So sánh hai chiếc đồng hồ Hublot: Big Bang Chronograph và Classic Fusion Chronograph

So sánh hai chiếc đồng hồ Hublot: Big Bang Chronograph và Classic Fusion Chronograph

28/05/2018
Review
Đồng hồ Hublot

Ra mắt lần đầu năm 2004, cỗ máy Big Bang nhà Hublot đã thực sự gây ấn tượng mạnh mẽ không chỉ với giới đồng hồ Thụy Sỹ nói riêng mà cả giớ chế tác trên toàn thế giới. Những cỗ máy Hublot Big Bang xuất hiện với DNA của hãng theo thiết kế của những chiếc xe hơi hiện đại, nhanh chóng trở thành cú hích để Hublot phát triển ngày càng mạnh mẽ.

Không dừng lại ở đó, 6 năm sau, vào năm 2010, Hublot lại tiếp tục giới thiệu đến dòng Classic Fusion được xem là kế thừa nhiều điểm mạnh từ người anh Big Bang, nhưng giờ đây được tăng thêm vài phần cổ điển.

Với niềm đam mê bất tận về cỗ máy thời gian cơ học, trong bài viết này Gia Bảo Luxury sẽ đặt lên bàn cân hai mẫu đồng hồ biểu tượng nhà Hublot: Big Bang ChronographClassic Fusion Chronograph cùng trong mặt số xanh và dây đeo cùng tông màu.

Đồng Hồ Hublot Big Bang Chronograph và Classic Fusion Chronograph

Đồng Hồ Hublot Big Bang Chronograph và Classic Fusion Chronograph

Đồng Hồ Hublot Big Bang Chronograph và Classic Fusion Chronograph

Về mặt chất liệu, bằng triết lý “Art of Fusion”, nhà sản xuất Hublot đã đem đến những cỗ máy thời gian được xem là sự trộn lẫn giữa các chất liệu. Đầu tiên, kim loại được sử dụng để chế tạo bộ vỏ khung kích thước 44mm của chiếc Hublot Big Bang Chronograph là thép không gỉ, riêng các đinh ốc trên vành bezel làm từ titanium. Còn chiếc Hublot Classic Fusion Chronograph lại sở hữu bộ vỏ khung kích thước 45mm titanium từ vành bezel, nắp đáy đến những đinh ốc bề mặt bên trên.

Đồng Hồ Hublot Big Bang Chronograph và Classic Fusion Chronograph

Đồng Hồ Hublot Big Bang Chronograph và Classic Fusion Chronograph

Về điểm giống nhau, cả hai mẫu đồng hồ đều đi kèm với dây đeo được Hublot chế tạo đặc biệt. Phần bên trong tiếp xúc với phần da được làm từ cao su đặc trưng của hãng, đảm bảo độ mềm mại, còn bên ngoài là bề mặt da cá sấu không kém phần trang trọng, lịch lãm. Phía cuối dây đeo vẫn là khóa cài được tích hợp nút bấm trong chất liệu thép không gỉ vừa bền mà lại chắc chắn.

Đồng Hồ Hublot Big Bang Chronograph và Classic Fusion Chronograph

Đồng Hồ Hublot Big Bang Chronograph và Classic Fusion Chronograph

Đồng Hồ Hublot Big Bang Chronograph và Classic Fusion Chronograph

Về phần thiết kế, ra đời sau dòng Big Bang 6 năm, những chiếc Classic Fusion được xem là kế thừa nhiều ưu điểm của người anh đi trước, kèm thêm chút gia vị của sự cổ điển.

Trước hết, bộ vỏ khung của hai mẫu Big Bang Chronograph và Classic Fusion Chronograph đều được thiết kế dạng sandwich nhiều tầng và có hình dáng mô phỏng cửa sổ chiếc du thuyền, biểu tượng đồng hồ Hublot cổ điển. Tuy nhiên thay vì 5 tầng dày dặn như những chiếc Big Bang, bộ vỏ khung của Classic Fusion chỉ gồm có 3 tầng đan xen giữa titanium và nhựa tổng hợp có màu xanh thẫm. Và khi nhìn nghiêng, thiết kế của hệ thống nút bấm cùng núm chỉnh giờ của hai dòng đồng hồ này cũng khác nhau. Về cơ bản, bộ vỏ khung của mẫu Hublot Big Bang sẽ mang phần thể thao hơn. Còn Classic Fusion sẽ ăn điểm hơn về tính cổ điển.

Đồng Hồ Hublot Big Bang Chronograph và Classic Fusion Chronograph

Đồng Hồ Hublot Big Bang Chronograph và Classic Fusion Chronograph

Cùng dáng tròn, cùng màu xanh thẫm chải tia, cùng tính năng chronograph, mặt số của hai mẫu Big Bang và Classic Fusion lại có mặt theo phong cách hoàn toàn khác biệt.

Hiện lên trên mặt số xanh của chiếc Hublot Big Bang 44mm là hệ thống 3 mặt số phụ. Trong đó, hai mặt số phụ góc 3 giờ và 6 giờ phục vụ tính năng chronograph, mặt số phụ góc 9 giờ dùng để đếm giây độc lập. Riêng kim giây chronograph có biểu tượng chữ H được tích hợp ở trung tâm cùng bộ kim dáng bút chì biểu tượng nhà Hublot, vốn được phủ chất phát quang tương tự hệ thống cọc chỉ giờ hình chữ nhật xung quanh. Ngoài cùng, sát với bộ vỏ khung của chiếc Hublot Big Bang 301.SX.7170.LR là vòng chia vạch quy mô 60 được in lên trong tông màu trắng. Ô cửa sổ báo được đặt tại góc 4h30.

Đồng Hồ Hublot Big Bang Chronograph và Classic Fusion Chronograph

Còn với chiếc Hublot Classic Fusion 45mm, mặt số hiện lên có phần trang nhã, và nhiều khoảng trống hơn. Hai mặt số phụ cân xứng nhau nằm tại góc 3 giờ và 9 giờ. Chỉ còn một mặt số phụ đếm phút phục vụ tính năng chronograph tại góc 9 giờ. Bộ kim bút chì nay được thiết đặc mà không phải sekeleton. Đánh bóng hai nửa tương tự bộ kim là hệ thống cọc giờ đính nổi trong tông màu bạc. Và không hề có sự xuất hiện của chất phát quang bên trong mặt số chiếc Classic Fusion ref. 521.NX.7170.LR. Đồng thời vạch chia phút và giây được tích hợp ngay với cọc giờ. Ô cửa sổ báo ngày trong mẫu này được đặt tại góc 6 giờ, một góc khá truyền thống.

Đồng Hồ Hublot Big Bang Chronograph và Classic Fusion Chronograph

Thực tế, sự sắp xếp khác nhau của mặt số vốn được giải thích bởi yếu tố duy nhất, hai mẫu Big Bang Chronograph và Classic Fusion Chronograph được Hublot trang bị bộ máy bên trong khác nhau.

Cung cấp năng lượng cho chiếc Hublot Big Bang Chronograph vận hành là bộ máy HUB4100, ngày nay được Hublot điều chỉnh từ bộ máy nền tảng Valjoux 7750. Trong khi đó, với bộ máy nền tảng ETA2892-A2, nhà sản xuất Hublot là tùy chỉnh thành bộ máy HUB1143 sử dụng trong chiếc Classic Fusion Chronograph ref. 521.NX.7170.LR.

Đồng Hồ Hublot Big Bang Chronograph và Classic Fusion Chronograph

Cả hai đều là bộ máy tự động, có khả năng chung cấp năng lượng cho đồng hồ hoạt động chính xác trong vòng 44 giờ khi được lên cót đầy đủ. Đặc biệt, Hublot đều trang bị cho cả hai mẫu Hublot Big Bang Chronograph ref. 301.SX.7170.LR cũng như Hublot Classic Fusion Chronograph ref. 521.NX.7170.LR lớp kính sapphire chống trầy xước tốt phía nắp lưng, nên việc xem bộ máy bên trong là điều vô cùng dễ dàng.

Đồng Hồ Hublot Big Bang Chronograph và Classic Fusion Chronograph

Có thể là một sự lựa chọn khó khăn cho những ai đam mê đồng hồ, đặc biệt là với Hublot. Nhưng Gia Bảo Luxury hi vọng, sau bài viết này, các bạn sẽ đưa ra được câu trả lời hợp lý cho mình!

Review
Đồng hồ Hublot
Zalo