Toàn cảnh về người thợ đồng hồ độc lập Svend Andersen
Trong lòng những người làm nghề chế tạo đồng hồ tại Geneva, có những cái tên không hề xa lạ. Svend Andersen chính là một trong số đó, người thợ đồng hồ có kinh nghiệm chế tác đồng hồ với tinh thần đổi mới, sáng tạo không ngừng. Ông có nguyên tắc chế tạo đồng hồ của riêng mình, kết hợp tính độc đáo và chiết trung giữa chế tạo đồng hồ nguyên bản và sáng tạo, thường pha trộn với các chủ đề vui tươi và thiết kế độc đáo, tất cả đều được sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng. Năm 2020 là kỷ niệm 40 năm ông thành lập thương hiệu của riêng mình. Trong suốt sự nghiệp chế tạo đồng hồ của mình, Svend đã tích lũy được khá nhiều kỹ năng từ rất sớm.
Những ngày đầu tiên: Từ Đan Mạch tới Thuỵ Sỹ
Với tấm bằng chế tạo đồng hồ khi vừa ra trường, chàng trai trẻ Svend Andersen chuyển đến Thuỵ Sỹ. Svend Andersen bắt đầu theo đuổi công việc chế tạo đồng hồ tại Trung tâm Dịch vụ tại Gübelin ở Luzern và Geneva. Bước ngoặt xuất hiện khi Svend Andersen hoàn thành công việc chế tạo Bottle Clock - một chiếc đồng hồ nằm bên trong chiếc lọ thuỷ tinh, điều khiến người thợ được đặt biệt danh là “Watchmaker of the impossible”. Thành tựu này đã thu hút sự chú ý của Patek Philippe.
Vào năm 1969, Svend Andersen tiến vào xưởng chế tạo đồng hồ “Ateliers des grande complex” của thương hiệu. Người thợ đồng hồ này đã dành 9 năm tại ngôi nhà huyền thoại trước khi thực sự tự mình khởi nghiệp. Đây là một bước đi khá táo bạo, vì ngành công nghiệp đồng hồ Thụy Sĩ thời đó không phát triển lắm, và một số thậm chí còn công khai hỏi đặt câu hỏi liệu có tương lai cho ngành chế tạo đồng hồ cơ khí hay không. Tuy nhiên, đối với Andersen, điều này chưa bao giờ là một câu hỏi.
Khởi đầu là một xưởng sản xuất vỏ đồng hồ cho các nhà sưu tập, Svend Andersen nhanh chóng chuyển thành thiết kế và chế tác các sản phẩm đặt làm riêng. Kể từ khi bắt đầu, Svend Andersen đã tạo ra một số chiếc đồng hồ độc đáo và phức tạp nhất trong ngành, và có thể được coi là một trong những chiếc đồng hồ vĩ đại nhất mọi thời đại. Thành tựu chế tạo đồng hồ của Svend Andersen có thể ghi nhận qua chính những tác phẩm của chính ông. Năm 1980, thương hiệu Andersen Genève được thành lập với chính người nghệ nhân, và các tác phẩm đếm thời gian của ông cũng được gắn nhãn Andersen Genève. Thương hiệu này đã ra mắt tại Việt Nam vào năm 2019.
Chiếc đồng hồ chính xác đến 400 năm
Sau khi chế tạo chiếc đồng hồ đeo tay đầu tiên trên thế giới có lịch Do Thái, được đặt tên là “Hebraika”, vào năm 1996, Andersen Genève đã giới thiệu chiếc đồng hồ báo lịch cực khác biệt Secular Perpetual Calendar.
Secular Perpetual Calendar là một chiếc đồng hồ làm theo lịch Gregorian. Loại lịch này được giới thiệu vào năm 1582 bởi Giáo hoàng Gregory XIII để thay thế lịch Julian. Nhưng quan điểm một năm có 365 ngày với năm nhuận 366 ngày sau mỗi 4 năm do Julius Caesar ấn định được cho là không chính xác nên Giáo hoàng Gregory đã ra lệnh cải cách lịch. Theo đó, những năm không chia hết cho 400 như 2100, 2200, 2300,... lại không phải là năm nhuận, và tháng 2 chỉ có 28 ngày.. Trong những năm này, trên những chiếc đồng hồ lịch vạn niên thông thường vẫn cần phải điều chỉnh lại.
Vấn đề này đã được Andersen Genève giải quyết trong chiếc đồng hồ Secular Perpetual Calendar - một tính năng độc đáo, hiếm gặp chỉ từng xuất hiện trên (theo kiến thức của riêng người viết):
- Patek Philippe Calibre 89, một chiếc đồng hồ bỏ túi siêu phức tạp ra mắt vào năm 1989 để kỷ niệm 150 năm sản xuất
- Franck Muller Aeternitas 4, được cho là chiếc đồng hồ đeo tay phức tạp nhất từng được sản xuất
Đồng hồ đeo tay Secular Perpetual Calendar hay Perpetuel Secular Calender được trang bị cơ chế năm nhuận sau mỗi 4 năm: bánh xe có 48 răng (4x12 tháng), do đó cứ 4 năm xuất hiện ngày 29 tháng 2. Bánh xe này đẩy bánh xe giảm tốc về phía trước một răng sau mỗi 4 năm. Bánh xe giảm tốc chia tốc độ quay thành hai. Do đó, bánh xe thế tục (secular wheel) 50 răng được kích hoạt và di chuyển một răng sau mỗi 8 năm, ví dụ: 50 x 8 = 400. Do đó, bánh xe thế tục quay 400 năm một lần và được lập trình cho các năm thế tục trong tương lai: 2100 (28 tháng 2), 2200 (28 tháng 2), 2300 (28 tháng 2).
Dù vậy, vẻ bên ngoài của Andersen Genève Perpetuel Secular Calender lại che giấu hoàn hảo những phức tạp bên trong. Đồng hồ có hai mặt, trong đó mặt trước lại khá đơn giản, có bộ ba kim thể hiện thời gian và một ô cửa sổ báo ngày ở góc 3 giờ. Tuy nhiên, có nhiều ẩn số hơn ở mặt sau.
Mặt sau của chiếc Andersen Genève Perpetuel Secular Calender hiển thị thông tin lịch. Một số chỉ báo là cổ điển, chẳng hạn như chỉ báo tháng hoặc năm nhuận. Tuy nhiên, có một số yếu tố mà bạn có thể chưa từng thấy trước đây. Chẳng hạn, mặt số phụ hiển thị năm trên thang 400 năm. Mặc dù đó có thể là một thách thức để đọc, nhưng kim lớn ở trung tâm luôn sẵn sàng giúp “đọc chính xác” năm.
Đối với phần còn lại, Andersen Genève Perpetuel Secular Calender là một chiếc đồng hồ cực kỳ kín đáo, với vỏ 40mm, kiểu dáng khá mỏng. Đây là thế mạnh của những người thợ đồng hồ vĩ đại: tạo ra những cơ chế cực kỳ phức tạp mà không phô trương chúng, trong khi vẫn giữ được tính dễ đọc hàng ngày một cách hoàn hảo.
Andersen Genève Perpetuel Secular Calender này là một bài học về chế tạo đồng hồ và sự khiêm tốn. Là một chiếc đồng hồ quý hiếm, vì chắc chắn có ít hơn 100 chiếc từng được sản xuất. Rất khó để tìm được một chiếc nhưng một số mẫu đã được nhìn thấy trên các cuộc đấu giá và một số thậm chí còn được bán với giá hời (vào năm 2013, Antiquorum đã bán một chiếc Andersen Genève Perpetuel Secular Calender No 40, bằng bạch kim, với giá 13.750 USD… thậm chí không bằng giá của một chiếc Rolex bằng vàng chỉ có chức năng cho biết thời gian). Nếu bạn từng tìm thấy một cái, đừng ngần ngại, và mua Andersen Genève Perpetuel Secular Calender. Đó sẽ là một trong số ít cơ hội sở hữu một chiếc đồng hồ gần như độc nhất, có lịch chính xác nhất từng được tạo ra.
Để kỷ niệm 20 năm ra mắt mẫu đồng hồ đặc biệt này (1996-2016), thương hiệu Andersen Geneve đã thêm vào chiếc đồng hồ một tính năng: Các ngày trong tuần được thể hiện trên mặt số phía trước, qua những hình ảnh hành tinh được chạm khắc thủ công. Phía sau mỗi hành tinh là một chấm tròn, và ngày hiện tại sẽ được đánh dấu khác biệt so với các ngày còn lại.
Chiếc đồng hồ này có hai mặt số, với mặt trước được làm từ chất liệu "vàng xanh" đã được Andersen Geneve sử dụng trong nhiều bộ sưu tập. Có thêm Sắt và khi được nung nóng cả hỗn hợp sẽ chuyển sang màu xanh đặc trưng. Mỗi mặt số khi ra khỏi lò nung đều có một sắc độ riêng, và vì thế sẽ không có hai mặt số giống nhau được xuất hiện.
Chuyên gia chế tạo đồng hồ Giờ thế giới
Chiếc đồng hồ thứ hai làm nên tên tuổi sự nghiệp của người nghệ nhân Svend Andersen là loạt đồng hồ có chức năng Giờ thế giới (Worldtime). Khi làm việc tại Patek Philippe, người nghệ nhân đã có cơ hội tiếp xúc và làm việc với những chiếc đồng hồ giờ thế giới được tạo ra bởi Louis Cottier. Nổi tiếng nhất là đồng hồ Andersen Genève Tempus Terrae, một thiết kế đồng hồ giờ thế giới hoàn thiện dựa trên bằng sáng chế của Louis Cottier.
Quay trở về năm 1930, nhà chế tác đồng hồ độc lập Louis Cottier muốn tạo ra một cỗ máy phức tạp, chưa từng xuất hiện trước đây, có thể cho biết thời gian chính xác ở các thành phố lớn trên thế giới, mà chúng ta đã quen với tên gọi đồng hồ Worldtime. Khi tiến vào làm việc tại Patek Philippe, worldtime cũng là dòng đồng hồ mà Louis Cottier tập trung nghiên cứu và phát triển. Thành quả đầu tiên được tìm thấy trên chiếc Patek Philippe cực độc đáo, có mã hiệu 515. Có lẽ, chỉ có bốn nguyên mẫu được sản xuất vào thời điểm đó trong vỏ Art Deco hình chữ nhật. Điểm chung của những chiếc đồng hồ giờ thế giới thuở sơ khai này là các thành phố được in trên một vòng cố định hoặc khắc trực tiếp trên vòng bezel lớn, bên ngoài mặt số - vòng hiển thị các múi giờ khác nhau mà người đeo không thể định vị lại.
1990: Worldtime "Communication" sử dụng máy nền F. Piguet Caliber 9.51 và Andersen thêm vào mô đun giờ thế giới
Tiếp theo là một số đồng hồ giờ thế giới sử dụng một núm vặn duy nhất để điều chỉnh cả thời gian và chỉnh báo giờ thế giới, với một kim chỉ vào các thành phố tương ứng được in xung quanh mặt số. Đến năm 1953, chính Louis Cottier đã phát triển một hệ thống sử dụng núm vặn thứ hai để điều chỉnh múi giờ thế giới một cách độc lập, tạo ra chiếc Patek Philippe 2523 nổi tiếng. Đây cũng là sáng tạo về đồng hồ giờ thế giới cuối cùng được tạo ra bởi Louis Cottier. Chiếc đồng hồ Patek Philippe 2523 có hai núm vặn được xem là chiếc đồng hồ giờ thế giới hoàn thiện và phát triển nhất vì cho phép người đeo điều chỉnh thời gian, giờ thế giới bằng cách xoay một nún vặn riêng biệt.
Đồng hồ Giờ thế giới thứ hai của Andersen Genève được phát hành vào năm 1992, vinh danh 500 năm chuyến hành trình năm 1492 của Christopher Columbus qua Đại Tây Dương đến Châu Mỹ.
Andersen Genève World Time "Mundus" - Chiếc đồng hồ giờ thế giới mỏng nhất
Andersen Genève Worldtime 1884
Chiếc đồng hồ giờ thế giới chính thức đầu tiên của thương hiệu Andersen Genève đã được phát hành trong năm 1989. Chiếc đồng hồ Andersen Genève Communication. Kể từ đó, đồng hồ giờ thế giới trở thành thế mạnh, được Andersen Genève chế tạo liên tục, với nhiều đổi mới như “Christophorus Columbus”, chiếc “Mundus”, chiếc “1884 ” và sê-ri “Tempus Terrae”.
Mang tính toàn diện trong những chiếc đồng hồ Andersen Genève Worldtime của hãng là cỗ máy Tempus Terrae được giới thiệu vào năm 2015, nhân dịp kỷ niệm 25 năm chiếc đồng hồ giờ thế giới của hãng ra đời.
Andersen Geneve Tempus Terrae có kích thước 39mm x 9mm trong chất liệu vàng hồng hoặc vàng trắng với nguồn cảm hứng đến từ chiếc Patek Philippe 2523. Biểu hiện ở đây là vành bezel nở rộng, phẳng cùng dàng càng nối dây có thể tìm thấy trên nhiều thiết kế Patek Philippe cổ điển. Mặc dù vậy, lớp hoàn thiện có sự khác biệt vì Andersen Geneve Tempus Terrae được đánh bóng hoàn toàn như gương trong khi 2523 được xen kẽ với các bề mặt được đánh bóng và chải.
Andersen Geneve Tempus Terrae vẫn có hai núm vặn tách lẻ, nhưng thay vì ở hai bên khác nhau, hai núm vặn lại được sắp đặt tại cùng một bên, tạo ra nét riêng cho đồng hồ worldtime của thương hiệu. Một núm vặn được sử dụng để cài đặt thời gian, cài đặt đĩa 24 giờ và lên cót cho bộ máy núm vặn còn lại được sử dụng để cài đặt đĩa thành phố một cách độc lập. Do đó, bạn có thể dễ dàng đọc giờ địa phương của mình bằng các kim – ở phần trung tâm của mặt số – và đọc giờ ở tất cả các thành phố lớn trên thế giới theo thang Múi giờ Thế giới, nhờ vòng xoay hiển thị thời gian 24 giờ các vùng có màu ngày/đêm xanh đậm và trắng bạc.
Về phần bộ máy bên trong, Andersen Geneve trong một bài phỏng vấn cũ đã từng chia sẻ là muốn tiết kiệm chi phí sản xuất tối đa cho khách hàng. Với chiếc Tempus Terrae, bộ máy được sử dụng là máy nền cơ bản nhập ngoài, và sau đó ngài nghệ nhân sẽ đặt lên môđun giờ thế giới của mình bên trên. Trong chiếc Tempus Terrae đầu tiên năm 2015 là bộ máy NOS AS và người nghệ nhân sẽ đặt môđun worldtime lên trên, bên cạnh công cuộc tuỳ chỉnh và trang trí riêng.
Với tôn chỉ ban đầu là tạo ra những chiếc đồng hồ có tính cá nhân hoá, hay còn gọi là “bespoke" thì Andersen Geneve Tempus Terrae cũng tiếp thu tư tưởng này. Trên đĩa mặt số, Andersen Geneve sẽ tiếp nhận ý kiến của khách hàng và thay đổi các chi tiết theo mong đợi của từng khách hàng.
Montres à Tact và Automata
Loạt đồng hồ mang tính biểu tượng khác của Andersen Genève là Automata (chẳng hạn như Eros và Automaton Joker) và Montres à Tact. Svend Andersen đã sản xuất một số máy tự động phức tạp nhất trên thị trường, với tối đa 15 chi tiết có một “cuộc sống riêng" trên mặt số. Những thiết kế đồng hồ này cung cấp lựa chọn tùy chỉnh không giới hạn.
Đồng hồ Montres à Tact
Một trong những chiếc đồng hồ thú vị mà Andersen Genève chế tạo mà có lẽ không hãng đồng hồ nào khác làm được đó là Montre à Tact. Được tạo ra lần đầu tiên bởi Abraham Louis Breguet vào năm 1795, phong cách đồng hồ này dường như đã thất truyền cho đến khi Svend Andersen hồi sinh nó. Có nhiều phiên bản đồng hồ Montres à Tact, từ bình thường đến khác thường, chẳng hạn như loạt sản phẩm Dogs Playing Poker sử dụng toàn bộ bề mặt quay số để thể hiện một bức tranh rực rỡ.
Montre à tact được dịch là “đồng hồ xúc giác”, lấy tên từ việc người đeo có thể xem giờ bằng cách chạm mắt. Bằng cách cảm nhận vị trí của kim chỉ giờ cố định trên nắp đồng hồ, người đeo có thể suy ra thời gian từ vị trí của kim chỉ giờ so với các đinh tán trên vành vỏ đại diện cho giờ. Bối cảnh ra đời của chiếc đồng hồ này liên quan đến việc lấy đồng hồ ra xem giờ trong các bữa tiệc được xem là hành động mất lịch sự.
Svend Andersen tiếp thu ý tưởng này và tự phát triển trên đồng hồ đeo tay, tạo ra những chiếc Montres à Tact được đặt hàng riêng. Svend đã giới thiệu Montre à Tact của riêng mình vào năm 1999, trang bị cho nó một màn hình hiển thị thời gian được tích hợp mặt bên của dây đeo đồng hồ, cho phép đọc thời gian một cách kín đáo mà người đeo không cần phải xoay cổ tay, có lẽ là dấu hiệu cho thấy sự thiếu kiên nhẫn.
Như phiên bản Montres à Tact Dogs Playing Poker thì mặt số chính là bức tranh màu trong khi thời gian lại lộ diện ở cạnh bên của vỏ. Đây là một phiên bản đồng hồ Montres à Tact đặc biệt bởi vòng cung xem giờ đặt ở nửa dưới của mặt số, thay vì nửa trên như ở phiên bản thông thường.
Đồng hồ Automaton Joker
Thể hiện tính sáng tạo và có lẽ là tươi vui nhất trong đồng hồ được tạo ra bởi Andersen Genève là đồng hồ Joker Automaton, ra đời dưới sự cộng tác cùng với nhà chế tác đồng hồ độc lập người Nga Konstantin Chaykin. Trước đó, đồng hồ Joker của Chaykin đã được chứng minh là rất gợi cảm, tạo ra nhiều biến thể kể từ khi ra mắt lần đầu.
Vào năm 2017, ngành công nghiệp đồng hồ chứng kiến sự kết hợp của hai khối óc sáng tạo cơ khí: một chiếc đồng hồ có màn trình diễn mặt Joker của Chaykin và chuyên môn về “automaton" - hình động của Sven Andersen.
Được làm từ vàng hồng, đồng hồ Automaton Joker chỉ có 20 chiếc giới hạn. Đồng hồ có hai mặt số. Mặt đầu tiên được làm theo khuôn mặt của Joker nơi Konstantin Chaykin làm chủ, có đủ chỉ báo giờ, phút và lịch tuần trăng kết hợp các yếu tố trang trí, mang đến vẻ đẹp riêng biệt, không dễ nhầm lẫn.
Ở mặt trái của Automaton Joker là một nhóm nhân vật phản diện gồm Người Dơi tinh quái, đang chơi bài xì phé cùng với một chú chó. Chúng ta có thể thấy Penguin, Poison Ivy và Joker mỗi người đang cố gắng đánh một ván poker, hoàn thành với động tác di chuyển tay và đảo mắt. Hình ảnh này được lấy trực tiếp từ một loạt 18 bức tranh và tác phẩm nghệ thuật khác do Cassius Marcellis Coolidge thực hiện, được tạo ra từ năm 1894 đến 1910, tất cả đều có hình ảnh những chú chó tại bàn chơi bài poker.
Grande Jour & Nuit - Một đặc sản khác của Svend Andersen
Andersen, người có biệt danh là “thợ làm đồng hồ của những điều không thể”, luôn được biết đến là người rất sáng tạo và thường được các thương hiệu khác yêu cầu phát triển các chức năng phức tạp hoặc đồng hồ không mang tên riêng của nhà sản xuất đồng hồ bên trên. Năm 1995, một nhà sưu tập người Tây Ban Nha đã ủy quyền cho Andersen Genève chế tạo một tác phẩm độc đáo: một chiếc đồng với cơ chế nhảy giờ (báo cả giờ ngày và đêm), cho biết cả giờ và phút trên mặt số. Chiếc đồng hồ này cuối cùng cũng được Cartier ghi nhận, “Grand Jour & Nuit” tiến vào bộ sưu tập Pasha vào năm 1998 với số lượng hạn chế.
Đồng hồ đeo tay Cartier Pasha Jour et Nuit có vỏ bằng vàng 38 mm và ra mắt vào năm 1998 với phiên bản giới hạn gồm 125 chiếc đồng hồ, đây là một con số đáng kể đối với một sản phẩm giới hạn của Cartier vào thời điểm đó. Đồng hồ Cartier được cung cấp năng lượng bởi bộ máy Frédéric Piguet Calibre 15 và được sửa đổi bởi Svend Andersen.
Tuy nhiên, Svend Andersen cũng giữ quyền sử dụng chức năng này trong những chiếc đồng hồ do chính tay mình chế tác. Nghe có vẻ bình thường, nhưng điều này thực sự khá độc đáo. Trong hầu hết các trường hợp, các nhà sản xuất đồng hồ độc lập được các thương hiệu mà họ làm việc tuyên thệ giữ bí mật, không bao giờ tiết lộ rằng họ thực sự đã tạo ra sự phức tạp trong chiếc đồng hồ mới nhất của mình.
Andersen Genève Jumping Hours Anniversary 40th Anniversary là sự phát triển gần đây nhất của những chiếc đồng hồ Grande Jour & Nuit của Svend Andersen bắt đầu với chiếc đồng hồ độc nhất cho Haselberger (tên vị khách hàng người Tây Ban Nha) năm 1995. Chiếc đồng hồ cũng thể hiện nhiều nét đẹp hoàn thiện hơn thiết kế ban đầu.
Jumping Hours 40th Anniversary
Nhờ một tác phẩm độc đáo được uỷ quyền bởi Adrian Alred từ Convopiece, Andersen Genève đã tạo ra một phiên bản đơn giản hóa của Jour et Nuit gần giống với “nguyên mẫu” ban đầu năm 1995 chưa bao giờ được đưa vào sê-ri. Lấy cảm hứng từ những chiếc đồng hồ bỏ túi có giờ nhảy vào cuối thế kỷ 18, chiếc đồng hồ này không còn có chức năng báo ngày và đêm, mà thay vào đó là cửa sổ giờ nhảy thông thường hơn (nếu có thể gọi đó là thông thường).
Mặt số độc đáo của tác phẩm “Convopiece” pha trộn giữa sự đơn giản, cân bằng và kết cấu tương phản, mặc dù không có vân guilloche mà thay vào đó là bề mặt được chải bằng tay sạch sẽ. Andersen Genève đã thêm mặt số guilloche vốn là một phần trong di sản 40 năm của nhà sáng tạo độc lập cho Jumping Hours Anniversary 40th Anniversary.
Cũng như guilloche, Jumping Hours Anniversary 40th Anniversary tái hiện lại những điểm nổi bật đặc trưng khác của đồng hồ Svend Andersen: mặt số bằng vàng xanh, mặt số phụ chỉ báo phút đã theo sau Jour et Nuit trong suốt những năm qua và màn hình hiển thị giờ nhảy.
Luôn lan tỏa kinh nghiệm và kiến thức, hỗ trợ lứa thợ đồng hồ trẻ tuổi
Svend Andersen luôn duy trì triết lý chia sẻ kỹ năng và chuyên môn của mình với các thợ đồng hồ khác, và do đó, ông đã mở xưởng của mình cho những người như Franck Muller, Felix Baumgartner (Urwerk) và những người khác trong suốt sự nghiệp của mình. Đây cũng là động lực đằng sau việc thành lập Académie Horlogère des Créateures Indépendants, còn được gọi là AHCI.
Quỹ này được lập ra và luôn tìm cách củng cố mối quan hệ và nền tảng của các nhà sản xuất đồng hồ độc lập trên toàn thế giới. Tất nhiên các thành viên của AHCI bao gồm chính Svend Andersen, ngoài ra còn có MB&F, Konstantin Chaykin, Philippe Dufour, Andreas Strehler, Francois-Paul Journe, Kari Voutilainen,... cùng các tài năng mới như Cyril Brivet-Naudot và Hajime Asaoka.
Frank Muller và Svend Andersen đã làm việc cùng nhau từ năm 1984 đến năm 1991
Nền tảng AHCI đã đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển chỗ đứng cho một số nhà sản xuất đồng hồ độc lập sáng tạo nhất thế giới. Kể từ cuộc triển lãm đầu tiên vào năm 1985, AHCI đã thu hút được hơn 30 thành viên và tiếp tục tìm kiếm những tài năng mới. Nó đã là một phần của Baselworld trong nhiều năm, thể hiện tài năng đáng kinh ngạc của mỗi thành viên.
Để ghi nhận thành quả của không chỉ AHCI mà còn của các nhà sản xuất đồng hồ là một phần của quỹ, các thành viên của tổ chức đã giành được tổng cộng 26 chiếc cúp Grand Prix d'Horlogerie de Genève (tính đến năm 2021). Điều này bao gồm những chiếc đồng hồ như Grönefeld 1941 Remontoire trong hạng mục đồng hồ Nam năm 2016 và đồng hồ Konstantin Chaykin Clown kỳ quặc trong hạng mục Audacity 2018. Trong buổi lễ trao giải “Oscar của Thế giới đồng hồ” 2020, Svend Andersen đã được đề cử ở hạng mục Thủ công nghệ thuật cho chiếc đồng hồ Jumping Hour tuyệt đẹp của mình.
Một vài hình ảnh của đại diện Gia Bảo và nghệ nhân đồng hồ Svend Andersen.
*** Cập nhật: Năm 2024, nghệ nhân đồng hồ Svend Andersen và thương hiệu đã giới thiệu phiên bản Andersen Geneve x Gia Bảo với múi giờ GMT + 7 "Viet Nam"