Peru (FAP)

Lot 59: Đồng hồ Cartier Tank a Guichet, No. 1/3

Yếu tố mặt số hiển thị dạng “digital" làm nên sự khác biệt cho phiên bản đồng hồ Cartier cổ điển ở trong lot 59. 

Dòng đồng hồ Cartier Tank a Guichet được ra mắt vào năm 1928 nhưng lại mang thiết kế hiện đại mang hơi hướng tương lai. Còn thiết kế nằm tại lot 59 là phiên bản làm lại của bản gốc năm 1928. Nó được công bố vào năm 1996.

Mẫu đồng hồ này có vỏ kích thước nhỏ gọn nhưng lại mang một màu vàng bắt mắt. Mặt số đồng hồ gần như kín toàn bộ, chỉ để lại các cửa sổ báo giờ, báo phút đầy. Không cần kim, giờ sẽ nhảy và phút sẽ quay.

Lot 59: Đồng hồ Cartier Tank a Guichet, No. 1/3

Vào năm 1996, ba chiếc Cartier Tank a Guichet vàng vàng đã được làm đặc biệt cho cuộc đấu giá Magical Art of Cartier nhà Antiquorum. Và chiếc đồng hồ nằm trong lot 59 chính là một trong 3 thiết kế lịch sử đó. Ngoài vàng vàng, Cartier còn tạo ra 3 chiếc Cartier Tank a Guichet vàng hồng và 3 chiếc bằng bạch kim. Nhưng phiên bản vàng vàng là giống với bản gốc nhất.

Cartier Tank a Guichet tiếp tục được giới thiệu lại vào năm 1997 và năm 2005. Nhưng 2 phiên bản về sau lại có thêm núm vặn tại góc 3 giờ, thay vì ở góc 12h một cách tinh tế như trên đồng hồ gốc năm 1928 và phiên bản giới hạn năm 1996.

Lot 59: Đồng hồ Cartier Tank a Guichet, No. 1/3

Chiếc Cartier Tank a Guichet 1996, No. 3/3 vừa được bán đấu giá ở Monaco vào tháng 10 năm nay với giá 78.000€ trong khi ước tính giá là 30.000 - 60.000 €.

Ước tính giá của Cartier Tank a Guichet trong lô 59 là 20.000 - 40.000 CHF

Lot 91: Đồng hồ Vacheron Constantin 6087 Cornes de Vache

Cornes de Vache trong tiếng Pháp có nghĩa là sừng bò

Trong lịch sử phát triển của thương hiệu Vacheron Constantin, mẫu đồng hồ ref. 6087 là một thiết kế chronograph lên cót tay quan trọng. Cụ thể, ref. 6087 là chiếc đồng hồ chronograph chống từ và chống nước đầu tiên được sản xuất bởi Vacheron Constantin. Cỗ máy có trong lot 91 còn trở nên đặc biệt hơn vì có thêm càng nối dây trông như sừng bò, điều khiến nó được giới mộ điệu đặt thêm nickname là Cornes de Vache.

Lot 91: Đồng hồ Vacheron Constantin 6087 Cornes de Vache

Dù được ra mắt chính thức vào năm 1955, nhưng Vacheron Constantin đã bắt đầu sản xuất ref. 6087 kể từ năm 1954 cho đến năm 1959. Ngày nay, Vacheron Constantin đã phát hành lại thiết kế này và đặt tên cho nó là Historiques Cornes de Vache.

Historiques Cornes de Vache là mẫu đồng hồ phổ biến và được biết đến nhiều ở thời điểm hiện tại, nhưng thật lạ là chỉ có 36 chiếc Vacheron Constantin 6087 Cornes de Vache từng được sản xuất trong vòng 5 năm ngắn ngủi. Trong số đó, có 26 chiếc Vacheron Constantin 6087 Cornes de Vache là được làm bằng vàng vàng, 8 chiếc làm từ vàng hồng (như model ở lot 91) và 2 chiếc làm bằng platinum.

Ước tính giá cho Vacheron Constantin 6087 Cornes de Vache rơi vào khoảng 50.000 - 80.000 CHF.

Lot 91: Đồng hồ Vacheron Constantin 6087 Cornes de Vache

Lot 144: Đồng hồ Patek Philippe 1518 Chronograph Perpetual Calendar

Với Patek Philippe, model mang mã hiệu 1518 là thiết kế quan trọng nhất và được biết đến rộng rãi là chiếc đồng hồ đã cách mạng hóa ngành sản xuất đồng hồ cao cấp. Patek Philippe 1815 là chiếc đồng hồ đeo tay có chức năng chronograph kết hợp lịch vạn niên đầu tiên được sản xuất liên tục.

Theo thông tin được cung cấp, có tất cả 281 chiếc Patek Philippe 1518 được cung cấp trong giai đoạn 1941 và 1954. Phần lớn trong số đó là được là từ vàng vàng trong khi ước tính chỉ có 55 chiếc làm bằng vàng hồng và 4 chiếc bằng thép không gỉ. 

Lot 144: Đồng hồ Patek Philippe 1518 Chronograph Perpetual Calendar

Điểm thú vị của mẫu đồng hồ Patek Philippe 1518 trong lot 144 còn đến từ nét khắc được tạo ra tại nắp đáy đồng hồ: Gral. E. Hernandez Chazaro cùng 3 ngôi sao. 

Gral. E. Hernandez Chazaro & 3 ngôi sao là một nhân vật phục vụ trong quân đội Mexico. Ông đã từng là chánh văn phòng dưới thời Pasqual Ortiz Rubio vào đầu những năm 1930, từng xuất hiện trên Tạp chí Time năm 1936.

Lot 144: Đồng hồ Patek Philippe 1518 Chronograph Perpetual Calendar

Theo Patek Philippe, hãng đã sản xuất chiếc đồng hồ này vào năm 1950 và bán nó vào năm 1952. Lúc này, Gral. E. Hernandez Chazaro đã 54 tuổi, 5 năm trước khi ông qua đời ở tuổi 59.

Ước tính giá đồng hồ Patek Philippe 1518 Chronograph Perpetual Calendar nằm trong khoảng 200.000 - 400.000 CHF.

Thật tuyệt vời khi biết đến những câu chuyện bên trong mỗi tác phẩm nghệ thuật. Mà sự kiện đấu giá nhà Antiquorum sắp tới lại còn rao bán rất nhiều mẫu đồng hồ cổ điển có các câu chuyện thú vị khác nhau như vậy. Để biết thêm thông tin về các sản phẩm giá trị sắp được đấu giá, hãy để lại bình luận của bạn ngay bên dưới!

Tin tức
Zalo