So sánh đồng hồ Richard Mille RM 023 Automatic Winding và CVSTOS Challenge Twin-Time

So sánh đồng hồ Richard Mille RM 023 Automatic Winding và CVSTOS Challenge Twin-Time

11/11/2019
Kiến thức
Review
Đồng hồ Richard Mille

Sáng tạo là nhân tố thiết yếu cần có trong làng chế tác đồng hồ cơ ngày nay. Để có thể cạnh tranh với những thương hiệu đồng hồ tên tuổi khác, các thương hiệu trẻ tuổi cần sự sáng tạo từ khâu thiết kế, chế tác cho tới khâu quảng bá sản phẩm tới tay khách hàng. Có những nhà sản xuất đồng hồ không đi theo con đường truyền thống, tự mình vạch ra một chiến lược riêng, và rồi họ thật sự thành công. 

Richard Mille hiện đang được biết đến là nhà sản xuất đồng hồ đẳng cấp xa xỉ với việc tung ra những mẫu đồng hồ luôn tính từ hàng chục ngàn USD đến hàng trăm hay hàng triệu USD nếu đó là phiên bản giới hạn. Richard Mille cũng chính là tên của người đàn ông sáng lập thương hiệu. Năm 1999 thương hiệu này đặt nền móng đầu tiên, và hai năm sau cỗ máy đầu tiên ra đời. Sự sáng tạo của Richard Mille được thể hiện qua chiếc Richard Mille RM 001 Tourbillon đầu tiên của hãng. Thương hiệu này đã lựa chọn tính năng tourbillon siêu phức tạp để mở màn con đường chinh phục đỉnh cao chế tác của mình. Mẫu đồng hồ này có dáng vỏ tonneau và chỉ có 17 chiếc được sản xuất trên toàn thế giới. Chỉ riêng tonneau làm nên sự thành công cho Richard Mille ư?

Thực tế thì không phải vậy, giới mộ điệu trầm trồ về những sáng tạo của Richard Mille khi hãng cố gắng ứng dụng những kỹ thuật phức tạp vào bên trong bộ máy của chiếc RM 001, để từ đó tạo tiền đề phát triển vô vàn cỗ máy đếm thời gian “độc đáo” cho tới về sau. Ví dụ như trên chiếc RM 001, Richard Mille đã tích cực sử dụng kỹ thuật phủ PVD màu đen (điều khá hiếm có tại thời điểm đó) nhằm mục đích bôi trơn, bảo vệ các bộ phận máy tốt hơn. Hay mạ rhodium cũng tương tự vậy,...

Cũng là một nhà sản xuất được đánh giá cao về tính sáng tạo, CVSTOS lại ra đời muộn hơn, vào năm 2005, bởi sự hợp tác của hai người đàn ông là Sassoun Sirmakes và Antionio Terranova. Có lẽ sự ra đời muộn màng hơn cùng với cả hai còn khá kín kẽ trong chiến dịch quảng cáo mà hiện tại tên tuổi CVSTOS vẫn còn rất khiêm tốn trong ngành công nghiệp đồng hồ. Thương hiệu CVSTOS mở màn bằng dòng đồng hồ hai múi giờ, được gọi là twin-time. Và trong nhiều diễn đàn, hay cộng đồng về đồng hồ quốc tế, mỗi khi một bài viết nhắc tới đồng hồ CVSTOS là có không ít thì nhiều sẽ có những bình luận liên quan đến Richard Mille. Vậy điều gì khiến hai thương hiệu này hay được nhắc đến cạnh nhau vậy? Hãy cùng tìm kiếm câu trả lời thông qua hai mẫu đồng hồ Richard Mille RM 023 và CVSTOS Challenge Twin-Time CTT RGR hiện có mặt tại Gia Bảo Luxury!

Cùng có dáng vỏ tonneau!

Khi đặt cạnh nhau, sẽ thấy cả hai mẫu đồng hồ sở hữu kiểu dáng có phần “na ná”. Giống nhau, nhưng vẫn đầy điểm khác biệt. Dĩ nhiên rồi, ngành công nghiệp đồng hồ cao cấp sẽ thật khắt khe nếu xuất hiện hai chiếc đồng hồ quá là giống nhau. Cả RM 023 và CVSTOS Challenge Twin-Time đều sở hữu bộ vỏ dáng tonneau, có bề mặt chải xước, mặt kính sapphire dạng vòm vừa vặn với vỏ khung, và núm điều chỉnh kích cỡ lớn thể thao.

Richard Mille RM 023 có kích thước 45.00 mm x 37.80 mm (kháng nước 50m), còn CVSTOS Challenge Twin-Time 53mm x 41mm (kháng nước 100m). Sự chênh lệch về kích thước này này thể hiện rõ nhất là khi đặt hai chiếc đồng hồ cạnh nhau. Dáng vỏ tonneau có nguồn gốc từ những năm 1900, dành cho những ai đang cần tìm điểm mới mẻ trong thời đại của những mẫu đồng hồ vỏ tròn truyền thống. Dáng vỏ tonneau được sử dụng trong quá khứ sẽ mang nhiều vẻ cổ điển (như đồng hồ Franck Muller, Vacheron Constantin,...) còn dáng vỏ tonneau do Richard Mille hay CVSTOS sản xuất lại nhìn hiện đại hơn nhờ có vành bezel dày và đậm nét hơn. 

Về chi tiết, cùng là dáng tonneau, song bộ vỏ của chiếc CVSTOS nó lại thuôn dài hơn so với chiếc Richard Mille, do đó cảm giác khi đeo trên tay của hai chiếc lại không giống nhau. Chiếc CVSTOS do có kích cỡ lớn hơn nên với cổ tay ai quá nhỏ sẽ gần như nuốt trọn cổ tay, còn Richard Mille, lên tay khá là vừa vặn. Cái cảm giác đeo chiếc RM 023 trên tay cũng thích hơn hẳn so với chiếc CVSTOS Challenge Twin-Time còn do dây đeo của hai mẫu đồng hồ đem lại.

Với một thiết kế đồng hồ thể thao, sự lựa chọn dây đeo cao su hoặc dây đeo kim loại lại được lòng tôi hơn là như dây da mà CVSTOS lựa chọn. Loại cao su mà Richard Mille sử dụng trên chiếc RM 023 được cho cũng là sự sáng tạo trong công trình nghiên cứu vật liệu mới của hãng. Chống nước, chống ăn mòn, nước muối, không thấm nước, không mùi và an toàn tuyệt đối cho da người là những gì thương hiệu Richard Mille cam kết đem tới người tiêu dùng.

Cùng có mặt số thiết kế dạng skeleton

Không khó để nhận ra cả hai mẫu đồng hồ Richard Mille RM 023 và CVSTOS Challenge Twin-Time CTT RGR đều sở hữu mặt số dạng skeleton. Mặt số đã được lược bỏ đi vài thành phần để tiết lộ chi tiết bên dưới, ví dụ là bộ máy đồng hồ, những bánh răng đang chuyển động. Trong khi chiếc CVSTOS Challenge Twin-Time để những chi tiết tạo thành hình dạng như mặt con robot thì với chiếc RM 023 mặt số lại hiện theo không theo một khuôn phép nào. Phong cách thiết kế bất đối xứng này sẽ được đánh giá là cá tính nếu hợp gu của ai đó, còn không sẽ có thể bị coi là khá rối rắm và khó nhìn nếu chỉ nhìn lướt qua. 

  • Dây cao su hay dây da sẽ là sự của chọn của bạn? Tham khảo video dưới đây để hiểu rõ hơn

Những chiếc đồng hồ được thiết kế dạng skeleton chắc hẳn sẽ có mức giá nhỉnh hơn đồng hồ thông thường. Dĩ nhiên rồi, vì tốn công chế tác hơn. Hiện có hai cách thức để các nhà sản xuất tạo ra mặt số skeleton. Cách đơn giản hơn là nhà sản xuất cắt từng khoảng mặt số ban đầu, những khoảng họ coi là không cần thiết, và tạo thành phần lộ cơ. Còn phức tạp hơn là khung mặt số hay các chi tiết skeleton hóa ngay từ trong bản thiết kế, cách này sẽ tốn thời gian và kỳ công hơn. Và với mức giá hiện tại để trải nghiệm một chiếc đồng hồ vàng khối, có mặt số skeleton như trên chiếc CVSTOS Challenge Twin-Time CTT RGR cũng rất đáng để thử.

Cùng có thiết kế lộ đáy, lộ máy

Điều này cũng thật dễ nhận ra khi xoay hai chiếc đồng hồ tâm điểm lại. Mặt kính sapphire trong suốt tại đáy của Richard Mille 023 và CVSTOS Challenge Twin-Time đã tiết lộ phần nào của bộ máy tự động đang cung cấp năng lượng cho cả chiếc đồng hồ. Và tuyệt nhiên, ở phần này, chúng ta buộc phải khẳng định thương hiệu đồng hồ Richard Mille top đầu đã chăm chút cho đứa con cưng RM 023 của mình tới mức nào, điều mà CVSTOS hiện vẫn chưa thể theo kịp, ít nhất là trong chiếc Challenge Twin-Time CTT RGR này đây. 

Bộ máy đồng hồ hiện phía sau chiếc Richard Mille RM 023 hiện lên chỉn chu với tông màu đen và ghi tối. Rotor chỉ xoay được một chiều phủ xám đồng nhất với những đinh ốc hình bánh xe đặc trưng nhà Richard Mille. Những mảnh cầu nối bên dưới được phủ PVD đen cẩn thận, truyền thống không khó nhận ra trên bất kỳ thiết kế nào khác do Richard Mille đã sản xuất. 

Về mặt thẩm mỹ như trên vỏ khung, hay cách bày trí của cả hai chiếc đồng hồ mỗi người sẽ có từng quan điểm nhận định riêng. Có người thích dáng vỏ các cạnh cân đối trên chiếc RM 023, nhưng cũng sẽ có người nghiêng về dáng vỏ thuôn dài của chiếc CVSTOS Challenge Twin-Time. Về hiệu suất hoạt động thì sao, điều này Gia Bảo Luxury sẽ phải quan sát trong một thời gian nữa mới đưa ra câu trả lời khách quan nhất!

Giá bán tại Gia Bảo Luxury:

Kiến thức
Review
Đồng hồ Richard Mille
Zalo