Đồng hồ Rolex: Từng chi tiết nhỏ kiến tạo sự hoàn hảo

17/02/2022
Kiến thức
Đồng hồ Rolex

Đồng hồ Rolex: Từng chi tiết nhỏ kiến tạo sự hoàn hảo

Được đánh giá là một trong những yếu tố mang tính sáng tạo và có tầm quan trọng nhất trong giới đồng hồ, vỏ Oyster của đồng hồ Rolex chiếm được cảm tình rất lớn từ phía khách hàng vì nhiều lý do chính đáng. Ngoài cái tên Oyster được đặt bởi Rolex, bạn biết bao nhiêu về dáng vỏ đồng hồ này?

Được phát triển vào năm 1926, Rolex Oyster vốn là tên của một chiếc đồng hồ, có khả năng chống nước và chống bụi. Và Rolex Oyster cũng là chiếc đồng hồ đầu tiên trên thế giới có khả năng trên. Nó đã cách mạng hóa ngành công nghiệp đồng hồ theo nhiều cách.

Rolex Oyster đã tạo ra sự biến đổi tâm lý lớn trong khách hàng: đồng hồ từ phụ kiện tinh tế làm đẹp cho phái nữ dần đã trở thành biểu tượng của sự mạnh mẽ cho nam giới. Trở thành một yếu tố không thể thiếu, ngày nay trong hầu tên của đồng hồ do Rolex sản xuất đều kèm theo chữ Oyster ngay trên mặt số.

Nhưng Oyster không chỉ đơn thuần đề cập đến loại vỏ riêng biệt. Đi kèm với vỏ Oyster là sự cộng lại của các yếu tố khác để làm ra tập hợp mang tính hoàn hảo và trường tồn. Đó là sự có mặt của núm vặn, kính cyclops, vành bezel khía, van thoát khí heli,...  Từng bộ phận nhỏ được xử lý chỉn chu đã tạo nên một chiếc Rolex Oyster mạnh mẽ và thành công của ngày hôm nay.

Vỏ Oyster

Vỏ Oyster được Rolex xử lý để đảm bảo khả năng chống nước thấp nhất từ 100m (330 feet) đến 300 mét (1.000 feet) cho đồng hồ Submariner và Submariner Date, 1.220 mét (400 feet) cho Sea-Dweller và 3.900 mét (12.800 feet) cho bộ sưu tập Deepsea.

Rolex tạo ra khung vỏ chính từ khối kim loại đặc. Đó có thể là thép Oystersteel, vàng 18k hoặc bạch kim 950. Vỏ giữa giống như xương sống chính của vỏ. Bộ phận này phải cực kỳ chắc chắn để có thể đỡ toàn bộ các chi tiết nhỏ bé khác. Ví dụ như cạnh bên vỏ giữa là sự có mặt của núm vặn, bên trên là vành bezel cùng mặt kính được lắp ráp khít toàn bộ, đảm bảo khả năng chống nước, chống bụi. Đằng sau là đáy kính với rãnh mà nếu muốn mở bộ phận này, người thợ đồng hồ cần dùng tới dụng cụ đặc biệt, tránh tác động lạ từ những người không chuyên.

Tất cả các vỏ đồng hồ Rolex Oyster đều trải qua quá trình kiểm tra độ chống thấm nước nghiêm ngặt. Mỗi bộ máy được ngâm trong nước và chịu áp suất lớn hơn 10 phần trăm so với áp suất tác dụng ở độ sâu mà nó được đảm bảo.

Núm vặn Twinlock và Triplock

Chỉ riêng núm vặn thôi, nhưng Rolex có đặt cho bộ phận này những cái tên là Twinlock và Triplock. Hai bộ phận nhỏ này là sáng kiến của Rolex ra đời lần lượt vào năm 1953 và 1970. Với núm vặn Twinlock và Triplock đã được cấp bằng sáng chế, Rolex đảm bảo vỏ đồng hồ của mình có thể chống nước tốt hơn đồng hồ thông thường.

Kính Cyclops

Một trong những đặc tính nổi bật tạo nên tên tuổi đồng hồ Rolex Oyster là thấu kính lồi lên khỏi mặt kính sapphire bằng bằng. Cái tên Cyclops vốn bắt nguồn từ tên những người khổng lồ một mắt trong thần thoại Hy Lạp, và nó xuất hiện trên đồng hồ Rolex vào đầu những năm 1950. 

Chức năng cụ thể của bộ phận này là phóng đại đĩa ngày bên dưới mặt số. Sự thêm vào kính Cyclops cho phép người đeo có thể xem ngày một cách dễ dàng hơn, có vẻ Rolex đang rất để tâm tới những khách hàng lớn tuổi.

Van khí heli

Van thoát khí heli chỉ xuất hiện trên mẫu đồng hồ lặn chuyên dụng của Rolex. Bộ phận này đặt bên cạnh đối diện với cạnh chứa núm vặn. Sự có mặt của van thoát khí heli đảm bảo có mặt kính sapphire không bị nứt, vỡ, tách ra khỏi vỏ khi chịu áp lực cực mạnh khi đi xuống sâu đáy đại dương.

Chủ yếu xuất hiện trong đồng hồ Sea-Dweller và Rolex Deepsea, van thoát khí Heli được Rolex phát triển và cấp bằng sáng chế vào năm 1967, và nhanh chóng đóng vai trò sống còn trong giới đồng hồ lặn chuyên nghiệp.

Vành bezel bằng gốm

Trong quá trình tạo ra vỏ Oyster, Rolex hiểu được rằng ngoài sự chắc chắn của vỏ, vành bezel cũng là một trong những bộ phận dễ bị ăn mòn, có thể nhìn được bằng mắt thường. Bởi lí do này. Rolex cũng đã phát triển và được cấp bằng sáng chế có vành bezel bằng gốm Cerachrom. 

Các mẫu đồng hồ Rolex Professional dần được trang bị vành bezel bằng gốm vào năm 2005. Loại gốm Cerachrom bản chất là gốm ceramic, rất cứng, chống ăn mòn và chống xước tốt. Đặc biệt khác với vành nhôm và kim loại, gốm Cerachrom sẽ giữ lại màu sắc sáng rỡ trên vành bezel như ngày đầu xuất xưởng.

Vành gốm Cerachrom trên đồng hồ Rolex có rất nhiều màu sắc. Từ màu nâu hạt dẻ hay đen trên chiếc Rolex Daytona, cho đến xanh lá, xanh blue của Submarier, và dĩ nhiên là màu đỏ/xanh tạo nên biệt danh Pepsi cho chiếc GMT-Master II thể thao.

Chất phát quang Chromalight

Được chế tạo để có khả năng chống thấm nước và chống bụi tối đa, vỏ Oyster là đặc trưng quan trọng nhất trên đồng hồ lặn. Một yếu tố quan trọng của đồng hồ lặn là có thể cung cấp khả năng theo dõi thời gian trong môi trường thiếu ánh sáng.

Để đáp ứng nhu cầu này, Rolex đã bắt đầu sử dụng một vật liệu phát quang sáng tạo có tên là Chromalight. Vật liệu này, phát ra ánh sáng xanh lam, mang lại khả năng hiển thị tốt hơn và duy trì dài hơn vật liệu thông thường. Rolex sẽ phủ chất phát quang cho bộ kim, cọc chỉ giờ trong hầu hết các đồng hồ trong bộ sưu tập Oyster. Thời lượng phát sáng của Chromalight gần như gấp đôi so với vật liệu phát quang tiêu chuẩn và có thể kéo dài hơn tám giờ.

Kiến thức
Đồng hồ Rolex
Zalo