Review đồng hồ Richard Mille RM 056 Tourbillon Chronograph Sapphire

26/07/2019
Review
Đồng hồ Richard Mille

Review đồng hồ Richard Mille RM 056 Tourbillon Chronograph Sapphire

Chỉ trong một thời gian ngắn, Richard Mille đã nhanh chóng gây dựng tiếng vang lớn trong làng chế tác đồng hồ cao cấp hiện nay. Từ khi xuất hiện, Richard Mille luôn chỉ mang đến những thiết kế đồng hồ cực kỳ phức tạp cũng như có liên kết chặt chẽ cùng bộ môn đua xe hay những vận động viên chuyên nghiệp. Sau 20 năm kể từ khi thành lập, Richard Mille luôn nằm trong top những thương hiệu đồng hồ tiên phong được nhắc đến nhiều nhất về cả giá thành lẫn thiết kế thể thao.

Thành lập vào năm 1999, Richard Mille bắt đầu giới thiệu sản phẩm đầu tiên vào năm 2001. Liên tiếp sau đó những phiên bản đồng hồ Richard Mille với giá thấp nhất khoảng 80.000 USD đã được tung ra thị trường. Đặc biệt ấn tượng là vào năm 2012, một thiết kế đồng hồ Richard Mille có vỏ từ sapphire trong suốt đã làm chấn động toàn sự kiện SIHH. Thiết kế này có tên gọi đầy đủ là: RM 056 Felipe Massa Sapphire Tourbillon Split Seconds Competition Chronograph.

Đánh giá đồng hồ Richard Mille RM 056 Tourbillon Sapphire

Sapphire không phải vật liệu quá xa lạ trong giới chế tác. Từ lâu, sapphire đã thay thế cho nhựa tổng hợp để làm mặt kính đồng hồ nhờ khả năng chịu cứng, chịu tác động cao, song sapphire lại không phải vật liệu truyền thống để làm vỏ khung. Hiện sapphire là một trong những chất liệu cứng nhất trên thế giới, chỉ xếp sau kim cương nên quá trình gia công tạo hình khá khó khăn. Đặc biệt, sử dụng sapphire để làm vỏ khung khác biệt nhiều so với làm mặt kính đồng hồ. Gần đây, số lượng thương hiệu đem đến những thiết kế có vỏ ngoài toàn bộ từ sapphire vẫn là khá khiêm tốn. Một vài cái tên nổi bật như là Hublot, Greubel Forsey và cả Ricard Mille.

Cắt sapphire để tạo nên một vỏ khung đồng hồ chính là thách thức đầu tiên mà Richard Mille đặt ra khi sử dụng vật liệu này. Với phiên bản đồng hồ RM 056 cũng là lần đầu Richard Mille thử sức nên máy móc CNC truyền thống đều đã được thay thế. Những máy hiện đại với đầu mũi cắt bọc kim cương đều được trang bị. Được biết, bộ vỏ hoàn chỉnh của phiên bản RM 056 cần tới 1000 giờ liên tục tạo ra, trong đó 430 giờ để hình thành dáng vỏ tonneau, và thêm 350 giờ nữa để đánh bóng các cạnh bên. Dĩ nhiên, sapphire là hoàn toàn trong suốt, nên những lỗi nhỏ ở bên trong hay bên ngoài đều rất dễ nhận ra nên các công đoạn phải được quan sát kỹ lưỡng.

Đánh giá đồng hồ Richard Mille RM 056 Tourbillon Sapphire

Thực tế, khi xuất hiện, nhiều người nhận định vỏ đồng hồ của phiên bản RM 056 trông rất giống nhựa tổng hợp. Họ bắt đầu dè bỉu và chê bai RM 056. Sapphire khác với các chất liệu như vàng hồng hay bạch kim có thể nhìn thấy sự giá trị ngay lập tức thì cái sapphire mang đến đó chính là cảm giác khi đeo lên tay.

Bộ vỏ sapphire của Richard Mille 056 trong suốt, có dáng tonneau với kích thước 50.50 mm x 42.70 mm x 16.75 mm. Riêng vành bezel của RM 056 đã được phủ một lớp chống lóa, tránh làm người đối diện phân tâm mà tập trung hơn vào những chi tiết máy đang trôi hững hờ bên trong. Thuộc vành bezel là 12 đinh ốc, ADN nhận diện trên tất cả các mẫu đồng hồ Richard Mille hiện thời.

Tiếp tục đem đến trải nghiệm mới cho khách hàng tới những vật liệu hoàn mới có lẽ là tôn chỉ xuyên suốt trong mọi thiết kế của Richard Mille. Để làm nên dây đeo có tính gần trong suốt, mềm mại, và chống nước, Richard Mille đã kết hợp với Biwi SA tạo nên chất liệu mang tên Aerospace nano®. Chắc hẳn với những sáng tạo của mình, Richard Mille xứng đáng là nhà sáng tạo tiên phong trong việc sử dụng chất liệu đa dạng nhất nhì trong làng chế tác đồng hồ.

Đánh giá đồng hồ Richard Mille RM 056 Tourbillon Sapphire

Richard Mille chưa bao giờ tìm cách đi theo dấu chân của các thương hiệu khác. Mạo hiểm và tìm ra những cái mới, những điều chưa được khám phá chính là cách thức riêng để Richard Mille tìm kiếm khách hàng trong thị trường đồng hồ cao cấp đầy tính cạnh tranh ngày nay. Thiết kế Richard Mille RM 056 không chỉ có bộ vỏ khung từ sapphire mà ngay cả những chi tiết bên trong cũng được làm từ sapphire. Đặc biệt là tấm khung chính từ sapphire đã đánh lừa mắt nhìn đơn thuần rằng các chi tiết đồng hồ đang trôi lơ lửng trong không gian nhỏ bé của bộ vỏ khung.

Mặt trước, mặt sau của bộ máy vận hành đều lấp ló đâu đó dưới những chi tiết trên mặt số đồng hồ. Bộ kim đồng hồ gồm kim giờ và phút ở trung tâm đã được phủ chất phát quang màu trắng. Góc 11 giờ là bộ hiển thị nhiên liệu với một kim màu trắng. Cùng với kim dài trung tâm được sơn màu đỏ, mặt số phụ đếm phút góc 9 giờ hỗ trợ công đoạn đếm phút cho tính năng chronograph. Nút bấm vận hành tính năng chronograph được Richard Mille đặt ở góc 4 giờ. Tích hợp ngay cùng lồng tourbillon đặt tại góc 6 giờ là bộ hiển thị giây màu vàng nổi bật.

Trải nghiệm của người dùng đã được Richard Mille đặt lên đầu tiên khi tung ra một thiết kế đồng hồ. Núm điều chỉnh của RM 056 được thiết kế với 3 nấc, ứng với 3 trạng thái đồng hồ: W (winding), N (neutral) và H (hands). Thiết kế đồng hồ có một lồng tourbillon đặt tại góc 6 giờ.

Đánh giá đồng hồ Richard Mille RM 056 Tourbillon Sapphire

Bộ máy bên trong của RM 056 cũng gây ấn tượng không kém ngoại hình bộ vỏ hay thiết kế mặt số đồng hồ. Trọng lượng đồng hồ thậm chí đã được giảm 20% so với thiết kế thông thường. Bộ máy được lên cót tay hiển thị ngay dưới lớp kính sapphire, xuất hiện lấp lửng bên dưới các chi tiết thuộc mặt số đồng hồ đôi lúc nhìn khá rối mắt. 70 giờ đồng hồ là khả năng dự trữ năng lượng của phiên bản đồng hồ Richard Mille này.

Chỉ có 5 chiếc Richard Mille 056 được sản xuất trên toàn thế giới, và mức giá của phiên bản này là 1.065.000 USD.

Review
Đồng hồ Richard Mille
Zalo