Review đồng hồ Panerai Luminor 1950 3 Days GMT Power Reserve PAM00321 | Phân biệt hai bộ sưu tập Radiomir và Luminor
Thương hiệu đồng hồ Panerai sở hữu DNA rất riêng, thật sự khó có thể nhầm lẫn với những đối thủ khác trên thị trường. Trong đó, hai bộ sưu tập nổi tiếng nhất của họ chính là Radiomir và Luminor – hai bộ sưu tập chia sẻ nhiều đặc điểm chung trong thiết kế, nhưng cũng có những nét rất riêng và đặc biệt. Trong bài review mẫu đồng hồ Panerai Luminor 1950 3 Days GMT Power Reserve PAM00321 này, Gia Bảo Luxury cũng sẽ giúp các bạn phân biệt giữa hai dòng Radiomir và Luminor.
Trước hết, chúng ta sẽ cùng phân tích thiết kế vỏ của chiếc Panerai Luminor 1950 3 Days GMT Power Reserve PAM00321. Như những thiết kế khác của Panerai, mẫu đồng hồ này có đường kính rất lớn (44mm), đi kèm với thiết kế hầm hố. Ở vị trí 3h, chúng ta có cơ chế bảo vệ núm chỉnh giờ độc quyền của Luminor, và đây cũng là điểm khác biệt đầu tiên so với Radiomir.
Cái tên Radiomir đã xuất hiện từ năm 1916, được đặt theo tên chất phản quang mang tính chất đột phá vào thời bấy giờ - Radium. Tuy nhiên, do Radium là một chất phóng xạ mạnh và gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người dùng, Panerai đã thay thế chất này bằng “Luminor” – một chất phản quang thân thiện hơn và cũng là tên của bộ sưu tập Luminor sau này.
Vì được ra đời sau Radiomir hơn 3 thập kỷ, Luminor được trang bị nhiều cải tiến hơn, và trong đó là cơ chế bảo vệ núm chỉnh giờ. Bên cạnh một lớp bảo vệ nồi đồng cối đá, cơ chế này còn giúp núm chỉnh giờ được kín hơn, tăng khả năng chống nước của đồng hồ.
Để rút núm chỉnh giờ, bạn phải thực hiện thao tác gạt đòn bẩy ra ngoài, và sau đó gạt đòn bẩy vào trong sau khi chỉnh giờ xong. Với thiết kế đặc biệt này, việc quên đóng núm chỉnh giờ gần như bất khả thi, và chính chiếc đòn bẩy cũng giúp núm chỉnh giờ được ấn chặt và sâu hơn vào vỏ máy. Như bạn có thể thấy ở ảnh dưới đây, Radiomir sẽ không có cơ chế này.
Điểm khác biệt thứ hai giữa Radiomir và Luminor nằm ở phần tai càng nối dây. Vì được ra mắt vào năm 1916 – thời điểm đồng hồ đeo tay đơn thuần chỉ là “đồng hồ bỏ túi được cải tiến”, Radiomir sở hữu hai tai càng được hàn vào vỏ đồng hồ một cách đơn giản, giống hệt những chiếc đồng hồ đeo tay đầu tiên. Còn với Luminor, bộ vỏ đã được đúc nguyên khối bao gồm cả 4 tai càng lớn, mạnh mẽ.
Đặc điểm này cũng sẽ ảnh hưởng tới khả năng thay đổi bộ dây của chiếc đồng hồ. Với bộ vỏ nguyên khối, bạn có thể dễ dàng thay đổi dây đeo bằng cách vặn chiếc ốc vít nhỏ. Còn với tai càng hàn vào vỏ của Radiomir, việc thay đổi dây đeo sẽ khó khăn hơn nhiều. Nhiều người chọn dòng Luminor hơn cũng bởi lý do này, và thường thì người chơi Panerai sẽ sở hữu nhiều bộ dây khác nhau cho một chiếc đồng hồ.
Phần lớn sự khác biệt giữa Radiomir và Luminor đến từ bộ vỏ, còn những chi tiết được bao bọc bên trong thì có khá nhiều điểm tương đồng. Đó là mặt số Sandwich hai lớp đặc trưng của Panerai, với các chữ số 3, 6, 9, 12 được cắt ở mặt trên, lộ ra phần mặt dưới được phủ chất phản quang. Thiết kế quen thuộc này sẽ khiến cho chất phản quang được bảo vệ kỹ hơn và có thời gian sử dụng lâu hơn.
Như cái tên Panerai Luminor 1950 3 Days GMT Power Reserve PAM00321 đã thể hiện, đặc điểm nổi bật nhất của chiếc đồng hồ chính là khả năng hiển thị múi giờ thứ hai (GMT) và thời lượng cót lên tới 3 ngày. Để tiện hơn cho người dùng, Panerai đã bố trí thêm cây “kim xăng” tại góc 4h giúp hiển thị lượng cót còn lại.
Bên cạnh hai cây kim giờ phút quen thuộc, chúng ta có thêm cây kim hình tam giác để phục vụ tính năng GMT. Còn ở góc 3h, chúng ta vẫn có cửa sổ báo ngày quen thuộc và hữu ích.
Ở góc 6h, chúng ta có dòng chữ “L Swiss Made L” – cho thấy chiếc đồng hồ này sử dụng chất phản quang Super-LumiNova. Mặc dù tên hai dòng Radiomir và Luminor đều được đặt theo hai chất phản quang được sử dụng đầu tiên trên đồng hồ, nhưng theo thời gian thì chúng ta đã có những sự thay thế tốt hơn, an toàn hơn và không còn sử dụng Radium hay Luminor nữa.
Để cung cấp thời lượng cót lên tới 3 ngày, Panerai đã sử dụng hai hộp cót bên trong bộ máy Caliber P.9002. Bộ máy này được sản xuất In-House hoàn toàn bởi thương hiệu gốc Ý, có đường kính 13 ¾ Ligne, dày 7.9mm và sở hữu 29 chân kính. Được lắp ráp từ 237 linh kiện, Caliber P.9002 hoạt động ở tần số 28,800 vph thông dụng (nếu theo đơn vị Hz thì là 4Hz).
Có một điểm đặc biệt ở bộ máy Caliber P.9002 nói riêng, hay phần lớn bộ máy In-House của Panerai nói chung, đó chính là khả năng nhảy kim giây khi rút núm chỉnh giờ. Nói một cách đơn giản, khi bạn rút núm chỉnh giờ thì kim giây sẽ dừng lại và quay về vị trí 0. Với cơ chế này, những người cầu toàn có thể chỉnh đồng hồ chính xác tới từng giây và biết được sai số của chiếc đồng hồ.
Về cơ bản, Panerai Luminor 1950 3 Days GMT Power Reserve PAM00321 là một chiếc Panerai điển hình với tất cả DNA của thương hiệu và được trang bị thêm một số tính năng độc đáo, mới lạ. Nếu bạn đã thích thương hiệu đến từ đất nước Ý này, hẳn chiếc đồng hồ này sẽ là một lựa chọn phù hợp.
Còn nếu bạn đang lưỡng lự giữa Radiomir và Luminor, Gia Bảo sẽ giúp bạn quyết định bằng một số câu hỏi loại trừ dưới đây.
- Bạn thích thiết kế đặc trưng mà ai cũng nhận ra của Panerai? Chắc chắn chiếc Luminor với phần bảo vệ núm chỉnh giờ sẽ là lựa chọn phù hợp.
- Bạn thích thay đổi dây đeo, thay đổi phong cách liên tục? Câu trả lời vẫn sẽ là Luminor.
- Bạn thích một chiếc đồng hồ theo phong cách truyền thống, gắn liền với lịch sử? Chiếc Radiomir sẽ phù hợp hơn trong trường hợp này, với thiết kế càng nối dây được sử dụng từ hơn một trăm năm trước.
Giá bán tại Gia Bảo Luxury: