Tại sao đồng hồ Hublot lại bị các nhà sưu tập ghét nhiều như vậy?

Tại sao đồng hồ Hublot lại bị các nhà sưu tập ghét nhiều như vậy?

24/03/2022
Kiến thức
Đồng hồ Hublot

Trên nhiều diễn đàn hay các hội nhóm của các trang mạng xã hội, không có đồng hồ của thương hiệu nào như Hublot mỗi khi ra mắt là đều nhận về ý kiến trái chiều nhiều như vậy. Không còn là bí mật, rất nhiều nhà sưu tầm đồng hồ tỏ thái độ không thích đồng hồ Hublot. Tại sao lại vậy? 

Dù nhiều người ghét như vậy, nhưng điều đó cũng không ảnh hưởng đến doanh số bán hàng của thương hiệu được thành lập kể từ năm 1980 này. Vậy, điều gì khiến Hublot lại được ghét nhiều mà thích cũng không ít như vậy?

Câu chuyện về Hublot

Vào cuối những năm 1970, Carlo Crocco vừa rời công việc kinh doanh của gia đình - tập đoàn Binda, nổi tiếng với việc sản xuất Đồng hồ Breil và Wyler Geneva, để ra mắt một thương hiệu đồng hồ sang trọng của riêng mình.

Sau khi chuyển đến Thuỵ Sĩ, Carlo Crocco thành lập MDM Geneve và bắt tay vào thiết kế một chiếc đồng hồ, được gọi là Hublot. Cái tên này bắt nguồn từ tiếng Pháp, có nghĩa là  "cửa sổ". Và chính kiểu dáng của vỏ máy đồng hồ Hublot là được lấy cảm hứng được bắt nguồn từ đó.

Tấm áp phích quảng cáo đồng hồ MDM Geneva Hublot

Tấm áp phích quảng cáo đồng hồ MDM Geneva Hublot

Cũng ở thời điểm đó, có một chiếc đồng hồ thể thao sang trọng khác cũng có cảm hứng sáng tạo đến từ cửa sổ của một con tàu. Tôi đang gọi tên chiếc Patek Philippe Nautilus 3700 có giá trị sưu tầm rất cao hiện nay. Hay chiếc Royal Oak Jumbo 5402 nhà Audemars Piguet mở màn cho một phân khúc đồng hồ mới và ăn khách nhất hiện nay cũng xuất hiện vào thập niên 1970. Liệu điều này đã cung cấp được manh mối nào cho bạn lý do tại sao các nhà sưu tập lại ghét đồng hồ Hublot?

Đồng hồ Audemars Piguet Royal Oak Jumbo 5402

Không phải thiết kế vỏ đồng hồ đưa cái tên Hublot trở thành ngôi sao trong bản đồ đồng hồ cao cấp. Mặc dù, chính thiết kế vỏ đã tạo nên những tranh cãi yêu - ghét đồng hồ Hublot trong những năm qua. 

đồng hồ Hublot Classic Fusion 40 Years Anniversary 511.NX.1270.RX.MDM40

Đồng hồ Hublot Classic Fusion 40 Years Anniversary 511.NX.1270.RX.MDM40

Dây đeo cao su là điều khiến công chúng nhớ nhiều về đồng hồ Hublot. Carlo Crocco là một tay chèo nhạy bén và luôn mong muốn thương hiệu của mình được biết đến rộng rãi. Mục đích của “gã” đàn ông Ý là tạo ra một chiếc đồng hồ vừa có thể đeo cùng bộ vest thanh lịch nhưng cũng phải kết hợp được với quần đùi, áo polo tạt nước trên boong thuyền.

Tuy nhiên, lựa chọn dây đeo kim loại không phù hợp với Carlo Crocco, còn dây da thì lại rất kỹ nước. Thật rõ ràng, Carlo Crocco đã tìm ra giải pháp: Dây đeo cao su.

Đồng hồ Hublot Classic Daydate

Đồng hồ Hublot Classic Daydate

Theo tiêu chuẩn ngày nay, dây đeo cao su có gì được xem là to tát, nào được xếp vào yếu tố “cách mạng". Ngày nay dây đeo cao su xuất hiện trong hầu hết các mẫu đồng hồ ăn khách của nhiều thương hiệu, ví như Rolex, Audemars Piguet hay Patek Philippe

Tuy nhiên, vào những năm 1970, trước khi Carlo Crocco sử dụng dây đeo cao su cho phiên bản đồng hồ vàng đầu tiên của mình, dây đeo cao su chỉ xuất hiện trên đồng hồ thể thao thạch anh giá rẻ. 

đồng hồ Hublot Spirit Of Big Bang 665.OE.2080.RW.1204

Không phải nước đi bất ngờ. Carlo Crocco đã dành ra 3 năm nghiên cứu và phát triển để tạo ra dây đeo cao su đầu tiên của ngành công nghiệp sang trọng. Năm 1980, Carlo Crocco chính thức mang đến chiếc đồng hồ Hublot đầu tiên tại Hội chợ Basel. Phản ứng ban đầu của công chúng rất ấn tượng, chê nhiều hơn ghét.

Còn ngày nay? Sự gia tăng ngày một nhiều của đồng hồ thể thao sang trọng đã chứng minh được hướng đi của Carlo Crocco là đúng đắn. Chính Carlo Crocco đã tạo dựng danh tiếng của Hublot như một “kẻ nổi loạn" trẻ tuổi trong ngành chế tác truyền thống.

Trong hai thập kỷ tiếp theo, MDM Geneve Hublot tiếp tục tăng trưởng với doanh số bán ở mức vừa phải. Tuy nhiên, tại một số thời điểm, Crocco quá bận rộn để tập trung vào công việc kinh doanh đồng hồ. Carlo Crocco cần một người có thể tiếp quản và điều hành thương hiệu. Người đàn ông đó là Jean-Claude Biver, người đàn ông lão luyện đã viết nên chương lịch sử huy hoàng cho thương hiệu này.

Hiệu ứng Jean-Claude Biver

Bất cứ ai đã nằm trong ngành công nghiệp đồng hồ Thuỵ Sỹ sẽ đều nhận ra cái tên Jean-Claude Biver. Ông được mệnh danh là thiên tài marketing. 

Quay trở về năm 1980, Jean-Claude Biver đóng vai trò quan trọng trong sự hồi sinh của Blancpain (và toàn bộ ngành công nghiệp) sau tác động tàn khốc của cuộc khủng hoảng đồng hồ thạch anh (quartz). Về sau, nhà sản xuất đồng hồ lâu đời nhất Thuỵ Sĩ đã được bán cho Swatch Group vào năm 1992 với giá 60 triệu CHF. Không dừng lại ở đó, Biver đặt mục tiêu hồi sinh cho một thương hiệu vĩ đại khác: Omega. Tiếp tục không đứng yên, Biver rời Swatch Group, với doanh số bán hàng tại Omega khi đó đã tăng gấp ba lần.

Hình ảnh ngài Jean-Claude Biver (bên trái) và đại diện Gia Bảo Luxury, CEO Nguyễn Minh Hiệp tại sự kiện Dubai Watch Week 2019

Năm 2004, ông trở thành cổ đông thiểu số của Hublot, đảm nhận vai trò Giám đốc điều hành. Bước đi quan trọng đầu tiên của ông là giới thiệu một mẫu đồng hồ mới: Hublot Big Bang Chronograph. Chiếc đồng hồ đã nhận về chỉ trích là có thiết kế vay mượn rất nhiều từ chiếc Audemars Piguet Royal Oak Offshore Chronograph, vốn đã rất nóng bỏng khi ra mắt một thập kỷ trước đó.

Nhiều nhà sưu tập đồng hồ chê bai sự thiếu độc đáo này từ Hublot. Tuy nhiên, thị trường rộng lớn hơn lại bị thu hút bởi việc sử dụng các vật liệu lạ và màu sắc đậm từ Hublot, cái mà ngài Biver gọi là triết lý “Art of Fusion". Mẫu đồng hồ Big Bang Chronograph nhanh chóng đạt được thành công vang dội, với các đơn đặt hàng đổ về từ khắp nơi trên thế giới.

Đại đa số cho rằng, Big Bang Chronograph là những chiếc đồng hồ sinh ra trong thời đại tân cổ điển, dành cho những người vừa mới giàu lên, thật sự muốn cho người khác biết về việc họ có tiền trong tay. Sự sang trọng tinh tế không được phải yếu tố hàng đầu mà nhóm khách hàng này mong muốn. Họ muốn được công nhận nhiều hơn. Vậy còn gì phù hợp hơn nữa là lựa chọn đồng hồ Hublot? 

Đồng Hồ Hublot Big Bang Capuchino King Gold 38mm Automatic

Thậm chí, thương hiệu này còn liên tục đưa ra các phiên bản đồng hồ giới hạn. Điều đã được ngài Biver chia sẻ rất cụ thể trong cuộc phỏng vấn năm 2009 với tờ Economist:

… Mọi người muốn các sản phẩm độc quyền, bởi vậy bạn phải luôn giữ cho khách hàng cảm thấy đói (thèm muốn) và thất vọng (vì không có được).

(tạm hiểu: nếu một sản phẩm vẻ dễ tiếp cận và dễ tìm, thì không ai muốn và dĩ nhiên là người bán không thể kiếm được khoản thêm nào)

Có quá nhiều đồng hồ Hublot phiên bản giới hạn

Rất ít thương hiệu, dù trong hoặc ngoài ngành công nghiệp sản xuất đồng hồ đã đẩy ý tưởng độc quyền đến mức “cực đoan" như cách thức Hublot đã làm. Thương hiệu này tạo ra đồng hồ giới hạn cho mọi sự kiện, đội nhóm hay cá nhân nổi tiếng được yêu thích trong cuộc sống.

Theo Jean-Claude Biver, logic của ông là: Bất cứ nơi nào khách hàng đi đến, họ phải gặp Hublot. Mục tiêu của thương hiệu là cảm thấy rằng, đồng hồ Hublot thuộc về thế giới của họ, về cảm xúc và ước mơ của anh ta.

Hublot có thành công không? Không cần phủ nhận về điều này. Thương hiệu Hublot đã gặt hái được trái ngọt ngay cả khi đối mặt với giai đoạn khủng hoảng. Nhưng đối với nhiều nhà sưu tập đồng hồ, họ cảm thấy ghét cái yếu tố gọi là “giới hạn" của Hublot.

Giải thích cho những lý do Hublot bị ghét nhiều thì chủ yếu là đến từ 3 nguyên nhân kể trên. Chất lượng hay chuyên môn không phải là vấn đề quá lớn của Hublot. Xét cho cùng, Hublot là một nhà sản xuất tích hợp đầy đủ. Và thực tế, Hublot có khả năng và đã tạo ra bộ máy in-house của chính mình. Đồng thời, hãng cũng có năng lực trong việc phát triển vật liệu mới, kỳ lạ trong ngành, ví như sử dụng các loại gốm màu, loại vàng mới và sợi carbon được cả ngành công nghiệp công nhận. 

Kiến thức
Đồng hồ Hublot
Zalo