Sự khác biệt giữa chứng nhận Superlative Chronometer của Rolex và Master Chronometer của Omega
Omega và Rolex là hai thương hiệu lâu đời và có tầm ảnh hưởng rất lớn đối với người chơi đồng hồ Việt Nam. Như chúng ta đã biết, hai thương hiệu này có lịch sử từ rất lâu đời và dễ nhận diện thương hiệu nhất ở Việt Nam. Hai thương hiệu này luôn đề cao tính chính xác, sự bền bỉ ở những chiếc đồng hồ mà họ sản xuất. Trải qua bao thăng trầm trong lịch sử ngành đồng hồ, Rolex và Omega luôn nâng cao và cải tiến kĩ thuật để cho ra đời những bộ máy hoàn hảo đến khó tin.
Để đảm bảo tính chính xác cũng như sự bền bỉ, những chiếc đồng hồ được sản xuất bởi hai thương hiệu này trước khi hoàn thiện và giới thiệu cho người tiêu dùng đều trải qua quy trình kiểm tra cực kỳ khắt khe, để rồi kết quả đạt được là sự tin tưởng tối thượng của những nhà sưu tầm đồng hồ trên toàn Thế Giới.
Mặc dù điều cuối cùng hướng đến đều là sự chính xác của những chiếc đồng hồ cùng với khả năng chịu đựng trong nhiều môi trường khác nhau, nhưng cả Rolex và Omega đều có những quá trình kiểm tra và thành tựu riêng của mình. Với Rolex là Superlative Chronometer Officialy Certified và Omega chính là Master Chronometer, hai định nghĩa này có điểm nào giống và khác nhau xin mời các bạn tìm hiểu thông qua bài phân tích dưới đây.
Đồng hồ Rolex cùng chứng nhận danh giá Superlative Chronometer Officially Certified về độ chính xác
Từ vài năm trở lại đây, phần lớn đồng hồ Rolex xuất xưởng đều được kiểm nghiệm tiêu chuẩn Superlative Chronometer để đạt được độ chính xác tuyệt vời -2/+2 giây/ngày cùng với sự ưu việt mà chuẩn Chronometer thường không thể sánh kịp. Rolex Superlative Chronometer chính là cỗ máy đo thời gian tuyệt vời như tên gọi của nó. Hơn nửa thế kỷ qua, Rolex đã luôn là 1 trong những thương hiệu tiếng tăm hàng đầu trong ngành nghề đồng hồ chuẩn xác bởi một tuyệt chiêu có tên gọi là Superlative Chronometer, đây chính là tiêu chuẩn độ chính xác hết sức khó tính của riêng hãng dành cho những sản phẩm đồng hồ cơ đã vượt qua được bài kiểm tra Chronometer thông thường do COSC chứng nhận.
Ở Thụy Sĩ, 1 bộ máy đồng hồ cơ học đáp ứng các tiêu chí của Chronometer sẽ nhận được giấy chứng nhận Chronometer do Viện kiểm định chính thức COSC cấp. Nhưng trước năm 1951, các quy định can hệ đến việc rà soát đồng hồ là Chronometer khá khác nhau và sở hữu thể thực hành rà soát bởi chính những hãng, tức là nếu có độ chuẩn xác giải quyết được yêu cầu thấp (-4s đến 6s/ngày) thì đồng hồ vẫn được gọi là Chronometer.
Điều này đã thôi thúc Rolex lựa chọn việc kiểm tra với những chứng nhận chính thức và danh hiệu Officially Certified Chronometer được ra đời để đảm bảo chất lượng của cỗ máy thời gian vào cuối những năm 1930.
Sau đó, 1 cải tiến kỹ thuật cực kỳ quan trọng vào năm 1957 đã mang đến thành công tuyệt đại cho thành tựu này, Rolex tung ra bộ máy thế hệ mới, bộ máy 1500 đinh vít Microstella vàng (có trách nhiệm điều chỉnh quán tính nghiêng ngả, đến nay đã được nâng cấp vượt trội hơn rất nhiều) phân phối độ chính xác tuyệt vời.
Sau hơn 60 năm, vào đầu những năm 2010 thì những bài kiểm tra để đạt Superlative Chronometer đã được củng cố để thiết lập lại một lần nữa tiêu chuẩn mới về sự hoàn hảo của đồng hồ cơ. Để tạo ra cho tiêu chuẩn Superlative Chronometer mới, Rolex đã phát triển các bí quyết thí nghiệm độc quyền cùng với thiết bị tối tân và chuyên môn kỹ thuật cực cao để kiểm tra từng chiếc đồng hồ và trao cho chúng chứng nhận Superlative Chronometer trước khi xuất xưởng. Chứng nhận độc quyền này của Rolex chứng minh rằng mọi mẫu đồng hồ của họ đều đã trải qua một loạt các bài kiểm tra khắt khe nhất do chính Rolex thực hiện trong những phòng thử nghiệm của họ theo các tiêu chuẩn của riêng cao hơn các tiêu chuẩn dành cho đồng hồ bình thường.
Mỗi bộ máy sẽ được gửi đến COSC (Contrôle Officiel Suisse Des Chronomètres – Swiss Official Chronometer Testing Institute – Viện kiểm định Chronometer Thụy Sĩ) để được cấp chứng nhận chính thức từ COSC. Trải qua 15 ngày đêm thí nghiệm với mỗi chỉ tiêu bao gồm năm vị trí tĩnh ở ba nhiệt độ khác nhau.Tất cả các bộ máy của Rolex đều được cấp giấy chứng nhận COSC.
Sau đó, bộ máy được đóng vỏ và Rolex sẽ đưa chúng đi kiểm tra độ chuẩn xác của từng mẫu đồng hồ khi đặt ở bảy vị trí tĩnh tương tự như trong 1 giá xoay, theo 1 cách độc quyền đó chính là thuật toán METHODOLOGY mô phỏng hoạt động trong thực tiễn, mỗi lần rà soát trong vòng 24 giờ. Các tiêu chuẩn hoàn thiện của đồng hồ Rolex Superlative Chronometer nghiêm ngặt hơn bài test sở hữu chứng nhận Chronometer về tỷ lệ độ sai lệch, độ chính xác hàng ngày theo cử động của người sử dụng. Độ sai số của đồng hồ Rolex Superlative Chronometer không được vượt quá -2/+2 giây mỗi ngày (áp dụng cho cả sau khi đóng vỏ) thay vì chỉ -4/+6 giây mỗi ngày theo yêu cầu của công ty COSC (chỉ đối với bộ máy).
Kiểm tra cơ chế tự động lên giây của đồng hồ
Hiệu quả của cơ chế lên dây tự động (Con lắc quay quanh trục) được rà soát bằng các cách độc quyền để đảm bảo rằng hầu hết những chuyển động hài hòa của con lắc luôn tối ưu và không bị cản trở bởi ma sát với bộ vỏ đồng hồ.
Kiểm tra độ chống thấm nước
Khả năng chống thấm nước của mỗi chiếc đồng hồ được kiểm tra lần thứ nhất bằng áp suất cao hơn áp suất công bố của dòng đồng hồ đó, lần thứ 2 bằng cách ngâm trong bể nước siêu áp. Việc kiểm tra không khí và kiểm tra nước được thực hiện theo một phương pháp riêng do Rolex phát triển để đạt được kết quả chính xác và đáng tin cậy. Nếu đồng hồ được bảo đảm chống nước ở độ sâu 100 mét (330 feet) thì nó được kiểm tra ở mức áp suất nước cao hơn 10% (tức 110 m). trong khi đó, đồng hồ của thợ lặn chống nước ở mức 300, 1220 và 3900 mét (1000, 4000 và 12800 feet) sẽ được kiểm tra ở mức áp suất cao hơn 25 % để đảm bảo tính an toàn cho chiếc đồng hồ.
Kiểm tra năng lượng trữ cót
Sau khi lên đầy cót, đồng hồ sẽ được đưa đi kiểm tra thời gian trữ cót thực tế, bài kiểm tra này được đo bằng bí quyết xác định thời gian chạy đến lúc hết năng lượng cót rồi so sánh với thời gian trữ cót trong thông số khoa học.
Như vậy, thuật ngữ Superlative Chronometer với thể hiểu là đồng hồ có độ xác thực tuyệt vời, đây cũng là một thuật ngữ của riêng và do chính Rolex tạo ra với 4 tiêu chí vượt trội:
- Tự động lên dây cót hiệu quả.
- Hoạt động với sai số phải nằm trong khoảng -2/+2 giây mỗi ngày.
- Khả năng chống thấm nước cao hơn chỉ số được công bố của từng dòng đồng hồ.
- Thời gian tích trữ năng lượng cót thực tế.
Ngoài ra những bài kiểm tra này còn bao gồm việc kiểm tra song song khả năng chống lại từ trường và các cú sốc trong 4 quy trình trên. Cuối cùng, con dấu biểu trưng cho chứng nhận cao cấp Superlative Chronometer có màu xanh lá cây được cấp cho mỗi đồng hồ Rolex và cùng với đó là chế độ 5 năm bảo hành quốc tế.
Công nghệ kiểm định METAS được thương hiệu đồng hồ Omega áp dụng để công nhận một chiếc đồng hồ đạt chuẩn Master Chronometer
Chứng nhận Master Chronometer được cấp bởi METAS (Viện liên bang đo lường -Federal Institute of Metrology (METAS) trước đây có trụ sở tại Wabern - Xã Koniz gần Bern, còn bây giờ được chuyển về Biel- trụ sở của Omega, Thụy Sĩ) và Omega đã đánh một dấu mốc quan trọng trong ngành công nghiệp sản xuất đồng hồ khi vượt ra ngoài những tiêu chuẩn thông thường của Contrôle Officiel Suisse des Chronomètres - COSC. Mặc dù tiêu chuẩn COSC vẫn được xem là một phần không thể thiếu trong quá trình xác thực chất lượng đồng hồ, song Omega đã có một bước ngoặt lớn hơn khi đưa ra tiêu chuẩn cao hơn để xác thực độ chính xác, hoàn mỹ, tinh tế và khả năng chống từ của đồng hồ tốt hơn trước nhiều lần.
Viện METAS luôn đảm bảo hệ thống kiểm tra chất lượng đo lường đồng hồ một cách tốt nhất. Thông qua công nghệ tiếp xúc với lực từ trường ở mức 15.000 gauss, mỗi chiếc đồng hồ đều phải trải qua 8 bài kiểm tra để xác thực chức năng và độ chính xác của mình. Có thể nói các bài kiểm tra được kiểm soát một cách nghiêm ngặt hơn tiêu chuẩn COSC trước đó rất nhiều. Lưu ý rằng: Các thương hiệu có thể gửi đồng hồ đến viện để kiểm tra thông suốt trong khoảng thời gian 10 ngày.
Độ chính xác theo ngày
Bài kiểm tra này kéo dài trong 4 ngày nhằm kiểm tra độ chính xác của đồng hồ trong điều kiện thực tế. Đồng hồ được đặt ở 6 vị trí khác nhau tương đương với 6 mặt của xúc xắc và ở 2 mức nhiệt độ tương tự nhau, chúng được tiếp xúc với lực từ trường ở cường độ 15,000 gauss. Sau đó, hủy lực từ và kiểm tra lại đồng hồ ở các vị trí cũng như nhiệt độ trên. Máy quay đều ghi lại các bước trong lúc kiểm tra và xác thực độ chính xác sau 24 giờ (mốc UTC).
Khả năng kháng từ ở mức 15.000gauss
Bài kiểm tra này sẽ đặt một chiếc đồng hồ lần lượt ở hai vị trí khác nhau và cho chúng tiếp xúc lực từ ở cường độ 15,000 Gauss. Cứ sau mỗi 30 giây ở một vị trí, chúng ta có thể kiểm tra chức năng chuyển động của đồng hồ bằng việc sử dụng một microphone.
Kiểm tra qua sóng âm
Bài kiểm tra này tương tự bài kiểm tra bên trên. Tuy nhiên, thay vì kiểm tra về chức năng chuyển động, đồng hồ vẫn được tiếp xúc với lực từ ở cường độ 15,000 Gauss để kiểm tra chức năng qua sóng âm. Từ tính luôn hiện hữu xung quanh chúng ta như ở điện thoại, máy tính bảng, máy sấy tốc hay thậm chí là kim loại trên túi xách của phụ nữ. Đồng hồ cơ học không có chức năng chống từ có thể sẽ không đảm bảo độ bền vững và “tuổi thọ” lâu đời của mình khi tiếp xúc với lực từ.
Độ chính xác trước và sau khi tiếp xúc với lực từ 15.000gauss
Bài kiểm tra này được thực hiện giữa ngày thứ 2 và ngày thứ 3 của bài kiểm tra đầu tiên. Kết quả sẽ cho thấy mức độ chính xác của đồng hồ trước và sau khi tiếp xúc với lực từ ở cường độ 15,000 gauss.
Khả năng chống nước
Viện METAS sẽ nhúng chiếc đồng hồ xuống nước và liên tục tạo áp lực đến giới hạn chống nước thông thường. Với một số lọai đồng hồ, cường độ áp lực có thể lớn hơn. Bài kiểm tra này đảm bảo rằng mỗi chiếc đồng hồ đều được kiểm tra một cách kĩ lưỡng và chính xác ở các điều kiện dưới nước khác nhau.
Khả năng tích trữ năng lượng cót
Người chịu trách nhiệm sẽ chụp ảnh trước và sau khi đồng hồ vượt quá giới hạn thông thường. Liên tục kiểm tra độ lệch trước và sau để kiểm tra đồng hồ có hoạt động đúng theo như trên thông tin của nó không. Ngoài ra, là người sử dụng đồng hồ, bạn nên kiểm tra xem sau mỗi tuần đồng hồ có còn hoạt động tốt hay không.
Độ sai số khi năng lượng trữ cót ở mức 100% & 33%
Bài kiểm tra sẽ đặt đồng hồ vào 6 vị trí khá nhau như 6 mặt của cục xúc xắc. Với chiếc đồng hồ ở mức năng lượng tối đa, đồng hồ sẽ di chuyển qua vị trí tiếp theo sau mỗi 30 giây với độ chính xác được đo lường bằng sóng âm. Khả năng trữ năng lượng sẽ giảm dần, cụ thể là 2/3 sau đó. Bài kiểm tra này sẽ đảm bảo đồng hồ vẫn giữ được độ chính xác ngay cả khi không ở mức năng lượng tối đa.
Độ sai số khi đồng hồ ở 6 vị trí
Quá trình này cũng tương tự trên nhưng được thực hiện để kiểm tra độ sai lệch trước và sau khi thời gian di chuyển trên đồng hồ ở 6 vị trí khác nhau. Với mỗi 30s tại một vị trí, kết quả sẽ được ghi lại bằng sóng âm. Đặt đồng hồ ở các vị trí khác nhau giúp đảm bảo đồng hồ vẫn hoạt động bình thường dù người đeo có đặt đồng hồ ở vị trí nào (ngồi tại bàn hay chơi thể thao).
Mục đích của các bài kiểm tra này là để đảm bảo đồng hồ Omega hoạt động với sai số 0/+5 dây một ngày trong tất cả mọi điều kiện.