Những kiệt tác Automaton tráng men giá trị chục tỷ được rao bán đấu giá tại Sotheby's Hong Kong

08/10/2021
Tin tức

Những kiệt tác Automaton tráng men giá trị chục tỷ được rao bán đấu giá tại Sotheby's Hong Kong

Trong cuộc đấu giá sắp tới do đơn vị Sotheby’s tổ chức tại Hong Kong chủ yếu là đồng hồ đeo tay, bao gồm một số mẫu bấm giờ nhà Patek Philippe do nghệ sĩ uỷ quyền và loạt đồng hồ FP Journe đời đầu hiếm gặp. Nhưng hai trong số những lot đồng hồ có giá ước tính cao nhất trong cuộc đấu giá này lại không phải đồng hồ đeo tay. 

Hai vật phẩm được đấu giá đều có cơ chế “cơ rối khí" - automaton phức tạp. Đó là những kiệt tác được sản xuất cho thị trường Trung Quốc tồn tại từ 2 thế kỷ trước. Sự hiếm có là chắc chắn, nhưng bộ đôi được Sotheby’s rao bán lại có tình trạng rất tốt như đã được bảo quản hết sức cẩn thận.

Vào 2 thế hệ trước, đồng hồ dạng automaton hay đồng hồ bỏ túi là vật phẩm được yêu thích và đắt giá nhất trong giới sưu tập đồng hồ. Những vị chủ tịch của các tập lớn yêu thích các vật phẩm có một không hai này. 

Lord Sandberg, cựu chủ tịch HSBC là một nhà sưu tập đồng hồ lỗi lạc. Ông đặc biệt đam mê sưu tầm đồng hồ, đặc biệt là những chiếc đồng hồ tráng men cổ điển, bao gồm đồng hồ đeo tay, đồng hồ dạng mặt dây chuyền hay đồng hồ bỏ túi. Bộ sưu tập có khoảng 400 sản phẩm đồng hồ của Lord Sandberg đã từng được Antiquorum bán đấu giá thu về hơn 13 triệu đô la Mỹ vào năm 2001. Bộ sưu tập của ông gây chú ý đến nỗi nguyên catalogue bọc da ghi chi tiết nội dung từng chiếc đồng hồ đã được xuất bản riêng vào năm 1998, có giá hơn 1000 USD.

Đồng hồ bỏ túi được tráng men công phú là tác phẩm nghệ thuật không thể tách rời khỏi lịch sử của ngành công nghiệp những cỗ máy đếm thời gian cơ khí. Có giá ước tính top đầu tại sự kiện đấu giá Important Watches nhà Sotheby’s tháng 10 không phải là một chiếc Patek Philippe hay Rolex cổ điển của nghệ sĩ Clapton mà là một hộp đựng nhỏ gọn tinh xảo niên đại từ đầu thế kỷ 19. Giá ước tính khởi điểm cho vật phẩm đấu giá này từ 2,57 triệu USD (cỡ 58 tỷ).

Lot 2229: Hộp đựng Jean-George Rémond phát nhạc, hỏi/đáp có thể được bán với giá khởi điểm từ 58 tỷ

Được sản xuất vào đầu những năm 1800 cho thị trường Trung Quốc, lot sản phẩm đấu giá có giá ước tính cao nhất trong sự kiện đấu giá Important Watches nhà Sotheby’s tháng 10  là một hộp đựng nhỏ, được trang trí công phu đến từ Jean-George Rémond. Tuy nhiên, điều làm nên giá trị cao của sản phẩm này là cơ chế automaton đầy bí ẩn.

Lot 2229: Hộp đựng Jean-George Rémond phát nhạc, hỏi/đáp

Rõ ràng, sản phẩm nằm trong lot 2229 đã khẳng định kỹ thuật thủ công của nhà sản xuất lên hàng thượng thừa, song cơ chế automaton đã biến chiếc hộp này là một báu vật chân chính. Chiếc hộp có thể tự động phát nhạc và đưa ra câu trả lời cho từng câu hỏi.

Lot 2229: Hộp đựng Jean-George Rémond phát nhạc, hỏi/đáp

Kích thước của chiếc hộp này khoảng 90mm x 50mm (dài x rộng). Với kích thước ấy, nghệ nhân chế tác đã vẽ nên một bức tranh tráng men thu nhỏ lên phần nắp đậy. Nắp sản phẩm có hình ảnh của cặp nam, nữ trẻ tuổi cùng một pháp sư. Bức tiểu họa này vốn mô phỏng theo bức tranh mang tên “The Necromancer” của Jean Baptiste Le Prince.

Cụ thể, bố cục, các nhân vật có trong bức tranh “The Necromancer” vẫn được giữ lại nhưng cách thể hiện diện mạo các nhân vật đã thay đổi. Pháp sư trên chiếc hộp thay vì có tóc bạc, giờ lại đội khăn xếp và trẻ tuổi hơn bức tranh gốc. Có lẽ điều này phản ánh niềm đam mê, tò mò của người châu Âu hướng về Phương Đông vào thời điểm đó.

Lot 2229: Hộp đựng Jean-George Rémond phát nhạc, hỏi/đáp

Giống với các mặt hàng làm riêng cho quý tộc, hoàng gia nhà Thanh tại Trung Quốc, hộp đựng có thêm họa tiết nạm ngọc trai, viền bằng vàng. Thực tế, toàn bộ chiếc hộp nhỏ đều được làm từ vàng nguyên khối, còn bề mặt đã được tráng lên lớp men sáng màu, vừa mỹ lệ vừa có khả năng giữ màu dài lâu.

Vẻ ngoài được trang trí lộng lẫy của chiếc hộp sẽ không thể nào làm lu mờ đi cơ chế ảo thuật xuất sắc bên trong. Cụ thể, khi những câu hỏi được đặt ra (dĩ nhiên là câu hỏi kèm âm thanh thánh thót đã được lập trình sẵn), chiếc hộp sẽ đưa ra câu trả lời chính xác. Hãy nhớ rằng, vào đầu thế kỷ 19, cơ chế “cơ rối khí" chứa đựng những điều mà con người còn coi là “ma thuật", rất hấp dẫn.

Lot 2229: Hộp đựng Jean-George Rémond phát nhạc, hỏi/đáp

Dù xuất hiện 200 năm trước, 6 câu hỏi-đáp được đặt ra trên chiếc hộp nhỏ vẫn còn rất thịnh hành trong thế giới hiện tại: 

"What is given gratis - Counsell"

"The greatest treasure - A Friend"

"A thing scarce - Wisdom"

"The friend universall - Money"

"What's Detroy'd by Pleasure - Time"

"The Confident of a woman recently married - A Husband"

Các tấm bảng có chứa câu hỏi cần được nhét vào khe nằm phía trên cùng bên phải của hộp đựng. Khi này cơ chế Hỏi-Đáp được kích hoạt, âm nhạc sẽ vang lên trước tiên, kéo theo đó là chuyển động automaton đã được lập trình. 

Lot 2229: Hộp đựng Jean-George Rémond phát nhạc, hỏi/đáp

Nhà ảo thuật gia bắt đầu vung đũa phép, giới thiệu về những cuốn sách. Và khi âm nhạc kết thúc, nhà ảo thuật gia sẽ hướng đũa phép về tấm bảng có chưa câu hỏi được đặt trên ngọn cây phía trước mặt ông. Để tạo ra những hành động automaton trôi chảy cùng âm nhạc trên hộp nhạc, những thợ chế tác đã phải nghiên cứu tỉ mỉ về năng lượng được phân bố tới từng chi tiết, một điều không hề dễ dàng, khi chưa có điện, chưa có máy tính như ngày nay.

Được bán lần cuối tại Sotheby's London vào năm 1964, chiếc hộp này vẫn nằm trong một bộ sưu tập tư nhân trong sáu thập kỷ qua, vì vậy việc nó xuất hiện trở lại tại các cuộc đấu giá chắc chắn khiến nhiều nhà sưu tầm mong ngóng. Hiện Sotheby's đặt giá ước tính cho tuyệt phẩm nằm tại lot 2229 từ 2,57-5,14 triệu USD (58 đến 116 tỷ).

Lot 2229: Hộp đựng Jean-George Rémond phát nhạc, hỏi/đáp

Lot 2230: Hộp đựng phụ kiện nhỏ gọn với ước tính giá bán ra từ 19 tỷ đồng

Nhỏ hơn hộp đựng được rao bán trong lot 2229, nhưng sản phẩm có trong lot 2230 lại chứa đựng nhiều chức năng hơn. Hộp đựng phụ kiện nhỏ này có thể đựng nước hoa, mỹ phẩm,... cũng là một sản phẩm được trang trí tinh xảo của thế kỷ 19.

Lot 2230: Hộp đựng phụ kiện nhỏ gọn 

Cao cấp hơn hộp đựng phụ kiện thông thường của phái nữ, sản phẩm này còn có thể phát nhạc, báo thời gian do có tích hợp đồng hồ cùng cơ chế automaton. Trên thực tế, đây là một trong hai sản phẩm đồng hồ lớn nhất từng lộ diện. Một chiếc thuộc về bộ sưu tập của nhà sáng lập thương hiệu Rolex, ngài Hans Wilsdorf.

Lot 2230: Hộp đựng phụ kiện nhỏ gọn 

Giống với tác phẩm ở lot 2229, chiếc hộp đựng phụ kiện nhỏ đã được trang trí mỹ lệ theo phong cách xa hoa vốn được ưa chuộng bởi thị trường Trung Quốc trong thế kỷ 19. Nhìn vào diện mạo, chiếc hộp có kích thước nhỏ hơn này thậm chí còn được trang trí tỉ mỉ hơn với hàng cơ số ngọc trai cùng những bức tranh siêu nhỏ tráng men nổi bật. Nhóm phụ kiện nhỏ bé bên trong chiếc hộp đều được làm từ vàng và cũng trang trí dạng men màu cùng các hoạ tiết quý tộc.

Lot 2230: Hộp đựng phụ kiện nhỏ gọn 

Cơ chế automaton trên kiệt tác nhỏ bé này được bố trí tại những vị trí có diện tích hạn chế. Tại nắp bản lề phía dưới là hình chú chó con đang chơi đùa quanh người chủ vốn đang đánh đàn luýt, trong khi nửa còn lại là đồng hồ siêu nhỏ màu vàng được thể hiện với phong cách cổ điển. Dù bị hạn chế về mặt không gian, mặt số đồng hồ cũng được thể hiện tinh xảo với vân guilloche.

Lot 2230: Hộp đựng phụ kiện nhỏ gọn 

Điều thú vị là chủ sở hữu hiện tại đã mua hộp đựng phụ kiện tinh xảo này từ Asprey Private Collection, nơi có những chiếc đồng hồ, độ vật của nhà sưu tập huyền thoại một thời. Nơi đây cũng cung cấp nhiều chiếc đồng hồ nổi tiếng nhất cho các Quốc vương Brunei và Oman.

Giá ước tính của sản phẩm độc đáo này rơi vào khoảng 835.000-1.220.000 USD (19 tỷ - 27,7 tỷ).

Tin tức
Zalo