Bộ sưu tập của Elton John khiến chúng ta thật sự nên nhìn nhận lại đồng hồ Chopard cổ điển
Thứ Tư tuần trước, buổi đấu giá "Goodbye Peachtree Road" của Elton John tại Christie's đã mang lại thật nhiều cảm xúc. Đó không đơn thuần là một cuộc đấu giá đồng hồ, mà cả những vật phẩm của huyền thoại âm nhạc Elton John. Ở đó có một đôi bốt đế bệt màu bạc có khắc chữ cái đầu E và J lớn màu đỏ có giá 94.500 USD và một chiếc Rolex Daytona da báo được bán với giá 176.400 USD.
Hơn 900 lô (một số trong số đó vẫn chưa được bán đấu giá) là sự kết hợp phần lớn các đồ dùng cá nhân sang trọng, từ bộ đồ ăn bằng sứ Versace đến trang phục sân khấu được trang trí bằng sequin và trở thành một trong những bộ sưu tập đấu giá toàn diện nhất trong giai đoạn hiện đại toàn diện nhất từ trước đến nay được bán bởi một chủ sở hữu duy nhất. Và để mà tóm lại Elton John là một nhà sưu tập phóng khoáng và đi tìm những thứ mà ngôi sao này thích.
"Goodbye Peachtree Road" là một buổi đấu giá đầy màu sắc. Elton John lựa chọn sưu tầm những vật phẩm hết sức nổi bật, đó có thể là một chiếc Cartier Tank Normale nạm sapphire, một chiếc Lange Saxonia nạm kim cương, một chiếc đồng hồ màn trập Vacheron và khoảng 20 chiếc đồng hồ rất sang trọng khác,... nhưng chẳng cái nào công phu, phù phiếm, lấp lánh như chiếc đồng hồ bấm giờ Chopard Imperiale nạm kim cương và sapphire vàng vàng.
Thế nhưng Chopard Imperiale mới chỉ là một trong số ít những chiếc Chopard được xem là “phù phiếm" đã ra từng xuất hiện. Chúng khác với bộ sưu tập Chopard ngày hôm nay. Và chủ đề của bài viết này là những chiếc đồng hồ trang sức của Chopard, những thiết kế bằng vàng vàng được nạm đầy đá quý. Chúng lộng lẫy và chắc chắn rồi, nó không được mô tả với tính từ “khiêm tốn" bao giờ. Những cái tên Cartier, Bulgari, Piaget và Boucheron đều bị coi là "thương hiệu trang sức". Đã đến lúc chúng ta có một cái nhìn tương tự với Chopard?
Những chiếc đồng hồ trang sức
Có vẻ như các nhà sưu tầm đang càng ngày quan tâm đến đồng hồ từ những năm 70, mà năm ngoái đại diện là các mẫu đồng hồ trang sức: những chiếc vòng tay đồng hồ đúng nghĩa. Thập niên 70 là một giai đoạn mà các thương hiệu tiến hành những cuộc thử nghiệm. Đồng hồ bất đối xứng của Gilbert Albert cho Patek Philippe hay mặt số bằng đá của Piaget. Vậy còn Chopard? Thương hiệu này cũng đưa những điều “khéo léo" vào trong các thiết kế. Ảnh dưới đây là một chiếc đồng hồ vòng đeo tay đầy mĩ miều, một thiết kế rất thập niên 70.
Chopard, đồng hồ đeo tay dành cho nữ, vàng vàng 18 cara, kim cương, mã não và san hô, 1978
Biểu tượng rắng ngày nay khiến giới đồng hồ hay trang sức nghĩ ngay đến dòng sản phẩm Serpenti của Cartier. Nhưng Chopard cũng không thiếu những chiếc đồng hồ rắn được nạm đá quý.
Chopard Imperiale
Bộ sưu tập Imperiale được ra mắt vào năm 1994 và chiếc đồng hồ dưới đây là món đồ mơ ước của nhiều người trong những năm 90. Những chiếc đồng hồ Imperiale được đính đá quý từ thời kỳ này đều có phần quai càng nối dây được gắn cabochon nhằm gợi lên những cột trụ trong kiến trúc của thời đại Napoléon. Cả chiếc đồng hồ toát lên một vẻ đẹp sang trọng, nhưng cũng không thiếu đi nét mạnh mẽ.
Chopard Time Zones
Ai sẽ khẳng định mình sẽ mãi chỉ thích đồng hồ dáng tròn? Thay vì tạo ra một sản phẩm với thông điệp “đây là chiếc đồng hồ dây đeo da báo thời gian có kích thước 33-36mm, hoàn hảo trên của cổ tay bạn” thì Chopard lại làm ra những điều kỳ lạ. Những chiếc đồng hồ của thập niên, khi không có quy tắc nào trong chế tạo đồng hồ hoặc trong xã hội.
Đồng hồ Chopard bốn múi giờ, về cơ bản là phiên bản nhân đôi của mẫu đồng hồ kép của họ, bao gồm bốn bộ máy riêng lẻ. Công bằng mà nói thì những chiếc đồng hồ này không được sản xuất để tạo ra những tiến bộ khác biệt.
"Được sản xuất vào những năm 1970 cho cửa hàng Kutchinsky với số lượng cực kỳ hạn chế (khoảng 20 chiếc). Kích thước của Chopard 5093 quả thực là quá lớn, 46mm x 24mm. Có nhiều thiết kế khác nhau đã được phát hành. Sự kết hợp của cấu trúc vỏ và các mặt số khác nhau đã khiến mẫu đồng hồ này là một sự đặc biệt, độc đáo của nhà Chopard".
Chopard St. Moritz
Thương hiệu Chopard đã giới thiệu St. Moritz, tiền thân của dòng đồng hồ Alpine Eagle, vào năm 1980. Đó là dòng đồng hồ hướng đến phong cách sống sang trọng trẻ trung và gợi cảm, một bản sắc gắn liền với thị trấn nghỉ mát trượt tuyết Alpine nổi tiếng. Có lẽ nó là một bước đi đổi hướng của Chopard, bởi vào thời điểm đó mới chỉ tập trung vào trang sức và đồng hồ đeo tay bằng vàng. Nhưng như vậy cũng thật hợp lý khi bắt kịp xu hướng thống trị thị trường của đồng hồ thể thao bằng thép không gỉ.
Câu chuyện về dòng đồng hồ St. Moritz bắt đầu vào năm 1980; sau đó nó được công bố tại Basel vào năm 1982 và có mặt tại các cửa hàng vào cuối năm 1983, và được bán với ba màu: thép không gỉ, hai tông màu (thép và vàng vàng) và vàng vàng nguyên khối. Sau đó, có một số mẫu nạm đá quý và skeleton đã được phát hành.
"Không quá bảy mươi, vừa phải, vừa đủ thú vị, vừa đủ đẹp, vừa đủ khiến người ta kinh ngạc." nhà sưu tập và cựu khách của Talking Clock, Phil Toledano, nói về việc mua chiếc Saint Moritz skeleton gần đây của ông. Theo tin đồn thì việc tạo khung thực sự được thực hiện bởi Armin Strom, một tin vẫn chưa được xác thực. Điều khiến nhiều người ngạc nhiên là kiểu dáng của phần vành bezel. Nó thực sự không phải Chopard trong suy nghĩ của nhiều người và chính phần khác biệt ấy đã nâng tầm vẻ đẹp của đồng hồ.
Năm 1984, sau mẫu Saint Moritz nguyên bản, Chopard đã cho ra mắt bộ đồng hồ St. Moritz Rainbow đính kim cương và đá quý nhiều màu. Đây là thời điểm cực kỳ sớm để đánh dấu việc thiết lập “cầu vồng”.
Chopard đã áp dụng rất nhiều ý tưởng thiết kế giống với các thương hiệu lớn khác trong thập niên 70 và 80. Tuy nhiên, rất nhiều trong số chúng lại hơi bị đánh giá thấp, thấp hơn so với Rolex, Piaget, hay Patek Philippe bằng vàng nạm đá quý.