Đồng Hồ Audemars Piguet Jules Audemars 15170OR.OO.A809CR.01

Giá liên hệ 523.000.000 VND
Đồng Hồ Audemars Piguet Jules Audemars 15170OR.OO.A809CR.01
Order
Trung bình
Tốt
Rất tốt
Như mới
Chưa sử dụng
Star icon Mới
Thẻ bảo hành: 2021
Bảo hành chính hãng 5 năm trên toàn cầu

Giới thiệu đồng hồ Audemars Piguet Jules Audemars 15170OR.OO.A809CR.01

Mỗi một thương hiệu đồng hồ truyền thống luôn phải có một bộ sưu tập Dress Watch với thiết kế thanh lịch, quý phái. Với trường hợp của Audemars Piguet, chúng ta có dòng Jules Audemars với thiết kế điển hình là chiếc Audemars Piguet Jules Audemars 15170OR.OO.A809CR.01.

Được lấy tên theo Jules Louis Audemars - một trong hai người khai sinh ra thương hiệu Audemars Piguet, bộ sưu tập này đi theo đúng thiết kế truyền thống và cổ điển. Đầu tiên, chúng ta có một bộ vỏ được chế tác bằng vàng khối, với đường kính trung bình 39mm. Kích thước này phù hợp với phần lớn mọi người, và hoàn toàn phù hợp với dáng Dress Watch.

Độ dày cũng là một yếu tố quan trọng với Dress Watch. Những chiếc đồng hồ này được thiết kế để đi kèm áo sơ mi, vì vậy bộ vỏ phải đủ mỏng để có thể trượt vào bên trong tay áo một cách dễ dàng. Phiên bản Audemars Piguet Jules Audemars 15170OR.OO.A809CR.01 có độ dày 9mm - một con số hoàn hảo để thực hiện điều đó.

Bộ vỏ Dress Watch không cần phải được trang trí với quá nhiều phương pháp cầu kỳ, mà đơn thuần áp dụng những phương pháp truyền thống để đạt được sự giản dị và sang trọng nhất. Với phiên bản này, vành bezel được đánh bóng tinh tế, đi kèm cạnh bên được chải xước để tăng thêm độ tương phản.

Càng nối dây cũng sẽ được đánh bóng để đem lại khả năng phản chiếu ánh sáng tốt nhất. Kết nối với đó vẫn là bộ dây da cá sấu quen thuộc, được may thủ công từ phần da bụng cá sấu với những đường vân rõ ràng, vuông vức nhất. Bộ khóa gập đi kèm dây được chế tác từ vàng hồng nguyên khối, tạo hình với hai chữ cái AP là viết tắt của tên thương hiệu.

Đi vào mặt số, ta có thể thấy rằng chiếc đồng hồ này không có nhiều chỉ báo hay tính năng phức tạp. Tất cả những gì chúng ta cần ở một chiếc Dress Watch là bộ kim giờ phút giây và có thể là thêm một lịch ngày đơn giản. Trên thực tế, việc sở hữu quá nhiều tính năng trên đồng hồ đeo tay cũng là thừa thãi, do người dùng ít khi sử dụng tới những tính năng này.

Về độ hoàn thiện, ta có thể thấy rõ sự tinh xảo trên từng chi tiết của mặt số. Phần nền với tông màu trắng được hoàn thiện bởi những họa tiết Guilloche thủ công, đều đặn và đẹp mắt. Bộ kim được chế tác từ vàng 22K và uốn mềm mại theo dáng lá liễu Feuille. Ô cửa sổ ngày được đóng khung nổi bật, đi kèm các cọc số baton được đánh bóng từng góc cạnh.

Bên trong chiếc Audemars Piguet Jules Audemars 15170OR.OO.A809CR.01 là bộ máy Caliber 3120 được sản xuất độc quyền của Audemars Piguet. Cỗ máy tự động này có thời lượng cót vào khoảng 60 giờ, hoạt động ở tần số 21,600 vph và sở hữu tới 40 chân kính.

Xem thêm
Thu gọn

Thông số kỹ thuật đồng hồ Audemars Piguet Jules Audemars 15170OR.OO.A809CR.01

Tình trạng mới 100%
Phụ kiện hộp, sổ, thẻ bảo hành 2021
Kích thước mặt, Size 39mm
Xuất xứ Audermars Piguet- Thụy Sĩ
Ref 15170OR.OO.A809CR.01
Movement automatic, Cal 3120
Chất liệu vàng hồng 18k
Chức năng giờ, phút, giây, ngày
Dự trữ 60h
Chống nước 20m

Gia Bảo là nhà phân phối chính thức dây đeo đồng hồ Rubber B tại Việt Nam. Xem dây đeo Rubber B cho đồng hồ Audemars Piguet tại đây.

Đánh giá đồng hồ Audemars Piguet Jules Audemars 15170OR.OO.A809CR.01

Toàn cảnh về người thợ đồng hồ độc lập Svend Andersen

Toàn cảnh về người thợ đồng hồ độc lập Svend Andersen

Đăng bởi Nguyễn Hiệp

Trong lòng những người làm nghề chế tạo đồng hồ tại Geneva, có những cái tên không hề xa lạ. Svend Andersen chính là một trong số đó, người thợ đồng hồ có kinh nghiệm chế tác đồng hồ với tinh thần đổi mới, sáng tạo không ngừng. Ông có nguyên tắc chế tạo đồng hồ của riêng mình, kết hợp tính độc đáo và chiết trung giữa chế tạo đồng hồ nguyên bản và sáng tạo, thường pha trộn với các chủ đề vui tươi và thiết kế độc đáo, tất cả đều được sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng. Năm 2020 là kỷ niệm 40 năm ông thành lập thương hiệu của riêng mình. Trong suốt sự nghiệp chế tạo đồng hồ của mình, Svend đã tích lũy được khá nhiều kỹ năng từ rất sớm.

Những ngày đầu tiên: Từ Đan Mạch tới Thuỵ Sỹ

Với tấm bằng chế tạo đồng hồ khi vừa ra trường, chàng trai trẻ Svend Andersen chuyển đến Thuỵ Sỹ. Svend Andersen bắt đầu theo đuổi công việc chế tạo đồng hồ tại Trung tâm Dịch vụ tại Gübelin ở Luzern và Geneva. Bước ngoặt xuất hiện khi Svend Andersen hoàn thành công việc chế tạo Bottle Clock - một chiếc đồng hồ nằm bên trong chiếc lọ thuỷ tinh, điều khiến người thợ được đặt biệt danh là “Watchmaker of the impossible”. Thành tựu này đã thu hút sự chú ý của Patek Philippe

Vào năm 1969, Svend Andersen tiến vào xưởng chế tạo đồng hồ “Ateliers des grande complex” của thương hiệu. Người thợ đồng hồ này đã dành 9 năm tại ngôi nhà huyền thoại trước khi thực sự tự mình khởi nghiệp. Đây là một bước đi khá táo bạo, vì ngành công nghiệp đồng hồ Thụy Sĩ thời đó không phát triển lắm, và một số thậm chí còn công khai hỏi đặt câu hỏi liệu có tương lai cho ngành chế tạo đồng hồ cơ khí hay không. Tuy nhiên, đối với Andersen, điều này chưa bao giờ là một câu hỏi.

Khởi đầu là một xưởng sản xuất vỏ đồng hồ cho các nhà sưu tập, Svend Andersen nhanh chóng chuyển thành thiết kế và chế tác các sản phẩm đặt làm riêng. Kể từ khi bắt đầu, Svend Andersen đã tạo ra một số chiếc đồng hồ độc đáo và phức tạp nhất trong ngành, và có thể được coi là một trong những chiếc đồng hồ vĩ đại nhất mọi thời đại. Thành tựu chế tạo đồng hồ của Svend Andersen có thể ghi nhận qua chính những tác phẩm của chính ông. Năm 1980, thương hiệu Andersen Genève được thành lập với chính người nghệ nhân, và các tác phẩm đếm thời gian của ông cũng được gắn nhãn Andersen Genève. Thương hiệu này đã ra mắt tại Việt Nam vào năm 2019.

Chiếc đồng hồ chính xác đến 400 năm

Sau khi chế tạo chiếc đồng hồ đeo tay đầu tiên trên thế giới có lịch Do Thái, được đặt tên là “Hebraika”, vào năm 1996, Andersen Genève đã giới thiệu chiếc đồng hồ báo lịch cực khác biệt Secular Perpetual Calendar. 

Secular Perpetual Calendar là một chiếc đồng hồ làm theo lịch Gregorian. Loại lịch này được giới thiệu vào năm 1582 bởi Giáo hoàng Gregory XIII để thay thế lịch Julian. Nhưng quan điểm một năm có 365 ngày với năm nhuận 366 ngày sau mỗi 4 năm do Julius Caesar ấn định được cho là không chính xác nên Giáo hoàng Gregory đã ra lệnh cải cách lịch. Theo đó, những năm không chia hết cho 400 như 2100, 2200, 2300,... lại không phải là năm nhuận, và tháng 2 chỉ có 28 ngày.. Trong những năm này, trên những chiếc đồng hồ lịch vạn niên thông thường vẫn cần phải điều chỉnh lại. 

Vấn đề này đã được Andersen Genève giải quyết trong chiếc đồng hồ Secular Perpetual Calendar - một tính năng độc đáo, hiếm gặp chỉ từng xuất hiện trên (theo kiến thức của riêng người viết):

  • Patek Philippe Calibre 89, một chiếc đồng hồ bỏ túi siêu phức tạp ra mắt vào năm 1989 để kỷ niệm 150 năm sản xuất
  • Franck Muller Aeternitas 4, được cho là chiếc đồng hồ đeo tay phức tạp nhất từng được sản xuất

Đồng hồ đeo tay Secular Perpetual Calendar hay Perpetuel Secular Calender được trang bị cơ chế năm nhuận sau mỗi 4 năm: bánh xe có 48 răng (4x12 tháng), do đó cứ 4 năm xuất hiện ngày 29 tháng 2. Bánh xe này đẩy bánh xe giảm tốc về phía trước một răng sau mỗi 4 năm. Bánh xe giảm tốc chia tốc độ quay thành hai. Do đó, bánh xe thế tục (secular wheel) 50 răng được kích hoạt và di chuyển một răng sau mỗi 8 năm, ví dụ: 50 x 8 = 400. Do đó, bánh xe thế tục quay 400 năm một lần và được lập trình cho các năm thế tục trong tương lai: 2100 (28 tháng 2), 2200 (28 tháng 2), 2300 (28 tháng 2).

Dù vậy, vẻ bên ngoài của Andersen Genève Perpetuel Secular Calender lại che giấu hoàn hảo những phức tạp bên trong. Đồng hồ có hai mặt, trong đó mặt trước lại khá đơn giản, có bộ ba kim thể hiện thời gian và một ô cửa sổ báo ngày ở góc 3 giờ. Tuy nhiên, có nhiều ẩn số hơn ở mặt sau.

Mặt sau của chiếc Andersen Genève Perpetuel Secular Calender hiển thị thông tin lịch. Một số chỉ báo là cổ điển, chẳng hạn như chỉ báo tháng hoặc năm nhuận. Tuy nhiên, có một số yếu tố mà bạn có thể chưa từng thấy trước đây. Chẳng hạn, mặt số phụ hiển thị năm trên thang 400 năm. Mặc dù đó có thể là một thách thức để đọc, nhưng kim lớn ở trung tâm luôn sẵn sàng giúp “đọc chính xác” năm.

Đối với phần còn lại, Andersen Genève Perpetuel Secular Calender là một chiếc đồng hồ cực kỳ kín đáo, với vỏ 40mm, kiểu dáng khá mỏng. Đây là thế mạnh của những người thợ đồng hồ vĩ đại: tạo ra những cơ chế cực kỳ phức tạp mà không phô trương chúng, trong khi vẫn giữ được tính dễ đọc hàng ngày một cách hoàn hảo. 

Andersen Genève Perpetuel Secular Calender này là một bài học về chế tạo đồng hồ và sự khiêm tốn. Là một chiếc đồng hồ quý hiếm, vì chắc chắn có ít hơn 100 chiếc từng được sản xuất. Rất khó để tìm được một chiếc nhưng một số mẫu đã được nhìn thấy trên các cuộc đấu giá và một số thậm chí còn được bán với giá hời (vào năm 2013, Antiquorum đã bán một chiếc Andersen Genève Perpetuel Secular Calender No 40, bằng bạch kim, với giá 13.750 USD… thậm chí không bằng giá của một chiếc Rolex bằng vàng chỉ có chức năng cho biết thời gian). Nếu bạn từng tìm thấy một cái, đừng ngần ngại, và mua Andersen Genève Perpetuel Secular Calender. Đó sẽ là một trong số ít cơ hội sở hữu một chiếc đồng hồ gần như độc nhất, có lịch chính xác nhất từng được tạo ra.

Để kỷ niệm 20 năm ra mắt mẫu đồng hồ đặc biệt này (1996-2016), thương hiệu Andersen Geneve đã thêm vào chiếc đồng hồ một tính năng: Các ngày trong tuần được thể hiện trên mặt số phía trước, qua những hình ảnh hành tinh được chạm khắc thủ công. Phía sau mỗi hành tinh là một chấm tròn, và ngày hiện tại sẽ được đánh dấu khác biệt so với các ngày còn lại. 

Chiếc đồng hồ này có hai mặt số, với mặt trước được làm từ chất liệu "vàng xanh" đã được Andersen Geneve sử dụng trong nhiều bộ sưu tập. Có thêm Sắt và khi được nung nóng cả hỗn hợp sẽ chuyển sang màu xanh đặc trưng. Mỗi mặt số khi ra khỏi lò nung đều có một sắc độ riêng, và vì thế sẽ không có hai mặt số giống nhau được xuất hiện.

Chuyên gia chế tạo đồng hồ Giờ thế giới

Chiếc đồng hồ thứ hai làm nên tên tuổi sự nghiệp của người nghệ nhân Svend Andersen là loạt đồng hồ có chức năng Giờ thế giới (Worldtime). Khi làm việc tại Patek Philippe, người nghệ nhân đã có cơ hội tiếp xúc và làm việc với những chiếc đồng hồ giờ thế giới được tạo ra bởi Louis Cottier. Nổi tiếng nhất là đồng hồ Andersen Genève Tempus Terrae, một thiết kế đồng hồ giờ thế giới hoàn thiện dựa trên bằng sáng chế của Louis Cottier. 

Quay trở về năm 1930, nhà chế tác đồng hồ độc lập Louis Cottier muốn tạo ra một cỗ máy phức tạp, chưa từng xuất hiện trước đây, có thể cho biết thời gian chính xác ở các thành phố lớn trên thế giới, mà chúng ta đã quen với tên gọi đồng hồ Worldtime. Khi tiến vào làm việc tại Patek Philippe, worldtime cũng là dòng đồng hồ mà Louis Cottier tập trung nghiên cứu và phát triển. Thành quả đầu tiên được tìm thấy trên chiếc Patek Philippe cực độc đáo, có mã hiệu 515. Có lẽ, chỉ có bốn nguyên mẫu được sản xuất vào thời điểm đó trong vỏ Art Deco hình chữ nhật. Điểm chung của những chiếc đồng hồ giờ thế giới thuở sơ khai này là các thành phố được in trên một vòng cố định hoặc khắc trực tiếp trên vòng bezel lớn, bên ngoài mặt số - vòng hiển thị các múi giờ khác nhau mà người đeo không thể định vị lại.

1990: Worldtime "Communication" sử dụng máy nền F. Piguet Caliber 9.51 và Andersen thêm vào mô đun giờ thế giới

Tiếp theo là một số đồng hồ giờ thế giới sử dụng một núm vặn duy nhất để điều chỉnh cả thời gian và chỉnh báo giờ thế giới, với một kim chỉ vào các thành phố tương ứng được in xung quanh mặt số. Đến năm 1953, chính Louis Cottier đã phát triển một hệ thống sử dụng núm vặn thứ hai để điều chỉnh múi giờ thế giới một cách độc lập, tạo ra chiếc Patek Philippe 2523 nổi tiếng. Đây cũng là sáng tạo về đồng hồ giờ thế giới cuối cùng được tạo ra bởi Louis Cottier. Chiếc đồng hồ Patek Philippe 2523 có hai núm vặn được xem là chiếc đồng hồ giờ thế giới hoàn thiện và phát triển nhất vì cho phép người đeo điều chỉnh thời gian, giờ thế giới bằng cách xoay một nún vặn riêng biệt. 

Đồng hồ Giờ thế giới thứ hai của Andersen Genève được phát hành vào năm 1992, vinh danh 500 năm chuyến hành trình năm 1492 của Christopher Columbus qua Đại Tây Dương đến Châu Mỹ.

Andersen Genève World Time "Mundus" - Chiếc đồng hồ giờ thế giới mỏng nhất

Andersen Genève Worldtime 1884

Chiếc đồng hồ giờ thế giới chính thức đầu tiên của thương hiệu Andersen Genève đã được phát hành trong năm 1989. Chiếc đồng hồ Andersen Genève Communication. Kể từ đó, đồng hồ giờ thế giới trở thành thế mạnh, được Andersen Genève chế tạo liên tục, với nhiều đổi mới như “Christophorus Columbus”, chiếc “Mundus”, chiếc “1884 ” và sê-ri “Tempus Terrae”.

Mang tính toàn diện trong những chiếc đồng hồ Andersen Genève Worldtime của hãng là cỗ máy Tempus Terrae được giới thiệu vào năm 2015, nhân dịp kỷ niệm 25 năm chiếc đồng hồ giờ thế giới của hãng ra đời. 

Andersen Geneve Tempus Terrae có kích thước 39mm x 9mm trong chất liệu vàng hồng hoặc vàng trắng với nguồn cảm hứng đến từ chiếc Patek Philippe 2523. Biểu hiện ở đây là vành bezel nở rộng, phẳng cùng dàng càng nối dây có thể tìm thấy trên nhiều thiết kế Patek Philippe cổ điển. Mặc dù vậy, lớp hoàn thiện có sự khác biệt vì Andersen Geneve Tempus Terrae được đánh bóng hoàn toàn như gương trong khi 2523 được xen kẽ với các bề mặt được đánh bóng và chải. 

Andersen Geneve Tempus Terrae vẫn có hai núm vặn tách lẻ, nhưng thay vì ở hai bên khác nhau, hai núm vặn lại được sắp đặt tại cùng một bên, tạo ra nét riêng cho đồng hồ worldtime của thương hiệu. Một núm vặn được sử dụng để cài đặt thời gian, cài đặt đĩa 24 giờ và lên cót cho bộ máy núm vặn còn lại được sử dụng để cài đặt đĩa thành phố một cách độc lập. Do đó, bạn có thể dễ dàng đọc giờ địa phương của mình bằng các kim – ở phần trung tâm của mặt số – và đọc giờ ở tất cả các thành phố lớn trên thế giới theo thang Múi giờ Thế giới, nhờ vòng xoay hiển thị thời gian 24 giờ các vùng có màu ngày/đêm xanh đậm và trắng bạc.

Về phần bộ máy bên trong, Andersen Geneve trong một bài phỏng vấn cũ đã từng chia sẻ là muốn tiết kiệm chi phí sản xuất tối đa cho khách hàng. Với chiếc Tempus Terrae, bộ máy được sử dụng là máy nền cơ bản nhập ngoài, và sau đó ngài nghệ nhân sẽ đặt lên môđun giờ thế giới của mình bên trên. Trong chiếc Tempus Terrae đầu tiên năm 2015 là bộ máy NOS AS và người nghệ nhân sẽ đặt môđun worldtime lên trên, bên cạnh công cuộc tuỳ chỉnh và trang trí riêng.

Với tôn chỉ ban đầu là tạo ra những chiếc đồng hồ có tính cá nhân hoá, hay còn gọi là “bespoke" thì Andersen Geneve Tempus Terrae cũng tiếp thu tư tưởng này. Trên đĩa mặt số, Andersen Geneve sẽ tiếp nhận ý kiến của khách hàng và thay đổi các chi tiết theo mong đợi của từng khách hàng.

Montres à Tact và Automata

Loạt đồng hồ mang tính biểu tượng khác của Andersen Genève là Automata (chẳng hạn như Eros và Automaton Joker) và Montres à Tact. Svend Andersen đã sản xuất một số máy tự động phức tạp nhất trên thị trường, với tối đa 15 chi tiết có một “cuộc sống riêng" trên mặt số. Những thiết kế đồng hồ này cung cấp lựa chọn tùy chỉnh không giới hạn.

Đồng hồ Montres à Tact

Một trong những chiếc đồng hồ thú vị mà Andersen Genève chế tạo mà có lẽ không hãng đồng hồ nào khác làm được đó là Montre à Tact. Được tạo ra lần đầu tiên bởi Abraham Louis Breguet vào năm 1795, phong cách đồng hồ này dường như đã thất truyền cho đến khi Svend Andersen hồi sinh nó. Có nhiều phiên bản đồng hồ Montres à Tact, từ bình thường đến khác thường, chẳng hạn như loạt sản phẩm Dogs Playing Poker sử dụng toàn bộ bề mặt quay số để thể hiện một bức tranh rực rỡ.

Montre à tact được dịch là “đồng hồ xúc giác”, lấy tên từ việc người đeo có thể xem giờ bằng cách chạm mắt. Bằng cách cảm nhận vị trí của kim chỉ giờ cố định trên nắp đồng hồ, người đeo có thể suy ra thời gian từ vị trí của kim chỉ giờ so với các đinh tán trên vành vỏ đại diện cho giờ. Bối cảnh ra đời của chiếc đồng hồ này liên quan đến việc lấy đồng hồ ra xem giờ trong các bữa tiệc được xem là hành động mất lịch sự.

Svend Andersen tiếp thu ý tưởng này và tự phát triển trên đồng hồ đeo tay, tạo ra những chiếc Montres à Tact được đặt hàng riêng. Svend đã giới thiệu Montre à Tact của riêng mình vào năm 1999, trang bị cho nó một màn hình hiển thị thời gian được tích hợp mặt bên của dây đeo đồng hồ, cho phép đọc thời gian một cách kín đáo mà người đeo không cần phải xoay cổ tay, có lẽ là dấu hiệu cho thấy sự thiếu kiên nhẫn. 

Như phiên bản Montres à Tact Dogs Playing Poker thì mặt số chính là bức tranh màu trong khi thời gian lại lộ diện ở cạnh bên của vỏ. Đây là một phiên bản đồng hồ Montres à Tact đặc biệt bởi vòng cung xem giờ đặt ở nửa dưới của mặt số, thay vì nửa trên như ở phiên bản thông thường.

Đồng hồ Automaton Joker

Thể hiện tính sáng tạo và có lẽ là tươi vui nhất trong đồng hồ được tạo ra bởi Andersen Genève là đồng hồ Joker Automaton, ra đời dưới sự cộng tác cùng với nhà chế tác đồng hồ độc lập người Nga Konstantin Chaykin. Trước đó, đồng hồ Joker của Chaykin đã được chứng minh là rất gợi cảm, tạo ra nhiều biến thể kể từ khi ra mắt lần đầu.

Vào năm 2017, ngành công nghiệp đồng hồ chứng kiến sự kết hợp của hai khối óc sáng tạo cơ khí: một chiếc đồng hồ có màn trình diễn mặt Joker của Chaykin và chuyên môn về “automaton" - hình động của Sven Andersen.

Được làm từ vàng hồng, đồng hồ Automaton Joker chỉ có 20 chiếc giới hạn. Đồng hồ có hai mặt số. Mặt đầu tiên được làm theo khuôn mặt của Joker nơi Konstantin Chaykin làm chủ, có đủ chỉ báo giờ, phút và lịch tuần trăng kết hợp các yếu tố trang trí, mang đến vẻ đẹp riêng biệt, không dễ nhầm lẫn.

Ở mặt trái của Automaton Joker là một nhóm nhân vật phản diện gồm Người Dơi tinh quái, đang chơi bài xì phé cùng với một chú chó. Chúng ta có thể thấy Penguin, Poison Ivy và Joker mỗi người đang cố gắng đánh một ván poker, hoàn thành với động tác di chuyển tay và đảo mắt. Hình ảnh này được lấy trực tiếp từ một loạt 18 bức tranh và tác phẩm nghệ thuật khác do Cassius Marcellis Coolidge thực hiện, được tạo ra từ năm 1894 đến 1910, tất cả đều có hình ảnh những chú chó tại bàn chơi bài poker.

Grande Jour & Nuit - Một đặc sản khác của Svend Andersen

Andersen, người có biệt danh là “thợ làm đồng hồ của những điều không thể”, luôn được biết đến là người rất sáng tạo và thường được các thương hiệu khác yêu cầu phát triển các chức năng phức tạp hoặc đồng hồ không mang tên riêng của nhà sản xuất đồng hồ bên trên. Năm 1995, một nhà sưu tập người Tây Ban Nha đã ủy quyền cho Andersen Genève chế tạo một tác phẩm độc đáo: một chiếc đồng với cơ chế nhảy giờ (báo cả giờ ngày và đêm), cho biết cả giờ và phút trên mặt số. Chiếc đồng hồ này cuối cùng cũng được Cartier ghi nhận, “Grand Jour & Nuit” tiến vào bộ sưu tập Pasha vào năm 1998 với số lượng hạn chế.

Đồng hồ đeo tay Cartier Pasha Jour et Nuit có vỏ bằng vàng 38 mm và ra mắt vào năm 1998 với phiên bản giới hạn gồm 125 chiếc đồng hồ, đây là một con số đáng kể đối với một sản phẩm giới hạn của Cartier vào thời điểm đó. Đồng hồ Cartier được cung cấp năng lượng bởi bộ máy Frédéric Piguet Calibre 15 và được sửa đổi bởi Svend Andersen. 

Tuy nhiên, Svend Andersen cũng giữ quyền sử dụng chức năng này trong những chiếc đồng hồ do chính tay mình chế tác. Nghe có vẻ bình thường, nhưng điều này thực sự khá độc đáo. Trong hầu hết các trường hợp, các nhà sản xuất đồng hồ độc lập được các thương hiệu mà họ làm việc tuyên thệ giữ bí mật, không bao giờ tiết lộ rằng họ thực sự đã tạo ra sự phức tạp trong chiếc đồng hồ mới nhất của mình. 

Andersen Genève Jumping Hours Anniversary 40th Anniversary là sự phát triển gần đây nhất của những chiếc đồng hồ Grande Jour & Nuit của Svend Andersen bắt đầu với chiếc đồng hồ độc nhất cho Haselberger (tên vị khách hàng người Tây Ban Nha) năm 1995. Chiếc đồng hồ cũng thể hiện nhiều nét đẹp hoàn thiện hơn thiết kế ban đầu.

Jumping Hours 40th Anniversary

Nhờ một tác phẩm độc đáo được uỷ quyền bởi Adrian Alred từ Convopiece, Andersen Genève đã tạo ra một phiên bản đơn giản hóa của Jour et Nuit gần giống với “nguyên mẫu” ban đầu năm 1995 chưa bao giờ được đưa vào sê-ri. Lấy cảm hứng từ những chiếc đồng hồ bỏ túi có giờ nhảy vào cuối thế kỷ 18, chiếc đồng hồ này không còn có chức năng báo ngày và đêm, mà thay vào đó là cửa sổ giờ nhảy thông thường hơn (nếu có thể gọi đó là thông thường).

Mặt số độc đáo của tác phẩm “Convopiece” pha trộn giữa sự đơn giản, cân bằng và kết cấu tương phản, mặc dù không có vân guilloche mà thay vào đó là bề mặt được chải bằng tay sạch sẽ. Andersen Genève đã thêm mặt số guilloche vốn là một phần trong di sản 40 năm của nhà sáng tạo độc lập cho Jumping Hours Anniversary 40th Anniversary.

Cũng như guilloche, Jumping Hours Anniversary 40th Anniversary tái hiện lại những điểm nổi bật đặc trưng khác của đồng hồ Svend Andersen: mặt số bằng vàng xanh, mặt số phụ chỉ báo phút đã theo sau Jour et Nuit trong suốt những năm qua và màn hình hiển thị giờ nhảy.

Luôn lan tỏa kinh nghiệm và kiến thức, hỗ trợ lứa thợ đồng hồ trẻ tuổi

Svend Andersen luôn duy trì triết lý chia sẻ kỹ năng và chuyên môn của mình với các thợ đồng hồ khác, và do đó, ông đã mở xưởng của mình cho những người như Franck Muller, Felix Baumgartner (Urwerk) và những người khác trong suốt sự nghiệp của mình. Đây cũng là động lực đằng sau việc thành lập Académie Horlogère des Créateures Indépendants, còn được gọi là AHCI. 

Quỹ này được lập ra và luôn tìm cách củng cố mối quan hệ và nền tảng của các nhà sản xuất đồng hồ độc lập trên toàn thế giới. Tất nhiên các thành viên của AHCI bao gồm chính Svend Andersen, ngoài ra còn có MB&F, Konstantin Chaykin, Philippe Dufour, Andreas Strehler, Francois-Paul Journe, Kari Voutilainen,... cùng các tài năng mới như Cyril Brivet-Naudot và Hajime Asaoka.

Frank Muller và Svend Andersen đã làm việc cùng nhau từ năm 1984 đến năm 1991

Nền tảng AHCI đã đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển chỗ đứng cho một số nhà sản xuất đồng hồ độc lập sáng tạo nhất thế giới. Kể từ cuộc triển lãm đầu tiên vào năm 1985, AHCI đã thu hút được hơn 30 thành viên và tiếp tục tìm kiếm những tài năng mới. Nó đã là một phần của Baselworld trong nhiều năm, thể hiện tài năng đáng kinh ngạc của mỗi thành viên.

Để ghi nhận thành quả của không chỉ AHCI mà còn của các nhà sản xuất đồng hồ là một phần của quỹ, các thành viên của tổ chức đã giành được tổng cộng 26 chiếc cúp Grand Prix d'Horlogerie de Genève (tính đến năm 2021). Điều này bao gồm những chiếc đồng hồ như Grönefeld 1941 Remontoire trong hạng mục đồng hồ Nam năm 2016 và đồng hồ Konstantin Chaykin Clown kỳ quặc trong hạng mục Audacity 2018. Trong buổi lễ trao giải “Oscar của Thế giới đồng hồ” 2020, Svend Andersen đã được đề cử ở hạng mục Thủ công nghệ thuật cho chiếc đồng hồ Jumping Hour tuyệt đẹp của mình.

Một vài hình ảnh của đại diện Gia Bảo và nghệ nhân đồng hồ Svend Andersen. 
*** Cập nhật: Năm 2024, nghệ nhân đồng hồ Svend Andersen và thương hiệu đã giới thiệu phiên bản Andersen Geneve x Gia Bảo với múi giờ GMT + 7 "Viet Nam" 

30/05/2024
Lược sử về thương hiệu đồng hồ độc lập Grönefeld

Lược sử về thương hiệu đồng hồ độc lập Grönefeld

Đăng bởi Nguyễn Hiệp

Đối với một thương hiệu đồng hồ chỉ mới có mặt trên thị trường được 15 năm, Grönefeld đã để lại dấu ấn đáng kể trong thế giới của những chiếc đồng hồ độc lập. “Anh em nghệ nhân đồng hồ đầy tính nghệ thuật” người Hà Lan - Tim và Bart Grönefeld, không chỉ tiếp nối truyền thống gia đình mà còn trở thành những bậc thầy thực sự trong lĩnh vực rộng lớn, chỉ sản xuất những sản phẩm tinh xảo với số lượng cực kỳ nhỏ. Lược sử về thương hiệu đồng hồ độc lập GrönefeldLược sử về thương hiệu đồng hồ độc lập GrönefeldLược sử về thương hiệu đồng hồ độc lập Grönefeld 

Lựa chọn quyết định

Niềm đam mê chế tạo đồng hồ của anh em nhà Grönefeld vốn được truyền lại từ chính người ông của mình: Gerhard “Johan” Grönefeld - sinh năm 1896 tại Oldenzaal, một thị trấn nhỏ ở phía đông Hà Lan, gần biên giới với Đức, nơi gia đình Grönefeld định cư ban đầu. Gerhard “Johan” Grönefeld có nhận thức và được dẫn dắt và bước vào nghề chế tạo đồng hồ vào năm 1912 từ một người chú, đã thành lập xưởng đồng hồ và cửa hàng trang sức của mình trên đường Steenstraat, gần nhà thờ Saint Plechelmus lịch sử. Công việc kinh doanh không chỉ phát đạt mà Johan còn được giao nhiệm vụ bảo trì cho chiếc đồng hồ bên trong tòa tháp của nhà thờ nổi tiếng.

Johannes “Sjef” Grönefeld (Cha của Bart và Tim) sinh năm 1941, tiếp bước người cha đi trước ông với tư cách là một thợ đồng hồ và thợ kim hoàn. Khi Johan qua đời vào năm 1974, Sjef đảm nhận vị trí danh giá trong xưởng chế tác của cha mình, còn vợ ông lại quản lý toàn bộ hoạt động bán hàng của cửa hàng. 

Hai anh em Bart và Tim lần lượt sinh năm 1969 và 1972, đã dành thời thơ ấu để tìm hiểu và khám phá về xưởng chế tác của gia đình. Và họ không thể cưỡng lại sức quyến rũ của các bộ phận như đòn bẩy pallet và các cỗ máy đếm thời gian kêu tích tắc mỗi ngày. Bart khi dưới 6 tuổi đam mê cơ khí, đã tháo dỡ những chiếc đồng hồ báo thức, để ông của anh lắp ráp lại và thổi sức sống vào chúng lại một lần nữa. Trong suốt thời niên thiếu, hai anh em đã phát triển tình yêu sâu sắc đối với công việc của gia đình, và ngay cả khi còn nhỏ, Bart và Tim đã thề một ngày nào đó sẽ luôn mang bên mình ngọn đuốc mà ông nội đã thắp lên vào năm 1912.

Lược sử về thương hiệu đồng hồ độc lập GrönefeldLược sử về thương hiệu đồng hồ độc lập GrönefeldLược sử về thương hiệu đồng hồ độc lập Grönefeld

Sau khi hoàn thành chương trình giáo dục bắt buộc, Bart theo học tại một trường kỹ thuật ở quê nhà Oldenzaal, và được lựa chọn lĩnh vực học. Được chọn lựa để trở thành thợ kim hoàn, thợ bạc, thợ chế tạo đồng hồ, hoặc một thợ sửa đồng hồ, Bart biết mình muốn gì.

Bart tiếp tục theo học ở Rotterdam với việc du nạp thêm những điều cơ bản về sửa chữa đồng hồ. Tuy nhiên, sau khi tốt nghiệp ở tuổi 19, Bart cảm thấy rằng kiến ​​thức và kinh nghiệm của mình còn thiếu, do đó, anh chưa thể đảm nhận vị trí chính thức làm việc cùng với cha mình. Anh ấy đã nhờ cha giúp tìm một công việc ở thiên đường đồng hồ - Thụy Sĩ để mở rộng tầm nhìn, và chính tại đó, gia đình đã tìm thấy cái được gọi là WOSTEP, Chương trình Giáo dục và Đào tạo Thợ đồng hồ của Thụy Sĩ. 

Lược sử về thương hiệu đồng hồ độc lập GrönefeldLược sử về thương hiệu đồng hồ độc lập Grönefeld

Ngôi trường WOSTEP nằm ở Neuchâtel, được tài trợ bởi các thương hiệu hàng đầu trong ngành đồng hồ, cung cấp chính xác kiến thức giáo dục mà Bart mong muốn. Những gì Bart được học tại quê nhà Hà Lan, chỉ bao gồm các bộ máy Seiko, Citizen và đôi khi có ETA. Khi đến với WOSTEP, Bart đã thể hiện mình là một chàng trai nhiệt huyết, ham học hỏi kiến ​​thức sâu sắc về các cấp độ cao nhất của kỹ thuật chế tạo đồng hồ, và ở đó, anh tìm thấy niềm đam mê tuyệt đối của mình khi làm việc trên những bộ máy phức tạp nhất. Đó là lúc anh nhận ra sứ mệnh của mình không phải là điều hành cửa hàng của gia đình, mà là trở thành một thợ đồng hồ cao cấp.

Khi mới 21 tuổi, Bart đã tốt nghiệp WOSTEP và đến London làm thợ đồng hồ cho hãng kim hoàn Asprey nổi tiếng. Sau một năm ở đó, anh ấy quyết định quay lại WOSTEP để hiểu thêm về các chức năng phức tạp. Nhờ các mối quan hệ trong ngành của trường, Bart sau đó đã được tuyển làm chuyên gia về đồng hồ bấm giờ, đồng hồ điểm chuông và chuyên gia grand sonnerie tại đơn vị cung cấp dịch vụ đồng hồ phức tạp cao cấp của Audemars Piguet, Renaud et Papi. Trái ngược hoàn toàn với con đường truyền thống mà hầu hết những người thợ đồng hồ trẻ tuổi đi theo - bắt đầu từ dưới đáy và leo từng bậc thang kỹ thuật - Bart được lựa chọn vì tài năng và được xếp thẳng lên bậc cao nhất của nghề thủ công phức tạp. 

Có “Tick Tock” và “Ding Dong”

Ba năm sau khi hoàn thành chương trình học tại trường kỹ thuật ở Oldenzaal và trường chuyên biệt dành cho thợ đồng hồ ở Schoonhoven, Tim cũng được Renaud et Papi tuyển về làm chuyên gia tourbillon và điều chỉnh các bộ máy đồng hồ. Làm việc cùng anh trai của mình tại công ty cấp cao, Tim đã cho thấy kỹ năng điêu luyện trong điều chỉnh các bộ máy đồng hồ, và chẳng bao lâu sau anh ấy được giao trách nhiệm đào tạo những người thợ đồng hồ khác ở đó. 

Tim cũng trở thành người đi đầu trong việc lắp ráp bộ thoát và tourbillon, và với bộ kỹ năng bổ sung trong cả việc điều chỉnh bộ máy và khả năng thính giác, hai anh em được đặt biệt danh thân mật là “Tick Tock” và “Ding Dong”. Hơn nữa, trong thời gian làm việc tại Renaud et Papi, hai anh em Bart và Tim đã trở nên cực kỳ thành thạo trong việc hoàn thiện các bộ máy đồng hồ, những kỹ năng cần thiết để hình thành thương hiệu riêng về sau.

Trong suốt tám và sáu năm tương ứng ở Thụy Sĩ, cuộc sống của Bart và Tim chỉ xoay quanh niềm đam mê đồng hồ. Ngay cả vào những ngày cuối tuần, khi không làm việc trong xưởng Renaud et Papi, Bart và Tim vẫn thường xuyên được tiếp xúc với những người bạn và những người vĩ đại trong ngành chế tạo đồng hồ hiện nay như Peter Speake-Marin, Stepan Sarpaneva, Kari Voutilainen và Stephen Forsey. Các bữa tiệc nướng có các cuộc thảo luận chuyên sâu về sản xuất đồng hồ và kỹ thuật hoàn thiện hiện đại là điều thường xảy ra. Cuối cùng, vào năm 1998, hai anh em Bart và Tim quyết định đã đến lúc trở về Hà Lan, mang theo kiến ​​thức và kỹ năng to lớn mình học được từ vùng đất thiên đường.

Trong vài năm đầu tiên điều hành cửa hàng của mình, Bart và Tim tập trung chủ yếu vào việc bảo dưỡng đồng hồ từ Breitling, IWC và các thương hiệu có vị trí tương tự trong hệ thống phân cấp của ngành. Ngoài ra, hai anh em tiếp tục công việc hỗ trợ cho các thương hiệu cao cấp hơn và tiếp tục thực hiện công việc hoàn thiện cho Renaud et Papi. 

Tuy nhiên, trong thời gian này, họ bắt đầu khao khát những ngày xưa tươi đẹp khi làm việc với những công việc phức tạp đầy thách thức nhất của ngành. Cả hai nhận ra rằng để thể hiện trọn vẹn niềm đam mê của mình đối với kỹ thuật chế tạo đồng hồ tinh xảo, họ cần phải tạo ra cơ sở sản xuất của riêng mình. Khi làm như vậy, họ sẽ chỉ có thể hình dung, sáng tạo những chiếc đồng hồ mà tác dụng kích thích đam mê đến mức tối đa. Do đó, vào năm 2004, hai anh em đã tạo những bản vẽ đầu tiên cho thiết kế đầu tay, và 4 năm sau, Bart và Tim bùng nổ trong lĩnh vực chế tạo đồng hồ độc lập với việc phát hành Grönefeld GTM-06.

Trái táo đầu tiên: Grönefeld GTM-06

Grönefeld GTM-06 chiếc đồng hồ đầu tiên của thương hiệu độc lập thể hiện sự hoàn hảo tuyệt đối về nghệ thuật chế tạo thủ công mà Bart và Tim đã theo đuổi. Đúng như biệt danh Tick Tock và Ding Dong của hai anh em, chiếc đồng hồ này không chỉ sử dụng bộ máy lên cót tay bằng bạc Đức, 385 thành phần, 41 chân kính, mà còn là một bộ máy có tourbillon một phút và một bộ điểm chuông! Lồng tourbillon của calibre G-01 có trọng lượng chỉ 0,42 gram và cơ chế điểm chuông có thể nhìn thấy rõ ràng qua mặt sau của vỏ sapphire của đồng hồ, tạo ra âm vang lớn nhất có thể. 

Với đường kính vỏ 44mm, kích thước lớn của đồng hồ không chỉ được chế tạo theo sở thích mà còn có mục đích, giúp chiếc chiêng trong bộ điểm chuông tạo ra âm thanh thuần khiết nhất. Bên cạnh đó, mặt bên trong của phần càng được tạo rãnh đặc biệt để không làm nhiễu âm thanh được phát ra. Các linh kiện của bộ máy, được thiết kế nội bộ và sản xuất với sự trợ giúp của các đối tác hàng đầu trong ngành của hai nhà sáng lập, cuối cùng sẽ được hoàn thiện và lắp ráp hoàn toàn thủ công tại xưởng Grönefeld - quy trình mà thương hiệu vẫn tuân theo cho đến ngày nay. Tổng cộng chỉ có 20 chiếc GTM-06 được sản xuất, với 10 chiếc bằng vàng hồng và 10 chiếc bằng bạch kim. Chiếc đồng hồ này đã gây được tiếng vang lớn đối với những người sành sỏi về đồng hồ phức tạp, và được bán hết nhanh chóng.

Vượt qua khó khăn

Năm 2009, sự phát triển của thương hiệu gặp phải những trở ngại do cuộc Đại suy thoái diễn ra trên toàn cầu. Gia đình Grönefeld thừa nhận rằng trong môi trường tài chính mới, người tiêu dùng đã trở nên sáng suốt hơn nhiều. Nhu cầu về các điểm bán hàng độc đáo và sự chú ý đến từng chi tiết đang tăng lên với tốc độ không thể phủ nhận. 

Bart đã có nguồn cảm hứng mới khi nhìn thấy bộ máy đồng hồ bỏ túi có cầu nối bằng thép trong bảo tàng La Chaux-de-Fonds. Những cây cầu nối của bộ máy được làm từ thép carbon, chúng bị oxy hoá theo thời gian, bởi vậy hai anh em Bart và Tim quyết định cải tiến cấu trúc của bộ máy đồng hồ, chuyển sang sử dụng thép không gỉ. Điều này khác xa với các bộ máy đồng thau trong ngành, thậm chí còn độc đáo hơn so với các bộ máy sản xuất bằng vàng hoặc bạc Đức. Mặc dù khó hoàn thành gấp bốn lần, nhưng nó sẽ là một phương tiện xứng đáng để anh em nhà Grönefeld thể hiện sự cống hiến cho nghề.

Khó khăn về tài chính của năm trước không ngăn cản hai anh em phát hành mẫu đồng hồ tiếp theo: One Hertz vào năm 2010. Bên trong đồng hồ là bộ máy calibre G-02 do cả hai tự thiết kế, có những đặc tính đầu tiên xuất hiện trong ngành. Ví dụ điển hình là sự có mặt của dead-beat seconds độc lập. Giải nghĩa cho thuật ngữ này, trong khi kim giờ và phút hoạt động ở tần số 3Hz (tạo ra 21.600 dao động mỗi giờ) thì kim giây nhảy giật lại được điều khiển bởi một bộ truyền bánh răng hoàn toàn độc lập, hoạt động ở tần số 1Hz (7.200 dao động mỗi giờ). Kéo theo điều này là cần có một hộp cót riêng biệt, ẩn bên dưới mặt số phụ có kích thước lớn, gần ¾ mặt số chính. Việc tách riêng kim giây dạng dead-beat ra khỏi chức năng hiển thị giờ theo cách này chưa từng được thực hiện trên sản xuất đồng hồ hàng loạt trước đây. 

Vỏ của One Hertz có đường kính 43mm được làm từ thép không gỉ hoặc bằng vàng. Kể từ khi ra mắt, anh em nhà Grönefeld luôn cung cấp tùy chọn thép cho tất cả các mẫu đồng hồ, khẳng định lại sự kiên trì với vật liệu này. Vào đầu năm 2012, Grönefeld One Hertz đã được cộng đồng tại TimeZone.com bình chọn là “Đồng hồ của năm 2011”, đánh bại các đối thủ huyền thoại trong giới haute horology là Patek Philippe, Vacheron Constantin và A. Lange & Söhne.

Parallax Tourbillon

Vào năm 2014, Bart và Tim đã phát hành tác phẩm tiếp theo - Parallax Tourbillon. Được phát hành với số lượng rất hạn chế trong bộ vỏ bằng vàng hồng, bạch kim và thép không gỉ 43mm, Parallax Tourbillon nổi bật với bộ máy G-03 được thiết kế in-house. Mặt số có kim giờ và phút đặt lệch tâm, thêm chỉ báo cót cùng bộ hiển thị chức năng của núm vặn. Tuy nhiên, nổi bật nhất trên mẫu đồng hồ này phải là cơ chế tourbillon.

Grönefeld Parallax Tourbillon có lồng flying tourbillon trong một phút, kim giây tách riêng kim giờ và phút, ở trung tâm. Kim giây đã được chế tạo để có thể dừng lại khi cần điều chỉnh thời gian, để cài đặt thời gian chính xác hơn. Đây là một tính năng cực kỳ hiếm đối với tourbillon.

Còn cái tên “Parallax” thì sao? Đối với những người không quen thuộc, “Parallax” (thị sai) là một ảo ảnh quang học, trong đó vị trí của một vật thể dường như thay đổi do vị trí vật lý của người xem. Với đồng hồ, điều này có thể xảy ra khi có khoảng cách lớn giữa kim và mặt số hoặc vòng đếm, khiến người đeo đọc sai thời gian. Do đó, Parallax Tourbillon có một vòng đếm được nâng lên, loại bỏ khoảng cách giữa nó và kim giây trung tâm độc đáo của tourbillon.

Parallax Tourbillon là một đại diện thể hiện kỹ năng tốt nhất của Grönefeld. Sự đầu tư của hai anh em nhà Grönefeld vào Parallax Tourbillon đã không uổng khi chiếc đồng hồ này được trao giải thưởng đồng hồ tourbillon tốt nhất tại Grand Prix d'Horlogerie de Genève, hay GPHG danh giá.

1941 Remontoire Constant Force

Vào năm 2016, Bart và Tim Grönefeld đã phát hành kiệt tác tiếp theo của thương hiệu - đồng hồ Grönefeld 1941 Remontoire Constant Force. Với mong muốn phù hợp với nhiều cổ tay hơn, đồng hồ 1941 Remontoire Constant Force có kích thước 38,5mm. Con số 1941 ứng với năm cha của hai anh em Bart và Tim được sinh ra. 

Cơ chế Remontoire xoay liên tục, hoàn thành mỗi vòng trong 8 giây được đặt tại vị trí 9 giờ trên mặt số bạc tuyệt đẹp, có tác dụng đảm bảo lực mô-men xoắn không đổi được truyền từ dây cót đến bánh xe cân bằng trong toàn bộ thời gian hoạt động.

Khi còn nhỏ, Bart và Tim thường thấy cơ chế này hoạt động, nhưng ở quy mô lớn bên trong tháp đồng hồ mà ông nội và cha của họ được giao nhiệm vụ bảo trì. Ông nội và cha thường cảnh báo cả hai anh em không được đến quá gần chúng vì có nguy cơ bị lò xo quay đập vào đầu, cơ chế này đã gieo rắc cảm giác sợ hãi cho các cậu bé trong những năm còn trẻ. 

Tuy nhiên, khi trưởng thành, anh em nhà Grönefeld đã trực tiếp đối mặt với cảm xúc sợ hãi, biến nó thành một tác phẩm nghệ thuật cơ khí đầy hấp dẫn, tiếp tục giành được một giải thưởng khác tại GPHG cho đồng hồ nam tốt nhất năm 2016. Ngoài các phiên bản tiêu chuẩn, Grönefeld cũng chọn cung cấp mặt số tùy chỉnh cho khách hàng khi đặt 1941 Remontoire Constant Force. 

Khách hàng có thể lựa chọn mặt số vân guilloché và tráng men với màu sắc yêu thích. Dịch vụ này cho phép người chơi có thể tạo ra một chiếc đồng hồ của riêng mình, mang tính cá nhân, độc nhất vô nhị.

Như đã nêu trước đó, Grönefeld đã hợp tác với một số nhà sản xuất linh kiện tốt nhất trong ngành để biến ý tưởng của chính họ và của khách hàng thành hiện thực. Đối với mặt số guilloché, hai anh em tự hào đã hợp tác với Kari Voutilainen vĩ đại để mang đến chất lượng đỉnh cao.

1941 Principia

Vào năm 2017, lần đầu tiên hai anh em nhà Grönefeld trưng bày tác phẩm tại Salon International de la Haute Horlogerie, hay SIHH. Năm 2018, họ lại làm như vậy, và cả tại Baselworld. Cuối năm đó, sản phẩm tiếp theo của thương hiệu đã được tung ra thị trường - 1941 Principia. 

Bằng cách sử dụng vỏ được thiết kế duyên dáng giống như Remontoire Constant Force, Principia đã đánh dấu một bước phát triển quan trọng đối với thương hiệu: chứa bộ máy tự động đầu tiên - của thương hiệu. Đồng hồ cũng đóng vai trò là sản phẩm có giá thành thấp nhất của Grönefeld, dù giá khởi điểm đã gần 30.000 Euro. Đồng hồ có chức năng cơ bản: kim giờ và phút ở trung tâm kèm một chỉ báo giây nhỏ ở vị trí 6 giờ.

Có sẵn bằng vàng trắng, vàng hồng và tất nhiên là thép không gỉ, 1941 Principia xuất hiện với mặt số bạc bắt mắt và lần đầu tiên có một phiên bản mặt số sơn mài kết hợp cọc số La Mã cùng logo Grönefeld nguyên bản được ông nội của họ sử dụng vào năm 1912. 

Mặc dù chức năng của 1941 Principia phù hợp hơn với việc đeo hàng ngày, nhưng tính thẩm mỹ của bộ máy tự động bên trong vẫn gây ấn tượng không kém so với những thiết kế phức tạp ra đời trước đó. Bộ máy đằng sau có những cầu nối bằng thép không gỉ giống như “đầu hồi chuông” được thấy trong kiến ​​trúc của những ngôi nhà Hà Lan cổ; chân kính được bao quanh bởi những chiếc chaton bằng vàng cùng vẻ ngoài tương phản đẹp mắt của rotor bằng vàng hồng 22 karat nguyên khối, hoàn thiện với lớp hoàn thiện mờ và các cạnh vát.

1941 Decennium Tourbillon

Sau khi phát hành bộ máy tự động đầu tiên vào năm 2018, hai anh em Grönefeld đã tiếp tục nâng cấp lên một tầm cao mới bằng việc phát hành mẫu đồng hồ Decennium Tourbillon năm 2019.

Được tạo ra để kỷ niệm 10 năm thành lập thương hiệu, vỏ bạch kim của 1941 Decennium Tourbillon chứa bộ máy tourbillon tự động đầu tiên của thương hiệu. Thật phù hợp, chiếc đồng hồ chỉ được sản xuất giới hạn mười chiếc, và giống như tất cả các chiếc Grönefeld, 1941 Decennium Tourbillon được lắp ráp và hoàn thiện hoàn toàn thủ công. 

Cam kết hoàn thiện thủ công từng sản phẩm là điều mà anh em nhà Grönefeld không hề xem nhẹ. Kể từ khi thành lập thương hiệu, tất cả các bộ máy khi rời khỏi xưởng sản xuất đều được chăm chút đồng đều về tính hoàn thiện, không phân biệt chức năng. Chúng ta sẽ thấy lớp hoàn thiện mờ mờ, chải xước, vân perlage, các góc cạnh sáng bóng, ốc vít đã được đánh bóng đen. Ngay cả bộ máy đơn giản nhất trong từng dòng sản phẩm cũng cần ít nhất bốn tuần làm việc cho công cuộc hoàn thiện, và một tuần tiếp theo để lắp ráp. 

Với số lượng nhân viên ít ỏi, Grönefeld trước năm 2021 chỉ có thể sản xuất từ ​​50 đến 70 chiếc đồng hồ mỗi năm. Tuy nhiên, vào năm 2021, do nhu cầu và mức độ phổ biến ngày càng tăng, hai anh em Grönefeld đã tăng số nhân viên của mình lên con số “khủng” 15 thành viên và chuyển đến một xưởng lớn hơn với mục tiêu sản xuất ra những chiếc đồng hồ đáng kinh ngạc hơn cho những người sành sỏi về đồng hồ. 

Grönefeld 1941 Grönograaf 

Năm 2022, Grönefeld khiến giới chế tác kinh ngạc với một chiếc đồng hồ tuyệt đẹp - Grönefeld 1941 Grönograaf. Là một kiệt tác từ kỹ thuật kỳ diệu bên trong, Grönefeld 1941 Grönograaf  có vẻ ngoài tuyệt vời. 

Grönograaf giống một cách chơi chữ thú vị, kết hợp họ của hai nhà sáng lập thương hiệu từ tiếng Hà Lan cùng chức năng, có nghĩa là đồng hồ bấm giờ (chronograaf).

Có vỏ đặc trưng của dòng 1941, Grönefeld 1941 Grönograaf có đường kính 40mm và chỉ mỏng 11,3mm. Mặt số thể hiện tinh thần bất đối xứng quen thuộc, có 3 mặt số phụ: góc 1 giờ là hiển thị giờ, ở góc 9 giờ là giây độc lập và góc 6 giờ là bộ đếm 30 phút kèm chỉ báo năng lượng ở góc 11 giờ. Nhưng điểm khác biệt nhất là “bộ điều chỉnh ly tâm” ở vị trí 4 giờ, giúp ngăn chặn lực dư thừa khi đặt lại đồng hồ chronograph (năng lượng khiến kim giây bị rung lắc khi bật ngược về vị trí 0h trên đồng hồ chronograph thường thấy). 

Bên trong chiếc Grönefeld 1941 Grönograaf là bộ máy lên cót tay G-04 có 408 linh kiện. Chỉ có 25 chiếc Grönefeld 1941 Grönograaf bằng tantalin được sản xuất, và đã được bán hết với giá 165.000€. Phiên bản thép không gỉ được giới hạn ở 188 chiếc và có giá 155.000€. 

Với những mẫu đồng hồ đang được sản xuất, cùng đón nhận nhiệt tình của thị trường dành cho Grönograaf ngày một gia tăng, vài năm tới chắc chắn danh tiếng Bart và Tim ngày một tăng lên, và sẽ ngày càng có thêm các mẫu đồng hồ Grönefeld đặc biệt xuất xưởng.

Gia Bảo đã từng ghé thăm và kết nối với Grönefeld:

30/05/2024
Một Thoáng Mùa Đấu Giá Tại Geneva tháng 5/2024

Một Thoáng Mùa Đấu Giá Tại Geneva tháng 5/2024

Đăng bởi Nguyễn Hiệp

Trong tháng Năm đầy hoa, Geneva trở thành trung tâm sôi động cho những người đam mê và sưu tầm đồng hồ, chào đón một trong những mùa đấu giá đồng hồ quan trọng nhất trong năm. Gia Bảo đã có mặt tại thành phố nổi tiếng là thủ đô của đồng hồ thế giới để tham dự những sự kiện danh giá này. Trên con phố sầm uất Mont-Blanc, Christie’s và Antiquorum là hai nhà đấu giá danh tiếng chuẩn bị tổ chức sự kiện đấu giá “mùa xuân” quan trọng. Chúng ta bắt đầu chuyến tham quan tại Christie’s, nơi sự kiện đấu giá Only Watch sẽ diễn ra vào 7 giờ tối (giờ Việt Nam), ngày 10/5/2024.

Cập Nhật Kết Quả Đấu Giá Only Watch

Kết quả từ các cuộc đấu giá đặc biệt như Only Watch luôn đầy bất ngờ, với nhiều lô đồng hồ có mức giá chênh lệch lớn so với dự đoán. Gia Bảo sẽ điểm qua ba "bom xịt" và năm "bom nổ" hứa hẹn làm quý vị sửng sốt:

Bom Xịt:

1. Gerald Genta

- Định giá: 350.000 - 500.000 CHF

- Kết quả: 170.000 CHF

2. Tiffany & Co

- Định giá: 350.000 - 500.000 CHF

- Kết quả: 120.000 CHF

3. Lederer

- Định giá: 100.000 - 200.000 CHF

- Kết quả: 45.000 CHF (Đây là chiếc đồng hồ Gia Bảo rất tiếc vì kết quả rất thấp so với giá trị thực tế của thương hiệu và độ hiếm)

Bom Nổ:

1. Konstantin Chaykin

- Định giá: 30.000 - 50.000 CHF

- Kết quả: 110.000 CHF (gần 4 lần)

2. Petermann Bédat x Auffret Paris

- Định giá: 50.000 - 100.000 CHF

- Kết quả: 240.000 CHF (gần 5 lần)

3. Furlan Marri

- Định giá: 20.000 - 30.000 CHF

- Kết quả: 130.000 CHF (gần 7 lần)

4. F.P. Journe

- Định giá: 200.000 - 400.000 CHF

- Kết quả: 2.000.000 CHF (gấp 10 lần)

5. Patek Philippe

- Định giá: 1.500.000 - 1.800.000 CHF

- Kết quả: 15.700.000 CHF (hơn 10 lần)

Đặc biệt, một bom nổ gấp 21 lần định giá thấp nhất thuộc về thương hiệu đồng hồ độc lập đương đại - Rexhep Rexhepi:

- Định giá: 100.000 - 150.000 CHF

- Kết quả: 2.100.000 CHF

Tiếp đến là buổi Preview với nhà đấu giá Antiquorum tại Geneva:

Antiquorum tổ chức sự kiện với gần 600 lô - con số lớn nhất trong các nhà đấu giá hiện nay. Nổi bật là hai chiếc đồng hồ Patek Philippe Worldtime Louis Cottier, được định giá từ 1 đến 2 triệu CHF. Chiếc đồng hồ ref 605HU đã được đấu giá thành công hơn 3 triệu CHF, xác lập kỷ lục cho mã Ref này. Chúc mừng Antiquorum và Patek Philippe.

Không khí trước những buổi đấu giá luôn đầy hứng khởi. Gia đình, bạn bè và các câu lạc bộ đam mê đồng hồ cùng nhau tụ họp, chiêm ngưỡng, bàn luận và trao đổi một cách văn minh, lịch sự. Bàn đã kín chỗ và nhiều nhóm người bên ngoài đang đợi, nhưng không hề có những cử chỉ vội vã, ồn ào, náo nhiệt. Thay vào đó là sự quan sát, học hỏi và trao đổi rất lịch sự và tế nhị.

Điểm đặc biệt của hai chiếc đồng hồ này là múi giờ GMT+7 mang tên Sài Gòn. Ngoài ra, dòng đồng hồ Worldtime Louis Cottier còn nổi bật với việc múi giờ London và Paris từng trùng nhau do sự kiện lịch sử tại Washington năm 1884, khi Greenwich vượt qua Paris trở thành kinh tuyến chính. Chính những yếu tố lịch sử và không thể thay đổi này làm cho đồng hồ Worldtime Louis Cottier trở nên quý giá và được săn đón, vì chúng là những chứng nhân không thể thay thế của một thời kỳ đã qua.

Geneva Tỏa Sáng: Đấu Giá Đồng Hồ Đỉnh Cao cùng Phillips

Nhà đấu giá mà Gia Bảo mong chờ nhất tại mùa đấu giá tháng 5 Geneva này chính là Phillips Auction Bacs & Russo với 200 lô đồng hồ chất lượng nhất được tuyển chọn kỹ càng. Sự kiện diễn ra tại khách sạn President, hứa hẹn những phút giây hồi hộp cho giới mộ điệu đồng hồ.

Những Chiếc Đồng Hồ Nổi Bật:

1. RRCC 1 - Một tuyệt tác kỹ thuật với giá trị tăng vọt.

2. Kari Voutilainen 28 - Đồng hồ thủ công tinh xảo.

3. Laurent Ferrier - Sự kết hợp hoàn hảo giữa truyền thống và hiện đại.

4. Patek Philippe 2523 Worldtime Louis Cottier - Chiếc đồng hồ có tình trạng tuyệt hảo.

5. Philippe Dufour - Tác phẩm từ bậc thầy đồng hồ đương đại.

6. Akrivia - Sự phá cách và sáng tạo.

7. Kari Voutilainen Worldtime - Đồng hồ của Phù Thuỷ Mặt Số.

8. Patek Philippe 3670 Steel - Hiếm có và quý giá.

9. Patek Philippe 3448 White gold - Vẻ đẹp cổ điển.

10. Charles Frodsham - Tác phẩm đầy nghệ thuật và tinh tế từ Anh Quốc.

Update: Chiếc RRCC1 đã gây bất ngờ khi được đấu giá lên tới hơn 1 triệu CHF, cao hơn rất nhiều so với định giá ban đầu.

Kỳ đấu giá mùa xuân tại Geneva đã khép lại trong sự hào hứng và phấn khởi, khi nhiều kỷ lục ấn tượng được thiết lập bởi các nhà đấu giá danh tiếng. Từ các thương hiệu đồng hồ truyền thống đến những sáng tạo đương đại, từ sản xuất công nghiệp đến thủ công tinh xảo, tất cả đã tạo nên một mùa đấu giá đáng nhớ và đầy cảm xúc, đặc biệt là những chiếc đồng hồ có dấu ấn Việt Nam.

***

 A Glimpse of the May 2024 Auction Season in Geneva

In the blooming month of May, Geneva becomes a bustling hub for watch enthusiasts and collectors, welcoming one of the most important watch auction seasons of the year. Gia Bảo was present in this beautiful city, renowned as the world’s watchmaking capital, to attend these prestigious events. On the bustling Mont-Blanc Street, the famous auction houses Christie’s and Antiquorum are preparing for their significant "spring" auctions. Our journey begins at Christie’s, where the Only Watch auction will take place at 7 PM (Vietnam time) on May 10, 2024.

Update Only Watch Auction Results

The results from special auctions like Only Watch are always full of surprises, with many lots fetching prices far different from the estimates. Gia Bảo will highlight three "misses" and five "hits" that promise to astonish you:

Misses:

1. Gerald Genta

- Estimate: 350,000 - 500,000 CHF
- Result: 170,000 CHF

2. Tiffany & Co

- Estimate: 350,000 - 500,000 CHF
- Result: 120,000 CHF

3. Lederer

- Estimate: 100,000 - 200,000 CHF
- Result: 45,000 CHF (This is a watch that Gia Bảo deeply regrets as its result is very low compared to the actual value of the brand and its rarity)

Hits:

1. Konstantin Chaykin

- Estimate: 30,000 - 50,000 CHF
- Result: 110,000 CHF (nearly 4 times)

2. Petermann Bédat x Auffret Paris

- Estimate: 50,000 - 100,000 CHF
- Result: 240,000 CHF (nearly 5 times)

3. Furlan Marri

- Estimate: 20,000 - 30,000 CHF
- Result: 130,000 CHF (nearly 7 times)

4. F.P. Journe

- Estimate: 200,000 - 400,000 CHF
- Result: 2,000,000 CHF (10 times)

5. Patek Philippe

- Estimate: 1,500,000 - 1,800,000 CHF
- Result: 15,700,000 CHF (over 10 times)

Notably, a watch from contemporary independent watchmaker Rexhep Rexhepi achieved a record-breaking result of 2,100,000 CHF, which is 21 times its low estimate of 100,000 CHF.
 

Preview with Antiquorum in Geneva

Antiquorum hosted an event with nearly 600 lots – the largest number among current auction houses. Highlighting the auction were two Patek Philippe Worldtime Louis Cottier watches, each estimated at 1 to 2 million CHF. The ref 605HU was successfully auctioned for over 3 million CHF, setting a new record for this reference. Congratulations to Antiquorum and Patek Philippe.

The atmosphere before the auctions is always exciting. Families, friends, and watch enthusiast clubs gather to admire, discuss, and exchange in a civilized and courteous manner. The tables are fully occupied, and many groups are waiting outside, but there is no rush, noise, or hustle. Instead, there is careful observation, learning, and very polite and discreet exchanges.

A unique feature of these two watches is the GMT+7 time zone labeled as Saigon. Additionally, the Worldtime Louis Cottier line is notable for the historical overlap of the London and Paris time zones, stemming from the 1884 Washington conference where Greenwich was chosen as the prime meridian over Paris. These historical and immutable elements make the Worldtime Louis Cottier watches highly valuable and sought after, as they are irreplaceable witnesses to a bygone era.

Geneva Shines: Top Watch Auctions with Phillips

The auction that Gia Bảo is most looking forward to in this May’s Geneva auction season is Phillips Auction Bacs & Russo, featuring 200 meticulously selected high-quality watches. The event, held at the prestigious President Hotel, promises to bring thrilling moments to watch aficionados.

Notable Watches:

1. RRCC 1 - A technical masterpiece with skyrocketing value

2. Kari Voutilainen 28 - Exquisitely handcrafted watch

3. Laurent Ferrier - A perfect blend of tradition and modernity

4. Patek Philippe 2523 Worldtime Louis Cottier - A watch in pristine condition

5. Philippe Dufour - A work from the contemporary master watchmaker

6. Akrivia - Innovation and creativity in every detail.

7. Kari Voutilainen Worldtime - A multifunctional watch with impressive design.

8. Patek Philippe 3670 Steel - Rare and valuable.

9. Patek Philippe 3448 White gold - Classic beauty.

10. Charles Frodsham - A piece of art and craftsmanship from the UK.

Update: The RRCC1 watch has astonished everyone by being auctioned for over 1 million CHF, far exceeding its initial estimate.

The spring auction season in Geneva concluded with excitement and joy as numerous impressive records were set by renowned auction houses. From traditional watch brands to contemporary innovations, from industrial production to exquisite craftsmanship, all have contributed to a memorable and emotional auction season, especially with watches bearing a Vietnamese imprint.

29/05/2024