Review đồng hồ Omega Seamaster Diver 300M Co-Axial Master Chronometer 42mm

Review đồng hồ Omega Seamaster Diver 300M Co-Axial Master Chronometer 42mm

11/06/2019
Review
Đồng hồ Omega

Vào năm 1993, thương hiệu Omega đã tung ra cỗ máy có thiết kế cực kỳ chuẩn mực mang tên Seamaster Professional 300M. Sau 2 năm xuất hiện, cỗ máy đặc biệt này đã lọt vào mắt xanh của nam diễn viên Pierce Brosnan và xuất hiện cùng với anh trong tập phim Điệp vụ mắt vàng (Goldeneye, thuộc series phim Điệp viên 007). Mới đây nhất, Omega tiếp tục mà đầy bộ sưu tập này bằng việc thêm vào cỗ máy Omega Seamaster Diver 300M Master Chronometer. Mẫu đồng hồ này có khá nhiều phiên bản khác nhau từ chất liệu bộ vỏ, hay màu mặt số. Trong bài viết này hãy theo chân Gia Bảo Luxury tìm hiểu kỹ lưỡng cỗ máy Omega Seamaster Diver 300M Master Chronometer sở hữu một mặt số và vành bezel đề có một mầu xanh navy hiện đại.

Trước đây chúng tôi đã làm một bài review chi tiết chiếc Omega Seamaster Diver 300M Co-Axial 41mm dây kim loại thế hệ trước.

Phiên bản thế hệ mới xuất hiện trong bộ vỏ bằng thép không gỉ đặc biệt chắc chắn. Là một chiếc đồng hồ lặn, cỗ máy Omega Seamaster có một khả năng lặn sâu rất ấn tượng 300m mặc dù phía trước và sau đồng hồ đều là mặt kính sapphire. Bộ vỏ khung có đường kính 42mm, dày 13,5mm, một kích thước khá là tiêu chuẩn của những chiếc đồng hồ thể thao. Tại góc 10 giờ của vỏ khung là van thoát khí heli cực kỳ cần thiết cho mọi chiếc đồng hồ lặn.

Mẫu đồng hồ Omega Seamaster sở hữu một vành bezel dáng tròn nhưng bề mặt lại có kiểu dáng hình bát giác. Các cạnh bên trên được vát chép cũng như đánh bóng đem đến cái nhìn rất sắc nét và tinh tế bất kể nhìn thẳng hay nhìn trực diện đồng hồ. Trên lớp thép không gỉ là chất liệu từ gốm ceramic màu xanh đồng bộ với dây đeo và mặt số bên trong. So với nhiều chất liệu khác, gốm ceramic thể hiện những ưu điểm vượt trội khiến nó được nhiều thương hiệu đồng hồ sử dụng nhiều. Nhẹ, cứng, khả năng không bị ăn mòn bởi nước muối hay tia UV là đặc điểm vượt trội. Tuy nhiên, gốm ceramic lại khá giòn, nên khả năng bị vỡ khi va đập sẽ cao hơn so với thép không gỉ. Một khi thay thế, vành bezel gốm ceramic cũng tốn kém hơn so với thép.

Góp mặt trên vành bezel là hệ thống đếm phút chính xác từ chất liệu men màu trắng. Tại góc 12 giờ là viên ngọc tròn trịa đã được phủ kín bởi chất phát quang cho ánh sáng màu xanh lá cực rõ nét trong môi trường thiếu ánh sáng như dưới đáy biển sâu. Nếu muốn kiểm nghiệm khả năng phát sáng của chất phát quang nhà Omega bạn có thể nạp năng lượng cho đồng hồ khi đứng dưới ánh nắng một lúc vào di chuyển nhanh chóng vào một căn phòng tối.

Thông thường, với những chiếc đồng hồ lặn, các thương hiệu luôn cố gắng đem đến thiết kế mặt số đơn giản. Với cỗ máy Omega Seamaster, nhà sản xuất đã đem trở lại hệ thống vân sóng từng xuất hiện trên dòng Seamaster Diver 300M nguyên bản. Trên nền mặt số xanh của gốm ceramic siêu cứng (nhà sản xuất tiết lệ ngay với chữ Zr02 được in mờ trên mặt số), những vân đã được tạo ra bởi những máy laze công nghiệp nên đạt độ chuẩn xác cực kỳ cao, và đều đặn. So với phiên bản trước đây, ô cửa sổ báo ngày đã được di chuyển từ vị trí 3 giờ đến vị trí 6 giờ. Và thực tế theo cảm quan riêng, những chiếc đồng hồ 3 kim đơn giản sẽ mang lại cảm giác thanh lịch nhất. Và nếu phải đặt vị trí ô cửa sổ ở đâu, thì góc 6 giờ dường như là cân đối nhất. Cho dù nhà sản xuất có đặt ô cửa sổ thay cho vị trí cọc 3 giờ thì với ai yêu thích sự cân đối toàn diện sẽ không thích lắm.

Tiêu chuẩn về một chiếc đồng hồ lặn vẫn được thương hiệu Omega tôn trọng triệt để khi sử dụng hệ thống cọc chỉ giờ kích thước lớn xếp quanh mặt số đồng hồ. Với cỗ máy hồ Omega Seamaster, 12 cọc chỉ giờ đều được đính nổi với viền ngoài đã được đánh bóng chăm chút tương tự bộ kim dáng skeleton trung tâm. Cả bộ kim và hệ thống cọc giờ đều đã được phủ chất phát quang Super-LumiNova thế hệ mới. Tại mặt số của chiếc đồng hồ Omege Seamaster Diver 300M này có sự xuất hiện của hai màu đỏ điểm nhấn nhất. Một là đến từ tên bộ sưu tập Seamaster bên dưới logo và thương hiệu OMEGA, hai là phí đầu của kim giây cũng được quét một lớp sơn màu đỏ rực cháy trên nền xanh mát mẻ.

Được giới thiệu vào năm 2018, những chiếc Omega Seamaster Diver 300M Master Chronometer vốn là phiên bản đầu tiên có đi kèm lớp đáy bằng sapphire giúp người đeo quan sát đến vận hành của bộ máy bên trong mặt số đồng hồ. Bộ máy được sử dụng caliber 8800 Master Chronomaster thể hiện sự hiện đại, tiến bộ của riêng mình thương hiệu đồng Omega. Bộ máy này với việc bao gồm 35 chân kính cùng gõ 25.200 nhịp/giờ đã được kiểm định chất lượng kép từ tổ chức COSC lẫn METAS. Với công nghệ chống từ tiên tiến như việc tích hợp dây tóc Si14, bộ thoát Co-Axial, caliber 8800 giúp cả cỗ máy Omega Seamaster có thể kháng từ ở mức 15.000 Gauss. Với một rotor kích thước lớn đằng sau, chiếc đồng hồ có thể hoạt động chính xác trong khoảng 55 giờ đồng hồ.

Khi đeo lên tay, chiếc Omega Seamaster Diver 300M thế hệ mới với dây cao su đem lại trải nghiệm lên tay vô cùng êm ái. Dây cao su mềm, ôm sát cổ tay người đeo, mang đến vẻ đẹp hiện đại, năng động và đậm chất sport. Nhà sản xuất quyết định dùng khóa cài cho phiên bản này, nếu như là khóa gấp thì sẽ tuyệt vời hơn rất nhiều theo quan điểm cá nhân của tôi. Chiếc đồng hồ có mức giá niêm yết 4,900 USD

Giá bán tại Gia Bảo Luxury:

Review
Đồng hồ Omega
Zalo