Đồng Hồ Patek Philippe Nautilus 5711/1R-001

4.080.000.000 VND 4080000000
(Giá có thể thay đổi tùy thời điểm)
Đồng Hồ Patek Philippe Nautilus 5711/1R-001
Đồng Hồ Patek Philippe Nautilus 5711/1R-001
Đồng Hồ Patek Philippe Nautilus 5711/1R-001
Đồng Hồ Patek Philippe Nautilus 5711/1R-001
Order
Trung bình
Tốt
Rất tốt
Như mới
Chưa sử dụng
Star icon Mới
Thẻ bảo hành: 2021
Bảo hành chính hãng 2 năm trên toàn cầu
Thời gian order: 2 - 5 tuần

Giới thiệu đồng hồ Patek Philippe Nautilus 5711/1R-001

Dòng Nautilus của Patek Philippe đã là định nghĩa lại sự thanh lịch của đồng hồ thể thao từ năm 1976. 40 năm trôi qua bao gồm một bộ sưu tập tuyệt vời của các mẫu dành cho nam, nữ. Với các chất liệu thép, vàng hồng, vàng trắng hay sự kết hợp 2 tông màu, chúng thể hiện một lối sống cực kỳ năng động.

Đồng Hồ Patek Philippe Nautilus 5711/1R-001

Đồng Hồ Patek Philippe Nautilus 5711/1R-001

Đồng Hồ Patek Philippe Nautilus 5711/1R-001

Cỗ máy Patek Philippe Caliber 324 S C với đường kính 40 mm bao gồm 213 chi tiết máy, 29 chân kính. Tấn số dao động 28800 nhịp/h. Dự trự cót 35-45 giờ, thiết kế thật nổi bật, nhận diện phiên bản vàng hồng 18k nguyên khối này thật rõ ràng và sang trọng.

Đồng Hồ Patek Philippe Nautilus 5711/1R-001

Đồng Hồ Patek Philippe Nautilus 5711/1R-001

Đồng Hồ Patek Philippe Nautilus 5711/1R-001

Đồng Hồ Patek Philippe Nautilus 5711/1R-001

Đồng Hồ Patek Philippe Nautilus 5711/1R-001

Xem thêm
Thu gọn

Thông số kỹ thuật đồng hồ Patek Philippe Nautilus 5711/1R-001

Tình trạng mới 100%
Phụ kiện Hộp, sổ, thẻ bảo hành 2021
Xuất xứ Patek Philippe, Thụy Sĩ
Kích thước, Size 40mm
Ref 5711/1R-001
Movement Automatic, Cal 324 S C
Chức năng Giờ, phút, giây, ngày
Chất liệu Vàng hồng 18k

Gia Bảo giúp khách hàng có nhu cầu gửi đồng hồ trực tiếp tới trung tâm bảo hành chính hãng của Patek Philippe. Được cấp giấy chứng nhận của hãng sau khi bảo hành. Xem chi tiết tại đây.

Đánh giá đồng hồ Patek Philippe Nautilus 5711/1R-001

Tìm hiểu sâu về bộ sưu tập

Tìm hiểu sâu về bộ sưu tập "Coffret" của thương hiệu FP Journe

Đăng bởi Thu Huyền

Dù không quá nổi, nhưng FP Journe "Coffret" lại có tệp khách trung thành riêng

Trong phiên đấu giá Hong Kong Watch Auction: XVII được tổ chức vào ngày 24 và 25 tháng 11 vừa qua bởi đơn vị Phillips, có hơn 200 chiếc đồng hồ tốt nhất, hiếm có nhất đã được rao bán. Thế nhưng, nổi trội trong số đó không thể bỏ qua cả năm chiếc FP Journe 38mm bằng thép không gỉ. Có tên gọi "Coffret", bộ sưu tập này được bán 5 chiếc một với số lượng 38 bộ vào năm 2015.

Thương hiệu FP Journe phát hành chiếc đồng hồ đầu tiên của mình vào năm 1999 và với kích thước 38mm. Thương hiệu tiếp tục duy trì sản xuất vỏ 38mm và vỏ 40mm vào sau đó, nhưng tới năm 2015, FP Journe tuyên bố ngừng sản xuất vỏ có kích thước 38mm. Thay vào đó, hãng chỉ cung cấp đồng hồ 40mm và 42mm.

Để kết thúc một dấu mốc quan trọng, người sáng lập thương hiệu, ngài Francois-Paul Journe đã tạo ra một bộ sưu tập, gồm 5 chiếc đồng hồ khác nhau, bao gồm Tourbillon Souverain, Chronomètre à Résonance, Octa Automatique, Octa Calendrier và Chronomètre Souverain) nhưng chung đặc điểm là vỏ thép 38mm và mặt số cùng tông màu mù tạt vàng. Cũng chỉ có 38 bộ sản phẩm có tên gọi Coffret được cung cấp, với giá chỉ 300.000 USD.

Những cống hiến của nghệ nhân Francois-Paul Journe trong giới chế tạo đồng hồ cao cấp đã được công nhận của các nhà phê bình, những nhà sưu tập và cả đồng nghiệp cùng ngành. Cụ thể là tới năm 2004, việc phát triển tourbillon cùng tính năng deadbeat seconds trong đồng hồ Remontoire d'Egalité avec Seconde Morte thì cái tên Francois-Paul Journe đã là một ngôi sao trong ngành chế tạo đồng hồ.

Lô 815: Đồng hồ F.P. Journe Tourbillon Souverain 38mm

Chúng ta sẽ bắt đầu tìm hiểu bộ sản phẩm FP Journe "Coffret" với chiếc Tourbillon Souverain, một mẫu đồng hồ thật sự hấp dẫn về mặt hình ảnh. 

Trong khi những chiếc đồng hồ khác trong bộ 5 chiếc này được trang bị các bộ máy không thể phân biệt được với các bộ máy có trong các mẫu tiêu chuẩn thì bộ máy trong Tourbillon Souverain lại là một yếu tố riêng biệt. Dòng sản phẩm FP Journe Tourbillon thế hệ đầu tiên mà hãng duy trì sản xuất trong thời gian ngắn từ 1999 đến 2003 vốn được trang bị bộ máy bằng đồng thau kèm cơ chế Remontoir d'Egalité, khác với loạt sản phẩm có bộ máy bằng vàng hồng như hiện tại.

Để kỷ niệm lại loạt đồng hồ FP Journe Tourbillon thế hệ đầu tiên, thì chiếc Tourbillon Souverain trong bộ 5 chiếc "Coffret" phát hành năm 2015 lại được trang bị bộ máy bằng đồng thau bên trong bộ vỏ thép 38mm. Cực kỳ hiếm và thực tế cũng chỉ có những chiếc tourbillon thép phiên bản giới hạn 38 chiếc mới có bộ máy này.

Về phần mặt số, FP Journe "Coffret" Tourbillon Souverain giữ lại bố cục vô cùng thanh lịch của các thiết kế tiêu chuẩn, trong khi màu nền “mù tạt" lại rất bắt mắt. Hệ thống Remontoir d'Egalité một giây đặt lệch nằm cân xứng với vòng tròn báo giờ màu trắng. Thiết kế mở một phần lại còn khoe khéo léo bộ máy đẹp mắt bên dưới, có lớp hoàn thiện perlage cực nổi bật.

Được đánh số thứ 27 trong phiên bản giới hạn gồm 38 chiếc, Tourbillon Souverain hiện tại mang đến cơ hội lý tưởng cho những người sành sỏi có được một kiệt tác với chất lượng cao.

Kết thúc phiên đấu giá, đồng hồ đã thuộc về chủ nhân mới với giá 3.429.000 HKD trong khi giá ước tính của cỗ máy này là 1.200.000 - 2.400.000 HKD.

Lô 816: Đồng hồ FP Journe Chronomètre à Résonance 38mm

Lấy cảm hứng từ tác phẩm của nhà chế tác đồng hồ vĩ đại thế kỷ 18 Antide Janvier cũng như chịu ảnh hưởng lớn từ nghệ nhân vĩ đại Abraham-Louis Breguet, ngài Francois-Paul Journe đã tiến hành một thử thách là tạo ra chiếc đồng hồ đeo tay đầu tiên sử dụng hai bộ thoát cộng hưởng, được đặt rất gần nhau, ăn khớp với nhau. Hai vẫn tốt hơn một, các bộ thoát đồng bộ sẽ nâng cao độ chính xác của đồng hồ và ít tạo ra sai lệch hơn so với một bộ phận đơn lẻ.

Chỉ với 38 mẫu được sản xuất, Chronomètre á Résonance nằm trong lô sản phẩm 816 quả thực rất hấp dẫn. Đó là một trong những chiếc FP Journe cuối cùng có kích thước 38mm được sản xuất.

Thiết kế tổng thể gợi nhớ về sản phẩm đầu tiên được cung cấp trong khoảng thời gian từ 2000 đến năm 2009 trong khi lại sở hữu vỏ thép không gỉ. Khác với thế hệ đồng hồ sau đó, những chiếc Chronomètre á Résonance trong giai đoạn 2000 - 2009 cũng như thiết kế FP Journe "Coffret"Chronomètre à Résonance 38mm có hai mặt số phụ tách riêng, đối xứng với nhau. Ở phía trên của mặt số là chỉ báo thời lượng cót. Tuy nhiên, thay vì cho biết năng lượng còn lại bao nhiêu giờ, chỉ báo này sẽ có biết đã qua bao nhiêu giờ kể từ khi đồng hồ được lên cót.

Sở hữu vẻ ngoài đẹp đẽ của những chiếc Résonance thế hệ đầu tiên, nhưng bên trong chiếc FP Journe "Coffret" Chronomètre à Résonance 38mm này lại là bộ máy cal. 1499.3 - giống với các thiết kế hiện tại. 

Được đánh số 27 trong số 38 chiếc giới hạn, cỗ máy Chronomètre á Résonance bằng thép không gỉ này chắc chắn là một sản phẩm đặc biệt đối với các nhà sưu tập Journe, được bảo quản trong tình trạng “như mới”.

Kết thúc phiên đấu giá, đồng hồ đã thuộc về chủ nhân mới với giá 2.286.000 HKD.

Lô 817: Đồng hồ FP Journe Octa Calendrier 38mm

Được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2002, Octa Calendrier ngay lập tức được toàn ngành biết đến và công nhận tại Grand Prix d'Horlogerie de Genève với giải thưởng Special Jury Prize danh giá. Chiếc đồng hồ lịch hàng năm này về cơ bản mang đậm phong cách của FP Journe cả về ngôn ngữ thiết kế lẫn bộ máy.

Được đặt trong vỏ 38mm, chiếc Octa Calendrier hiện tại là một phần của bộ sản phẩm FP Journe "Coffret" giới hạn năm 2015. Mặt số tông màu vàng ấm áp cùng chất liệu thép trung tính là một sự kết hợp hoàn hảo. 

Ở bên trái mặt số, lịch hàng năm chiếm vị trí trung tâm. Nó cho biết thứ và tháng qua ô cửa sổ trong khi báo ngày ngày là một vòng cung lớn có các chỉ số lẻ từ 1 đến 31 rất dễ đọc. Nửa bên phải của mặt số là mặt số guilloche màu trắng cho biết các nội dung như là giờ, phút và giây.

Mặc dù bản thân chiếc đồng hồ này có vẻ đẹp không thể phủ nhận, nhưng bộ máy bên trong nó mới khiến danh tiếng của thương hiệu FP Journe vươn xa hơn. Kể từ khi ra mắt chiếc Octa Reserve de Marche nguyên bản vào năm 2001, đồng hồ cơ F. P Journe đã được chia thành hai loại bộ máy, bộ máy lên cót tay “Souverain” và bộ máy tự động “Octa” (tiếng Latin có nghĩa là “vô hạn”). Cần phải nhấn mạnh, tất cả các mẫu trong dòng Octa đều giống hệt nhau, cả về đường kính và độ dày. Bộ máy tự động cỡ nòng 1300.3 này được chế tác bằng vàng hồng và có các chi tiết trang trí trên mặt đồng hồ được hoàn thiện thủ công.

Kết thúc phiên đấu giá, đồng hồ về với chủ nhân mới với giá 1.079.500 HKD.

Lô 818: Đồng hồ FP Journe Octa Réserve de Marche 38mm

Octa Réserve de Marche giữ một vị trí ưu tiên trong danh mục sản phẩm của FP Journe với tư cách là chiếc đồng hồ đeo tay tự động đầu tiên của thương hiệu. Được sản xuất từ ​​năm 2001 đến năm 2014, những chiếc đầu tiên lần đầu tiên được trang bị bộ máy bằng đồng thau: cal. 1300 trước khi chuyển sang bộ máy bằng vàng sang trong hơn vào năm 2004.

Về mặt thẩm mỹ, mặt số của chiếc FP Journe "Coffret" Octa Réserve de Marche tự mình toả ra ánh hào quang sở hữu tông màu vàng mù tạt tươi mới kết hợp cùng các kim thép nung xanh thanh lịch và mặt số guilloche biểu tượng. Nằm ở vị trí từ 8 đến 9 giờ là chỉ báo dự trữ năng lượng, với ô lịch ngày lớn phía trên, làm nổi bật tên thương hiệu và phương châm sản xuất của thương hiệu. Cốt lõi của đồng hồ là bộ máy 1300.3, bộ máy đặt nền móng cho các chức năng tự động của FP Journe. 

Kết thúc phiên đấu giá, đồng hồ về với chủ nhân mới với giá 825.500 HKD.

Lô 819: Đồng hồ FP Journe Chronomètre Souverain 38mm

Là xương sống mang tính biểu tượng của thương hiệu, Chronomètre Souverain là hình ảnh thu nhỏ của cam kết bất diệt của FP Journe đối với các cỗ máy đếm thời gian có tính chính xác cao.

Lấy cảm hứng từ đồng hồ chronometer hàng hải có độ chính xác cao của đầu thế kỷ 20, Chronomètre Souverain được hãng giới thiệu vào năm 2005 và nhanh chóng giành được giải thưởng Đồng hồ nam được yêu thích nhất của năm tại Grand Prix d'Horlogerie de Genève.

Chỉ với một số lượng nhỏ được sản xuất, cùng với một số yêu cầu tùy chỉnh từ các khách hàng hiện tại, Chronomètre Souverain đã khẳng định mình là một trong những chiếc đồng hồ đeo tay được thèm muốn nhất của thương hiệu. 

Chiếc FP Journe "Coffret" Chronomètre Souverain chia sẻ đặc điểm chung của loạt sản phẩm giới hạn 38 chiếc là sở hữu mặt số có hai tông màu tương phản. Bên trong mặt số là phần trung tâm màu vàng được trang trí bởi vân guilloche Clous de Paris khác biệt với màu trắng phía bên ngoài. Mặt số đồng hồ có các chi tiết rất đẹp đã được tính toán kỹ càng, tạo ra sự cân đối ổn định.

Thuộc dòng Souverain lên cót tay, đồng hồ FP Journe "Coffret" Chronomètre Souverain có trang bị bộ máy in-house cal. 1304 được làm hoàn toàn bằng vàng hồng. Có thể thấy rõ qua nắp đáy sapphire ở phía sau, bộ máy này có tới hai hộp cót và đã được hoàn thiện thủ công ở trình độ cao với vân perlage rõ nét cùng các đường chải xước, vát cạnh, vân sọc Côte de Genève đều đặn.

Kết thúc phiên đấu giá, đồng hồ về với chủ nhân mới với giá 1.143.000 HKD, cao hơn nhiều so với giá ước tính ban đầu từ đơn vị Phillips là 320.000 - 640.000 HKD.

28/11/2023
Huyền thoại chế tạo vỏ đồng hồ Jean-Pierre Hagmann

Huyền thoại chế tạo vỏ đồng hồ Jean-Pierre Hagmann

Đăng bởi Thu Huyền

Jean-Pierre Hagmann, 81 tuổi, là một nhân vật huyền thoại trong lĩnh vực chế tạo đồng hồ Thụy Sĩ. Vỏ đồng hồ của Hagmann được nhận biết bằng cách khắc tên viết tắt - “JHP” được khắc bên trong của nhiều vỏ đồng hồ của các nhà sản xuất uy tín, bao gồm Audemars Piguet, Jaeger-LeCoultre, Vacheron Constantin và Patek Philippe. 

Bài viết và hình ảnh biên tập từ watchesbysjx

Được biết đến rộng rãi với tên viết tắt là “JPH”, chữ ký được tìm thấy bên trong vỏ đồng hồ của ông, ông Hagmann đã chế tạo vỏ đồng hồ cho hầu hết mọi thương hiệu đồng hồ có tầm ảnh hưởng ở Thụy Sĩ, đặc biệt nổi tiếng nhờ loạt vỏ đồng hồ có chức năng điểm chuông mà ông làm cho Patek Philippe. Danh sách những đơn vị đã “đặt" ông Hagmann làm vỏ còn có Audemars Piguet, Blancpain, những nhà sản xuất đã có cơ sở sở sản xuất riêng ngày nay.

Hành trình để lại dấu ấn cá nhân của ngài Jean-Pierre Hagmann

Sự nghiệp của ông Jean-Pierre Hagmann bắt đầu vào năm 1957, khi đó ông làm việc với tư cách là thực tập sinh tại công ty kim hoàn Ponti Gennari nằm tại Geneva (cơ sở cũ của công ty không còn tồn tại, hiện là Bảo tàng Patek Philippe). Sau đó, ông Jean-Pierre Hagmann tiếp tục học nghề trong vòng 4 năm tiếp theo. Đó là khoảng thời gian bình lặng đối với những người thợ kim hoàn “không có nhiều công việc” do nhu cầu về đồ trang sức nạm đá quý sụt giảm.

Sau đó, ông Hagmann tìm được việc làm tại Gay Freres, một công ty kim hoàn nổi tiếng với tư cách là nhân viên cấp dưới trong bộ phận chế tạo dây đeo đồng hồ. Ông Hagmann bắt đầu thực sự bước chân vào lĩnh vực chế tạo đồng hồ vào năm 1968 khi ông gia nhập nhà sản xuất vỏ đồng hồ Gustave Brera. Ở đó, ông học cách chế tạo vỏ máy, nghệ thuật là theo ông là cần tới cả hai thứ là “sự sáng tạo và độ chính xác”.

Một chiếc nhẫn JPH với thiết kế khác thường

Năm 1971, ông Hagmann chuyển sang làm việc cho Jean-Pierre Ecoffey, một nhà sản xuất dây đeo đồng hồ nổi tiếng J.-P. Ecoffey nhanh chóng mua lại nhà sản xuất vỏ đồng hồ Georges Croisier và giao cho ông Hagmann phụ trách bộ phận vỏ đồng hồ. Đến năm 1984, ông Hagmann đã có đủ kiến ​​thức chuyên môn và mở xưởng sản xuất mang tên của mình.

Ông Hagmann đã thiết kế logo "JHP" nổi tiếng của mình gần bốn mươi năm trước, vào năm 1984

Theo Hagmann, “Rolex, Audemars Piguet, Longines, Jaeger-LeCoultre, Gerald Genta” chỉ là một vài trong số khách hàng của ông. Danh sách khách hàng cũng bao gồm những tên tuổi hàng đầu trong ngành chế tạo đồng hồ độc lập những năm 1990, từ Franck Muller đến Svend Andersen. 

Trên thực tế, ông Hagmann không chỉ sản xuất vỏ cho chiếc đồng hồ đeo tay tourbillon đầu tiên, một sáng tạo đầu tiên của Franck Muller, mà ông còn thiết kế và sản xuất đồng hồ Cintree Curvex đầu tiên, thiết kế có vỏ tonneau hiện là dấu ấn của Franck Muller.

Đồng hồ tourbillon Franck Muller năm 1984, có thể là chiếc đồng hồ đeo tay tourbillon đầu tiên từ trước đến nay, với vỏ kiểu “Empire” do ngài Jean-Pierre Hagmann chế tạo

Vỏ Cintree Curvex đầu tiên được ông Hagmann sản xuất vào năm 1991 cho bộ máy đồng hồ có chức năng điểm chuông và lịch vạn niên

Theo ông Hagmann, 99% số vỏ ông sản xuất là vàng 18k hoặc bạch kim. Và ông cũng cho biết thêm vỏ bạch kim đòi hỏi nhiều công đoạn xử lý hơn so với vàng, thêm khoảng ¼ công đoạn và thời gian, còn vỏ đồng hồ bằng thép thường được sản xuất cho các dự án phục chế.

Vào thời đó, các thương hiệu đồng hồ có quy mô nhỏ hơn nhiều, điều này thúc đẩy ông Hagmann nuôi dưỡng mối quan hệ cá nhân với nhiều nhân viên trong các thương hiệu. Chẳng hạn, ông nhắc đến Madam Dimier, một nhà thiết kế tại Audemars Piguet, người đã tạo ra những chiếc vỏ đồng hồ thanh lịch, nữ tính vào những năm 1970. Và ông Hagmann nói rằng ông biết tên khoảng 100 nhân viên của Patek Philippe, thời mà hãng đồng hồ này có nhân sự khoảng 600 người, so với hơn 1400 hiện nay.

Trước tiên, các thương hiệu đồng hồ sẽ mang bản vẽ thiết kế đến xưởng của ông Hagmann, sau đó ông sẽ chuyển bản vẽ thành bản dựng vỏ. Ông Hagmann đã ví quá trình sản xuất vỏ máy giống như một trận đấu quần vợt, có rất nhiều vấn đề liên quan đến thiết kế và cấu tạo của vỏ máy.

Nguyên mẫu vỏ và dây đeo được sản xuất cho thương hiệu Audemars Piguet vào năm 1985

Một đoạn báo chí từ năm 1982 giải thích về đồng hồ đeo tay Audemars Piguet Philosophique với vỏ JPH

Theo ông Hagmann, phẩm chất quan trọng của một người thợ làm vỏ đồng hồ giỏi là hiểu được “tinh thần và tầm nhìn” của thương hiệu, để có thể “suy nghĩ như [khách hàng]”. Ông Hagmann nhìn thấy sự tương đồng trong âm nhạc cổ điển: nhà soạn nhạc viết nhạc, sau đó nhạc trưởng sẽ diễn giải.

Và giống như nhạc viết, vỏ đồng hồ hồi đó bắt đầu như những bản vẽ trên giấy, không có thiết bị điện tử hay máy tính. Ngay cả quá trình chế tạo vỏ cũng thường thủ công và tẻ nhạt, khi mà các máy CNC tự động vẫn chưa được ngành đồng hồ sử dụng.

Một kế hoạch vẽ tay từ năm 2013 để tái tạo vỏ đồng hồ bỏ túi Audemars Piguet cổ

Cần tính toán cẩn thận để đảm bảo chi phí sản xuất, bao gồm chi phí khấu hao của dụng cụ trong khi sản xuất.

Theo ông Hagmann, thông thường là các đơn đặt hàng từ 200 đến 400 chiếc vỏ, và tối thiểu là 50 chiếc. Nếu đó là một mẫu đồng hồ hoàn toàn mới, đơn hàng ban đầu sẽ nằm trong khoảng từ 50 đến 100 chiếc.

Ông Hagmann cho biết, một cách thức thường được áp dụng, và vẫn được ứng dụng cho tới ngày nay, là một mẫu đồng hồ cụ thể chỉ được sản xuất cho một phân loại khách hàng (là nam hoặc nữ) để thử nghiệm. Nếu mẫu đồng hồ được bán chạy, nhà sản xuất sẽ sao chép vỏ ở tỷ lệ nhỏ hơn dành cho nữ hoặc lớn hơn cho nam.

Xưởng sản xuất của ông Hagmann thực hiện toàn bộ quá trình chế tạo vỏ máy, từ thiết kế, thi công cho đến dập và hoàn thiện. Trong khi việc chế tạo vỏ trong quá khứ thường bị tách biệt, chia cho các thợ thủ công chuyên về các bước cụ thể của quy trình, thì ông Hagmann và xưởng sản xuất của ông là một trong số ít chế tạo vỏ đồng hồ tích hợp theo chiều dọc vào thời điểm đó.

Ông Jean-Pierre Hagmann tại nơi làm việc vào những năm 1980

Kỹ năng được đúc kết trong nhiều năm đã đưa Jean-Pierre Hagmann trở thành một trong những nhà sản xuất vỏ đồng hồ xuất sắc nhất. Ông cũng trở thành nhà sản xuất vỏ cho một số mẫu đồng hồ phức tạp và đắt tiền nhất từ ​​​​trước đến nay. Ví như trường hợp của Star Calibre 2000, chiếc đồng hồ bỏ túi hoành tráng mà Patek Philippe đã giới thiệu vào đầu thiên niên kỷ.

Theo ông Hagmann, vỏ Star Calibre 2000 là một trong những chiếc vỏ phức tạp nhất mà ông từng chế tạo, trên thực tế là một trong những chiếc vỏ đồng hồ thách thức nhất từng được sản xuất ở Thụy Sĩ. Đáng chú ý, ông Hagmann cho biết vỏ của Star Calibre 2000 phức tạp hơn đáng kể so với Calibre 89 (ông được Patek Philippe yêu cầu làm việc đó nhưng đã từ chối do có nhiều đơn đặt hàng), mặc dù Calibre 89 là một chiếc đồng hồ phức tạp hơn.

Ông Hagmann nhớ lại khoảng thời gian cùng với Paul Buclin, một thợ đồng hồ bậc thầy tại Patek Philippe, cả hai cùng tinh chỉnh vỏ cho chiếc Star Calibre 2000. Ông Buclin là một thợ đồng hồ cực kỳ tài năng nhưng rất khiêm tốn. Ký ức của ông Hagmann về người thợ đồng hồ này là một “thiên tài người Pháp”, người đã đeo trên tay chiếc đồng hồ Citroen 2CV đến cuộc họp.

Trở ngại lớn trong việc chế tạo vỏ Star Calibre chính là kích thước. Thiết kế ban đầu của vỏ quá lớn, nên do đó, vỏ sẽ quá nặng, như vậy không hề phù hợp với các cơ chế tạo ra âm thanh. Giải pháp được đưa ra là phần nắp mở ở hai mặt của vỏ đồng hồ.

Ông Hagman cho biết ông đã giao 26 vỏ Star Calibre 2000 cho Patek Philippe sau sáu tuần làm việc. Và chỉ có 1 chiếc quay lại với ông để tiếp tục chỉnh lý, như vậy là quá đủ để tự hào.

Không dừng lại ở Star Calibre 2000, thực tế, ông Jean-Pierre Hagmann còn tham gia sản xuất rất nhiều vỏ đồng hồ điểm chuông của Patek Philippe, bao gồm các mã hiệu 3974, 3979 và 5029. 

Vỏ đồng hồ của ông Hagmann nổi tiếng đến mức những chiếc Patek Philippe điểm chuông có ký hiệu “JHP” được tách riêng hoặc mô tả cụ thể trong các danh mục đấu giá, vì một số nhà sưu tập thấy chúng hấp dẫn hơn. Ông Hagmann đã sản xuất tổng cộng khoảng 1500 chiếc vỏ đồng hồ điểm chuông, trong đó khoảng một phần ba thuộc về Patek Philippe.

Vậy bí mật ở đây là gì? 

Ông Hagmann cho biết “không có quy tắc cụ thể nào”. Cấu trúc vỏ cho đồng hồ điểm chuông tương tự như chế tạo một chiếc đàn violin hoặc guitar - âm thanh tạo ra có thể rất khác so với những gì được hình dung. Và vấn đề phức tạp hơn là trong thực tế, đồng hồ đeo tay có chức năng điểm chuông có xu hướng khác nhau về hình dạng và kích thước, đòi hỏi nhiều lần thử và sai để hoàn thiện âm thanh.

Tuy nhiên, ông Hagmann vẫn đưa ra một số hướng dẫn cơ bản. Đầu tiên, vỏ nhỏ hơn và nhẹ hơn tạo ra âm thanh tốt hơn, trong đó ưu tiên lựa chọn vàng hơn bạch kim vốn đặc hơn. Đặc biệt, với ông Hagmann, vàng hồng là lựa chọn tốt nhất cho đồng hồ có chức năng điểm chuông bởi thành phần trong vật liệu khiến nó cứng cáp hơn các hợp kim vàng khác.

Ông Hagmann cũng cho biết thêm rằng độ ổn định của bộ máy cũng rất quan trọng.

Cụ thể hơn, ông Hagmann còn cho biết vỏ đồng hồ điểm chuông không được dày quá 0,5mm ở mỗi bên của bộ máy. Và ông cũng tiết lộ rằng, phần kính sapphire phải là là kiểu “bomé”, hoặc hình vòm.

Ông Hagmann đã chế tạo vỏ cho chiếc Patek Philippe ref. 3974

Danh tiếng của ông Hagmann với tư cách là người chế tạo ra những chiếc vỏ đồng hồ điểm chuông tốt nhất không chỉ đến từ chất lượng của chúng mà còn đến từ những đổi mới mà ông tiên phong áp dụng. Ông đã phát minh ra nhiều cái mang tính cách mạng vào thời điểm đó, nhưng vì nhiều phát minh của ông không được cấp bằng sáng chế nên ngày nay “mọi người đều sao chép” - theo cách ông Hagmann chia sẻ.

Một vỏ đồng hồ Patek Philippe ref. 5029 điểm chuông có chữ ký JPH

Một trong những bước phát triển quan trọng của ông là rãnh lõm vào bên trong vỏ đồng hồ dành cho thanh gạt (chức năng điểm chuông) mà hiện nay đã được nhiều thương hiệu áp dụng. Chi tiết này ban đầu được phát triển cho thương hiệu Patek Philippe, và giờ thì hãng đã tự sản xuất vỏ đồng hồ của riêng mình với tính năng tương tự.

Theo ông Hagmann, trong quá khứ, thanh gạt được cố định ở bên trong bằng vít, lộ ra ngoài vỏ, do đó đôi khi sẽ không ổn định, bị lệch.

Bản phác thảo của ông Hagmann về thanh gạt chức năng điểm chuông trên vỏ đồng hồ

Giải pháp của ông, bây giờ có vẻ cơ bản nhưng là một bước đột phá lớn vào thời điểm đó, ông thêm vào một rãnh trượt cho thanh gạt, vừa để đảm bảo vị trí, vừa cố định quãng đường trượt.

Mặc dù danh tiếng của ông Jean-Pierre Hagmann gắn liền với vỏ đồng hồ điểm chuông (đồng hồ đeo tay), nhưng với ông, thách thức nhất phải là chế tạo vỏ đồng hồ bỏ túi, đặc biệt là dự án vỏ savonette có nắp bật-mở, còn được gọi là vỏ “hunter-case”.

Savonette có nghĩa là “bánh xà phòng nhỏ”, cái tên bắt nguồn từ thực tế là những chiếc đồng hồ bỏ túi như vậy trông giống như một bánh xà phòng thông dụng.

Trước đây, việc chế tạo vỏ đồng hồ bỏ túi phức tạp đến mức mỗi bộ phận của vỏ, từ móc cài (bow) cho đến núm vặn (crown), đều phải do một chuyên gia chế tạo. Như vậy là cần có 5 chuyên gia khác nhau để hoàn thiện một chiếc vỏ đồng hồ bỏ túi.

Yếu tố thách thức nhất trong quá trình chế tạo vỏ đồng hồ bỏ túi savonette là phần nắp lò xo và bản lề. Trên thực tế, ông Hagmann cho biết thêm rằng cấu tạo của lò xo và cơ cấu khóa trên nắp trước đây cần chuyên môn riêng biệt, bạn cần thật sự thành thạo.

Phần nắp savonette lý tưởng sẽ mở nhẹ nhàng ở góc 82 độ. Và nắp savonette phải đóng-mở chắc chắn nhưng không dùng lực quá mạnh. Riêng việc điều chỉnh độ căng của nắp có thể mất tới hai giờ.

Ông nhớ rằng thương hiệu Patek Philippe đặc biệt yêu cầu cao trong việc chế tạo vỏ đồng hồ bỏ túi, đưa cho ông những hướng dẫn cụ thể rằng cơ chế nắp phải thanh lịch, mịn và mượt mà.

Với ông Hagmann, việc chế tạo đồng hồ bỏ túi quá quan trọng vì nhờ vào điều đó, ông mới trở thành một trong những tên tuổi vĩ đại của ngành. Ông kể về Breguet, Vacheron Constantin và thậm chí cả nhà sản xuất đồng hồ Đan Mạch, Urban Jurgensen, là những người đã chế tạo ra những chiếc vỏ đồng hồ đặc biệt chất lượng trong quá khứ. Còn công việc của ông đơn thuần chỉ là sự tiếp nối của nghề thủ công hàng thế kỷ này.

Hiện tại, người thợ đồng hồ hơn 80 tuổi, ông Jean-Pierre Hagmann vẫn miệt mài làm việc trong một xưởng chế tác có 3 người thợ thủ công tại Geneva. Ngày nay, việc chế tạo vỏ đồng hồ truyền thống (thủ công 100%) cho những chiếc đồng hồ cao cấp đã trở thành một nghệ thuật gần như bị thất truyền - mặc dù có một số vỏ đồng hồ tuyệt vời đang được sản xuất trên khắp Thụy Sĩ, nhưng chúng luôn được hoàn thiện thông qua sự kết hợp giữa thiết kế có sự hỗ trợ của máy tính và sản xuất có sự hỗ trợ của CNC.

Đó không phải là điều Hagmann theo đuổi. Ông đã khẳng định mình sẽ không chạm vào máy tính, mà chỉ thích sử dụng bút chì và giấy vẽ đồ thị để phác thảo và thiết kế từng bộ phận riêng lẻ, như cách ông đã làm với bộ vỏ của mẫu đồng hồ Chronomètre Contemporain II ra mắt năm 2022. 

Chuyên môn và kỹ thuật của ông Jean-Pierre Hagmann là huyền thoại. Năm 2019, Jean-Pierre Hagmann chính thức hỗ trợ xưởng sản xuất chính của Akrivia và bắt đầu một hành trình trao đi kiến thức đáng trân trọng.

27/11/2023
Đồng hồ Hermle đã có mặt tại Triển lãm Thiết kế SEE+ Design Fair 2023

Đồng hồ Hermle đã có mặt tại Triển lãm Thiết kế SEE+ Design Fair 2023

Đăng bởi Thu Huyền

Sự kiện trong được mong chờ nhất trong làng kiến trúc: Triển lãm Thiết kế SEE+ Design Fair 2023 đã chính thức quay trở lại trong tháng 11.

Trong những lĩnh vực liên quan tới tính sáng tạo, workfile được xem là bảo vật vô giá. Từ workfile, tinh thần và dấu ấn cá nhân của từng thiết kế đều sẽ được bộc lộ. Và khi Workfile chứa nhiều layers, sản phẩm cuối cùng càng trở nên đa tầng và có chiều sâu. Lấy cảm hứng từ đó, Triển lãm Thiết kế SEE+ Design Fair 2023 quyết định chọn “Layers - Lớp lang” là chủ đề chính của sự kiện lần này.

SEE+ Design Fair 2023 được hình thành bởi vô số [Lớp lang], mang đến trải nghiệm đa tầng qua những lớp vật liệu, màu sắc và câu chuyện. Nếu như [Lớp lang] hữu hình thể hiện hình thù và màu sắc nhất định, đặc điểm bề mặt cũng như trạng thái vật chất của một sản phẩm thiết kế, thì [Lớp lang] vô hình chính là khả năng sáng tạo, tài năng nghệ thuật, kinh nghiệm của các chuyên gia trong quá trình tạo ra chúng. 

Ở Triển lãm Thiết kế SEE+ Design Fair 2023, chúng ta có thể khai phá phần “Lớp lang" vô hình qua những bài diễn thuyết, trình bày của các diễn giả mang đến theo từng khung chương trình thì phần “Lớp lang” hữu hình lại có phần nhìn vô cùng hấp dẫn qua từng gian trưng bày của các đơn vị tham gia.

Qua quá trình khám phá, SEE+ Design Fair 2023 sẽ mang đến cho cộng đồng thiết kế cơ hội tiếp cận và khám phá những [Lớp lang] ẩn sâu trong những thiết kế nội thất.

Kéo dài từ ngày 24 - 29 tháng 11 2023, SEE+ Design Fair 2023 chắc chắn là cơ hội tuyệt vời để bạn có thể tận hưởng không gian sáng tạo và đặt chân đến với thế giới của thiết kế.

Dưới đây là khung chương trình của Triển lãm Thiết kế SEE+ Design Fair 2023

  • PRESS COFFEE DAY - 24.11.2023

Diễn đàn thảo luận, chia sẻ quan điểm của các đơn vị làm truyền thông trong lĩnh vực thiết kế - kiến trúc.

  • INDUSTRIAL KNOWLEDGE SHARING DAYS - 25 - 27.11.2023

Ngày hội của những lớp kiến thức chưa từng được khai phá, được dẫn dắt bởi các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực vật liệu, giúp người tham dự tiếp cận những lớp lang của kiến trúc và thiết kế thông qua hành trình chạm - mở - hòa. 

  • MULTI-LAYER DAYS - 28 - 29.11.2023

Chuỗi đàm thoại khai phóng những vấn đề kiến trúc - thiết kế hiện đại, đi sâu khai thác dưới góc độ nhu cầu của con người. Cùng 1 đêm networking night khai mở những khả năng và cơ hội hợp tác mới. 

  • SHOWCASES - 24 - 29.11.2023

Trưng bày ở một góc độ sâu hơn những thiết kế làm nên tên tuổi của các cá nhân/đơn vị trong ngành, khẳng định bước tiến và tiềm năng phát triển, sáng tạo không ngừng của các thế hệ. 

Góp mặt trong sự kiện này, Gia Bảo mang đến những chiếc đồng hồ Hermle - được mệnh danh là viên ngọc quý của nước Đức. Đại diện cho vẻ đẹp cơ khí đỉnh cao, từng chiếc đồng hồ Hermle thể hiện sự linh hoạt, có thể phù hợp với nhiều không gian trống khác nhau. Hoà cùng với nhịp điệu của chương trình, mỗi chiếc đồng hồ đều đóng vai trò là một lớp lang quan trọng để tạo nên một tổng thể kiến trúc hoàn chỉnh.

Triển lãm Thiết kế SEE+ Design Fair 2023 đang diễn ra tại C.space Design Complex

📍Thời gian: 8:30 AM - 18:00 PM, 24 -29.11.2023
📍Địa điểm: Địa điểm: C.space – Integrated Design Complex 12-13 Đ. N1, Tân Thuận Đông, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh

24/11/2023