Cảm nhận về sự kiện Watch Art Grand Exhibition diễn ra tại Singapore
Đây là lần thứ 5 mà Watch Art Grand Exhibition được tổ chức sau các lần diễn ra ở các thành phố lớn như Dubai, Munich, London và New York. Sau khi để lại những dấu ấn đặc biệt tại 4 thành phố Dubai, Munich, London và New York, Singapore sẽ là điểm dừng chân tiếp theo của triển lãm “The Art of Watches” của thương hiệu Patek Philippe. Cuộc triển lãm quy mô lần thứ 5 và cũng là lớn nhất này sẽ được diễn ra từ ngày 28/9 - 13/10/2019. Các sự kiện trước đó đã được tổ chức rất thành công tại thành phố New York (13-27/7/2017, 27.000 khách), Luân Đôn (27/5-7/6/2015, 42.500 khách), Munich (17-27/10/2013, 22.000 du khách) và Dubai (24-27/1/2012, 3.500 khách).
Sự kiện Watch Art Grand Exhibition trong năm nay diễn ra từ 28/9 đến 13/10 tại resort Marina Bay Sands thuộc đảo quốc Sư tử Singapore, khu vực Tổ chức là Sands Theatre rộng đến 1900 mét vuông. — tại Marina Bay Singapore.
- Khám phá triển lãm Patek Philippe Watch Art Grand Exhibition 2019 tại Singapore (Phần 1)
Phía bên trong Sand Theatre được chia thành 19 khu vực chính. Mình đang đứng tại khu vực sảnh vào. Phía trước là sảnh đón khách tham quan. Đây là sảnh đón khách phía bên trong sự kiện, với tác phẩm nghệ thuật của nữ kiến trúc sư Emmanuelle Moureaux "cây hoa 100 màu sắc mang tinh thần Majula Singapura (Singapore tiến lên theo tiếng Malaysia)".
Đây là khu vực số 19, khu vực lịch sử của quốc gia Singapore. Patek Philippe vô cùng tinh tế khi đã trang trí vô cùng bắt mắt và màu sắc khu vực này ngay tại lối ra vào của sự kiện. Khu vực số 19 này chia làm 2 phần chính như một dãy hành lang, phía bên ngoài là 5 bức tranh được xếp hình nổi siêu đẹp từ Giấy, phía bên trong trưng bày đồng hồ theo chủ đề tương ứng của từng bức tranh. Sự sắp đặt đầy màu sắc và đắm chìm này phản ánh thời gian trôi qua như thể không gian có thời gian riêng của nó. Lấy cảm hứng từ cái đẹp, màu sắc và hương thơm của loài hoa Frangipani, kiến trúc sư Emmanuelle Moureaux đã tạo ra cây hoa với 11.500 cánh hoa là điểm nhấn không vị khách nào có thể bỏ qua khi tham dự triển lãm Patek Philippe 2019 lần này.
Màu săc vô cùng hài hòa và rực rỡ!!! Vẻ đẹp muôn màu của thiên nhiên là tone màu thương hiệu Patek Philippe mang đến cho sự kiện lần này.
Bức tranh số 1: Thành phố Singapore với những toà nhà cao chọc trời, và điểm nhấn là Marina Bay Sand mang chủ để "Strong National identities".
Hình tượng chim thần Garuda hay Kim sí điểu, Ca-lâu-la là một loài chim thần trong Ấn Độ giáo và ảnh hưởng sang Phật giáo có ảnh hưởng lớn tới nhiều người dân Singapore. Trong Ấn Độ giáo, Garuda là một con vật cưỡi của thần Vishnu, nó được biểu hình bằng một con chim săn mồi có đầu người, với ba mắt và mỏ đại bàng. Patek Philippe đã đem tới Phiên bản đồng hồ để bàn 1619M mang tên "Holiday in Thailand" để nói về điểm tương đồng giữa hình tượng chim thần Garuda này.
Chiếc đồng hồ để bàn được làm theo hình trụ tròn truyền thống của nhà Patek Philippe, được làm men gốm với nhiều màu sắc bắt mắt. Đây là một chiếc đồng hồ độc bản nhằm kỉ niệm đất nước Thái Lan. Chiếc đồng hồ với cỗ máy mang tên "Caliber 17' " PEND. Chiều cao 213.5 mm.
- Khám phá triển lãm Patek Philippe Watch Art Grand Exhibition 2019 tại Singapore (Phần 2)
Chiếc đồng hồ quả quýt của vị vua Rama V có tuổi đời hơn 120 năm hiện tại được mang từ Bảo tàng của Patek Philippe tại Geneve về tới Triển lãm Patek Philippe 2019 tại Singapore.
Chiếc đồng hồ bỏ túi của PP mang mã hiệu 1457 với chức năng điểm chuông 2 gông. Mặt số men trắng với cọc số La mã, kim giây nhỏ góc 6 giờ. Kim bằng vàng vàng dáng kim Louis XV. Cỗ máy được sử dụng cho chiếc đồng hồ này là cỗ máy Piguet, mạ rhodium và một số cải tiến về bộ thoát, bánh xe cân bằng với vít tinh chỉnh bằng vàng, dây tóc dạng "terminal curve - cong đầu cuối". Chiếc đồng hồ được bán vào ngày 3/12/1897 tới Chulalongkorn, vị vua của Siam - Rama V. Vỏ chiếc đồng hồ được chạm khắc với hoạ tiết "vermicelli", mặt đáy được nung men.
Bức tranh số 2 mang tên "An Extraodinary underwater universe" với chủ đề về những sinh vật biển. Chắc hẳn rất nhiều anh chị em sẽ thấy ấn tượng bởi những bức tranh giấy tuyệt đẹp này. Đây là sản phẩm của Studio mang tên Mariane Guely. Họ đã thực sự thành công khi đưa linh hồn vào những miếng giấy để trở thành một tác phẩm nghệ thuật đúng nghĩa.
Hai chiếc đồng hồ để bàn mang tên: "Trophical Isand" và "Poissons" với vẻ ngoài thiên về tone xanh lam, xanh lá gợi liên tưởng về đại dương. 2 chiếc đồng hồ đều có lớp vỏ được hoàn thiện bằng phương pháp nung men gốm. Bên cạnh là chiếc đồng hồ bỏ túi Lepine Kingfisher- Chim Bói cá mang mã Ref 982 / 162G có vỏ bằng vàng trắng. Bản vẽ với Kingfisher men cloisonné (gốm) màu xanh vô cùng ấn tượng trên nền chạm khắc bằng tay vô cùng tinh xảo. Năm Sản xuất: 2014 Giới hạn: Độc bản 1 chiếc duy nhất.
Trong cùng là chiếc đồng hồ đeo tay mang mã hiệu 5077/100R-011 mang tên "water lilies and koi carps"- tạm dịch Cá koi và hoa huệ nước (hoa súng). Đây là một phiên bản giới hạn với kĩ năng làm mặt số ấn tượng, không chỉ đơn thuần là mặt số men vẽ thông thường, Patek đã thực hiện một kỹ năng phức tạp hơn mang tên "plique-à-jour enameling". Với các ô hở ở hoạ tiết hoa, cùng màu sắc bóng, mặt số này gợi nhớ đến nghệ thuật kính màu thường được trang trí ở những nhà thờ cổ kính. 141 viên Kim cương được set trên vành bezel và 4 tai càng đồng hồ, tổng trọng lượng kim cương ~1,1 ct Một chiếc đồng hồ tương tự với tình trạng new 100% đã được Christies đấu giá thành công với giá về tay khách hàng là 1.000.000 hkd ~gần 3 tỷ tại cuộc đấu giá vào tháng 4/2016.
Sau khi được xuống biển, chúng ta sẽ lên rừng. Bức trang mang đề tài: "unique flora and fauna" - tạm dịch là "hệ sinh thái độc nhất". Với khí hậu nhiệt đới, những quốc gia cùng đông nam á luôn sở hữu một hệ động thực vật phong phú, những loài hoa đa dạng nhiều màu sắc.
Bộ sưu tập bao gồm 9 chiếc đồng hồ: 1 chiếc đồng hồ để bàn, 3 chiếc bỏ túi, 2 chiếc dành cho phái mạnh và 3 chiếc cho phái đẹp.
Hai chiếc đồng hồ nam một chiếc à 5077P -65 "royal tiger" với lớp vỏ bằng bạch kim Platinum thuộc bộ sưu tập calatrava với mặt số được hoàn thiện bằng kĩ thuật wood marquetry dial - nghệ thuật "kết gỗ". Mặt số là thành quả sau 50 giờ của nghệ nhân kết gỗ với 120 đến 137 miếng gỗ từ 6 đến 8 loại khác nhau. Các cọc số chỉ giờ kim cương. Phiên bản tương tự nhưng với bức tiểu hoạ khác là 5077P -092 snake, phức tạp ở khâu chế tác mặt số hơn với 60 giờ công, 219 chi tiết thuộc 13 loại gỗ đặc biệt. Cả hai chiếc đồng hồ đều có đường kính 38 mm.
Những chiếc đồng hồ trong bộ sưu tập với màu sắc vô cùng bắt mắt. Đặc biệt là 2 chiếc đồng hồ S0303A và S0303B - The Peaches (những trái đào). Đây là 2 chiếc đồng hồ mặt dây chuyền Pedant watch được làm riêng cho thị trường Trung Quốc.
Bộ máy được đánh dấu kí hiệu “ILBERY London 6498 và “ILBER London 6499” tại phần khung chính phía sau, bộ thoát, núm vặn. Mặt số đồng hồ dạng tráng men với màu trắng, Bộ hiển thị: Giờ 12 giờ (số la mã), phút 60p, số Ả Rập) ở chính tâm và mặt số phụ báo giây góc 6 giờ. Đặc biệt của chiếc đồng hồ này là vỏ khung kiểu dáng trái đào làm từ vàng với phần tráng men và khảm trai trang trí bên trên. Khoảng năm 1810 - hiện thuộc về bảo tàng của Patek Philippe.
Chiếc đồng hồ để bàn mang mã hiệu 1675M - "Farquhar Collection". Chiếc đồng hồ độc bản cao 213.5mm được tạo ra để kỷ niệm Singapore 50 năm độc lập. Chiếc đồng hồ thuộc về viện bảo tàng quốc gia Singapore.
Ba Chiếc đồng hồ 5077/100G -035. 036 và 037 "Portrait of Flowers" dành cho phái đẹp với 3 loài hoa "Rhododendrons - Đỗ quyên", hoa "Primroses" và "Mimosa". Mặt số của 3 chiếc đồng hồ được vẽ và nung men gốm. Bắt đầu với một nền mặt số men trắng cơ bản, những nghệ nhân đồng thời là những nghệ sĩ tài hoa đã vẽ nên những bức tiểu hoạ với chi tiết vô cùng nhỏ bé. Một bảng màu từ 7 đến 9 màu tuỳ theo từng mặt số, cùng cây cọ nhỏ họ đã tạo nên những bức tranh sống động - Art pieces đúng nghĩa. Mỗi mặt số cần 8 đến 10 lần nung ở nhiệt độ từ 670 độ đến 690 độ. Vành Bezel và 4 tai càng (lugs) được set 113 viên kim cương thiên nhiên với chất lượng hàng đầu. Vỏ vàng trắng đường kính 38mm, cỗ máy tự động truyền thống caliber 240 và đáy kính Sapphire cho chúng ta dễ dàng chiêm ngưỡng. Dây da đi kèm có màu phù hợp với bức tranh trên mặt số.
S0610- Chiếc đồng hồ mặt dây chuyền hình quả dưa với âm nhạc cùng hình động. Được thiết kế dành riêng cho thị trường Trung Quốc, và bên trong là bộ máy được thực hiện bởi Piguet & Melan. Bộ máy đồng hồ có đánh ký hiệu “P M” trên tấm khung chính, và được đánh số thứ tự 3654; gồm có 2 hộp cót, dùng cho hai chức năng: phát nhạc và hình động, lên cót; bộ thoát hình trụ. Các chức năng phức tạp: Phát nhạc và hình động. Hình động ký hiệu bởi hai chữ “P M”, đi kèm hai chức năng hiển thị thời gian và phát hình. Hình ảnh xuất hiện sẽ là một em bé trai chơi đùa cùng đàn lia, còn người phụ nữ chơi đàn hạc với một chú chó ngồi cạnh chân bà. Mặt số đồng hồ dạng tráng men màu trắng, cùng kim giờ, phút, giây. Cơ chế âm thanh điểm theo giờ và theo nhu cầu riêng của người đeo, được điều khiển bởi hệ thống 19 bánh răng. Bộ vỏ đồng hồ nhìn như một quả dưa trong chất liệu vàng, vốn được vẽ tráng men cùng khảm trai trang trí bên trên. Chiếc đồng hồ sản xuất khoảng năm 1820, và nằm trong Bảo tàng Patek Philippe.
Bức hoạ tiếp theo mang chủ đề " Rich im Artisanship"
Có 2 chiếc đồng hồ đeo tay và 2 chiếc đồng hồ để bàn trong bộ sưu tập này.
CHiếc đồng hồ để bàn có màu xanh lam mang mã hiệu 1665M mang tên "Văn hoá Peranakan"được tráng men xanh chủ đạo. Tác phẩm này nhằm tỏ lòng kính trọng đến tộc người Peranakans - những người Trung Quốc được sinh ra nơi eo biển (thuộc địa cũ của Anh là Malacca, Penang và Singapore). Những hoạ tiết trang trí thường thấy trên gạch hoặc cửa sổ với màu sắc rực rỡ. Để tạo ra những bông hồng , hoạ tiết lá và cây, các nghệ nhân đã phải sử dụng hơn 28 mét dây vàng (53,3g) có kích thước 0,2 x 0,6 mm và tạo men 14 màu sắc trong đó. Trải qua quá trinh nung mỗi bộ phận 7 đến 8 lần ở nhiệt độ 890 độ C. Đồng hồ hiển thị giờ phút với các cọc số dạng Breguet được tráng men đen, trung tâm là lớp men màu hồng mờ. Đôi chút về nghệ thuật tráng men màu - đây là một nghệ thuật đòi hỏi kĩ năng cao và đã có từ rất lâu đời. Tráng men được sử dụng để trạo ra đồ trang trí nhiều màu sắc lộng lẫy. Đầu tiên chúng ta sẽ phải phác thảo bằng những dây vàng. Sau đó lấp đầy bằng bột men. Tiếp đến là quá trình nung ở nhiệt độ cao
Hai chiếc đồng hồ đeo tay Patek Philippe 5077/100R -025 mang tên "Floral ScrollS" và Patek Philippe 5089G-024 "Tulips". Chiếc đồng hồ đeo tay Patek Philippe 5077/100R -025 "Floral ScrollS" thể hiện kỹ thuật men gốm từng chi tiết nhỏ của một bức tranh- Nghệ thuật tráng men này có tên chi tiết là "miniature enameling". Với một bàn chải rất rất nhỏ, nghệ nhân vẽ lên trên một lớp nền men trắng, sau đỏ sử dụng 7 màu men Apaque và 10 lần nung với nhiệt độ dao động từ 680 đến 750 độ C. Phiên bản "Floral ScrollS" 5077 được sản xuất với số lượng hạn chế. Đường kính 38mm, kim cương tại vành bezel và các tai càng có tổng trọng lượng hơn 1 ct.
Tiếp đến là piên bản 5089G-024 "tulips" với hình tượng những bông hoa Tulip. Hài hoà giữa 3 màu sắc hồng, lam nhạt và lam đậm gợi nhớ đến những đồ hoạ tiết và màu sắc ở gạch lát của nhà thờ hồi giáo hoàng gia Istanbul. Đường kính 38,6 mm, chiếc đồng hồ cần hơn 50cm dây vàng.
Phiên bản đồng hồ để bàn độc bản mã hiệu 20074M mang tên"Thai Ornaments". Chiếc đồng hồ đã tiêu tốn khoảng 35 mét dây vàng, được nung ở nhiệt độ 745 đô C.
A Port of Trade to Gateway to Asia" là chủ để bức tranh cuối cùng. Singapore là quốc gia, là điểm đến kết nối Châu Á với thế giới và ngược lại.
Hai chiếc đồng hồ bỏ túi Pocket watch : S0112 - Factories in Canton vá 0799 The Chinese Temple -2 mặt điểm chuông với chuyển động (Automaton).
Chiếc đồng hồ S0799 The Chinese Temple với cỗ máy số 1329, khoá lên cót, chức năng điểm chuông 2 gông kết hợp chuyển động. Mặt số hiển thị giờ với chất liệu men trắng, hiển thị giờ, phút. Chiếc đồng hồ năm 1805 thuộc bảo tàng Patek Philippe.
Chiếc đồng hồ S0112 Factories in Canton được chế tác cho thị trường Trung Quốc. Năm 1830, thuộc bảo tàng Patek Philippe.
Đây là chiếc đồng hồ để bàn dành tặng tới Viện bảo tàng quốc gia Singapore nhân sự kiện lần này. Chiếc đồng hồ với hình ảnh đầy màu sắc với bầu trời đêm với pháo hoa, hình ảnh khách sạn Marina Bay Sand, Cầu vồng khổng lồ cùng những toà địa ốc.
Tiếp theo tham quan những căn phòng phía bên trong sự kiện: phòng chiếu phim, phòng mô phỏng Salon Patek Philippe trên đường Rue Du Rhone- Geneva và phòng Napoleon với chuyển động của hồ Geneva
Không gian rộng, thoáng, sang trọng từ những tấm thảm trải sàn. Phòng chiếu phim lịch sử về Patek Philippe, cuộc gặp gỡ giữa ngài Patek và ngài Philippe, cuộc chuyển giao thương hiệu tới gia đình Stern danh giá.
Gian phòng mô phỏng Salon của Patek Philippe tại Geneve.
Đây là máy hướng dẫn kiểu Tourguide!
Napoleon Room
Những bộ sưu tập hiện tại không có quá nhiều điểm giới thiệu vì mình đã review tại Baselworld 2019 năm nay rồi.
Tiếp theo chính là bảo tàng những di sản hàng trăm năm tuổi của Patek Philippe có mặt tại đảo quốc sư tử. Phần này tôi đã tách ra 1 bài viết riêng, quý vị có thể xem chi tiết tại đây.
Và cuối cùng đây là căn phòng mình yêu thích nhất mang tên "Rare Handcrafts" - nơi những bàn tay lành nghề được đào tạo bài bản thi triển 4 kỹ năng chế tác tuyệt vời:
Painting + Enameling - vẽ và lên men gốm
Wood Marquetry - nghệ thuật ghép gỗ
Engraving - Chạm khắc nghệ thuật
Guilloché- tạo những loại vân Guilloché, là một kỹ thuật trang trí cơ khí chính xác, phức tạp và lặp đi lặp lại bằng cách khắc cơ học vào mặt số, lớp vỏ đồng hồ thông qua động cơ quay dạng máy tiện.Chi tiết về từng kỹ năng chế tác:
I/ Kỹ thuật trạm khắc
Dao khắc, Dao trạm, và các loại công cụ cầm tay có đầu nhọn khác là những dụng cụ cổ xưa đã được sử dụng hàng trăm năm nay để trang trí đồng hồ. Những bậc thầy chế tác sẽ sử dụng các công cụ trên để tạo nên cảnh vật tuyệt đẹp trên đồng hồ bỏ túi hay tôn tạo nên kiến trúc thanh nhã của những bộ máy đồng hồ có kiểu dáng skeleton.
Những người thợ thủ công với tay nghề cao đang ngày càng ít đi về mặt số lượng. Trong năm 1789, có gần 200 thợ trạm khắc tại Geneva. Còn ngày nay, số lượng này giảm xuống còn khoảng 12 người. Tại Patek Philippe, những kỹ thuật được sử dụng thường xuyên nhất là khắc ròng (tạo bề mặt có những vết rạch rõ ràng), phù điêu (sử dụng trên viền ngoài của huy chương, đồng xu), khắc nổi (nơi những nghệ sỹ khắc sâu vào trong kim loại), dập nổi và khắc nổi pounced ornament. Và đừng bao giờ bỏ quên kỹ thuật khảm chồng damascening (tạo ra các vùng lõm trên mặt số để gắn các sợi vàng mảnh vào bằng búa nhỏ sau đó).
II/ Kỹ thuật ghép gỗ:
Cẩn gỗ được sử dụng trong công đoạn hoàn thiện mặt số đồng hồ, tạo nên vẻ đẹp tới từng chi tiết cùng sự pha trộn của vô vàn sắc thái khác nhau. Mỗi sáng tạo đều kiệt xuất. Để có thể thi triển kỹ thuật cẩn gỗ thực sự cần những người có kinh nghiệm, sự kiên nhẫn và cả sự khéo léo. Người nghệ nhân bắt đầu bằng cách tạo bản vẽ trên giấy. Sau đó sẽ cắt ra từng chi tiết siêu nhỏ, và rồi đi lựa chọn nguyên liệu. Giống như cách họa sỹ chọn ra bảng màu chính, nghệ nhân cẩn gỗ cũng sẽ chọn ra từ 120 tới 130 mảnh gỗ với màu sắc và hoa vân khác nhau và từ từ tạo thành từng miếng gỗ (gồm khoảng 10 lớp gỗ giống nhau). Những miếng gỗ sẽ được đem đi cắt rời bằng một chiếc cưa tay, dĩ nhiên, lưỡi chém phải thức sự sắc. Từ 10 lần cắt, nghệ nhân sẽ chọn ra một miếng gỗ ưng ý nhất, và lắp vào vị trí mong muốn, nhằm hướng tới bề mặt hoàn mỹ nhất.
III/Kỹ thuật tráng men:
Tráng men là kỹ thuật truyền thống, được lưu giữ cẩn thận từ thế hệ này qua thế hệ khác tại xưởng chế tác Patek Philippe. Phức tạp nhất trong số đó chắc hẳn là vẽ tiểu họa trên nền tráng men, hiện được các chuyên gia ứng dụng trong vài mẫu đồng hồ đặc biệt. Kỹ thuật tráng men Cloisoné được sử dụng để tạo ra những mảng màu đa sắc, bao gồm các công đoạn lần lượt là: định hình thiết kế bằng những sợi vàng siêu mỏng đã được uốn cong, sau đó mới tiếp hỗn hợp phụ liệu men vào từng ô đã phân. Lớp men này sẽ trở nên trong suốt bởi công đoạn nung nóng trong lò nhiều lần.
Trong kỹ thuật tráng men champlevé, kim loại được chạm khắc thành từng khu vực với họa tiết riêng biệt, sau đó men mới được thêm vào và đem đi nung ở mức nhiệt lên tới 800 độ C.
Kỹ thuật tráng men flinqué yêu cầu nghệ sỹ phủ một lớp men trong suốt lên tấm kim loại có sẵn vân guilloché vốn có khả năng bắt sáng cao như vân sóng hoặc chải tia nhằm mục đích tạo ra bề mặt bắt sáng ấn tượng.
Kỹ thuật tráng men thứ năm chính là plique-à-jour, nhắc nhớ tới ô cửa sổ có gương sáng bóng. Từng tấm kim loại được đục sẵn theo ô và thêm lớp men sau đó rồi đem đi nung. Tất cả những thứ này phải được thêm vào men paillonné, được sản xuất bằng đắp những lớp men có màu sắc trong suốt lên những miếng vàng hoặc bạc rất mỏng.
Kỹ thuật tráng men siêu hiếm nữa chính là grisaille. Những nghệ sỹ tạo ra bức tranh siêu nhỏ với các gam màu dịch chuyển từ xám, trắng đến đen. Trên nhiều chiếc đồng hồ để bàn, Patek Philippe đã sử dụng liên tiếp những kỹ thuật cổ xưa lại những làng nghề nổi tiếng như Limoges hay Longwy.
Sự kiện năm nay lại làm cho tôi trở nên trầm trồ từ những chiếc đồng hồ cực kì cuốn hút, lẫn phong cách trang trí hài hòa giữa hiện đại và cổ điển, vô cùng nhiều sắc màu thiên nhiên cho tôi cảm giác vô cùng sung sướng như là cảm giác khi nhận được tấm vé mời của sự kiện lần này. Nhưng vẫn có một chút dư vị tiếc nuối vì hạn chế về thời gian, không thể ngắm nhìn những tuyệt tác lâu hơn.
Sự đồng hành của các bạn chính là niềm động lực của chúng tôi, để Gia Bảo Luxury có thể mang thêm nhiều kiến thức cũng như tin tức về các thương hiệu đồng hồ đến với các bạn đọc.